Trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì?

Ung thư máu nên ăn gì, không nên ăn gì sẽ là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng của quá trình điều trị. Vậy để nắm được bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe thì hãy đọc bài viết sau của GHV KSol nhé!

XEM THÊM:

1. Một số triệu chứng của bệnh ung thư máu

Khi bị ung thư máu, người bệnh có thể đối mặt với một số triệu chứng sau:

  • Triệu chứng toàn thể bao gồm: Sốt, cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao, đau nhức xương khớp, chán ăn, ăn không ngon, không muốn vận động…
  • Triệu chứng thâm nhiễm tại tủy xương có một số biểu hiện: Thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn và vị giác thay đổi. Giảm tiểu cầu gây ra tình trạng xuất huyết ở dưới da, niêm mạc, chảy máu răng hoặc lợi, gây viêm loét miệng. Sốt, nhiễm khuẩn, viêm loét niêm mạc ở vùng họng, miệng do giảm bạch cầu dẫn đến khó khăn trong ăn uống, làm giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
  • Triệu chứng do thâm nhiễm ngoài tủy xương là hậu quả tăng sinh của bệnh ở nhiều cơ quan. Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây ra tình trạng đau đầu, buồn nôn và nôn. Tổn thương đường tiêu hóa dẫn đến việc quá trình tiêu hóa hoặc hấp thu kém hiệu quả. Tổn thương gan làm giảm quá trình tổng hợp của gan và thay đổi chuyển hóa protein, carbohydrat, lipit. Tổn thương thận dẫn đến mất protein. Tăng các quá trình tiêu hao chuyển hóa thứ phát do tế bào bạch cầu phát triển nhanh và di căn.

2. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh

Khi các tế bào ung thư máu xuất hiện trong cơ thể, nó sẽ dần dần phá hủy các tế bào hồng cầu. Điều này dẫn đến việc người bệnh bị thiếu máu, thậm chí là có thể tử vong. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ để đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mà còn tăng cường sản lượng hồng cầu, kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Theo các thống kê tại Việt Nam, số người chết vì ung thư lên đến 315 ca/ngày, trong đó có 30% chết vì suy kiệt sức khỏe chứ không phải là do bệnh. Đa số khi phát hiện bệnh thì người bệnh chỉ lo lắng và quan tâm đến các phương pháp điều trị mà bỏ quên việc bồi bổ sức khỏe đầy đủ cũng là một điều kiện cần để có thể chữa trị bệnh ung thư. 

Khi cơ thể người bệnh bị sụt cân, trạng thái sức khỏe không đủ để đáp ứng thì không thể tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Ngoài ra, suy dinh dưỡng, suy kiệt sức khỏe cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm khuẩn và di căn của tế bào ung thư.

Do đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe người bệnh. Việc ăn ngon và ăn đủ cũng sẽ giúp cho tinh thần của người bệnh thêm lạc quan, vui vẻ và thoải mái hơn 

3. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư máu

  • Đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm là điều quan trọng nhất cần quan tâm. Người bệnh bị ung thư máu cần tuyệt đối tuân thủ các chế độ an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể là chú ý hạn sử dụng, nguồn gốc của thực phảm và phải được kiểm tra về độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Ăn chín, uống sôi, ăn đủ và cân đối các nhóm chất. Chú ý cân đối giữa việc sử dụng mỡ động vật và dầu thực vật.
  • Bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng đường uống (sữa, các loại bột đạm..) theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên dùng thêm các thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày thành 5-6 bữa/ngày để không làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, vừa tạo ra cảm giác ngon miệng, thèm ăn và kích thích người bệnh ăn được nhiều hơn.
  • Nên uống nước trước khi ăn hoặc sau bữa ăn 30 phút.

Chú ý: Trong trường hợp người bệnh bị giảm bạch cầu, tiểu cầu nhiều: Cần phải lưu ý, tuyệt đối đảm bảo vệ sinh trong cả ăn uống cũng như trong vệ sinh cá nhân hằng ngày.

ung-thu-mau-nen-an-gi
Ung thư máu nên ăn gì?

4. Người mắc bệnh ung thư máu nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

4.1. Thực phẩm giàu chất sắt 

Tình trạng phổ biến nhất ở các bệnh nhân ung thư máu đó là sự thiếu hụt hồng cầu, dẫn đến việc không đủ lượng máu để nuôi cơ thể. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng bất thường và đột biến của tế bào bạch cầu đã làm giảm đi số lượng hồng cầu cần thiết trong máu. Do đó, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm

giàu sắt để hỗ trợ tủy xương sản sinh ra hemoglobin.

Một số thực phẩm giàu chất sắt đó là cá, thịt bò, lòng đỏ trứng, hải sản, khoai lang và các loại đậu. Nếu bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể sẽ làm giảm đi một số tình trạng do thiếu máu gây ra như xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi…

4.2. Thực phẩm nhiều protein 

Protein tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Đặc biệt, hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các protein là interferon, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Nếu quá trình tổng hợp protein giảm sẽ khiến cơ thể bị mất sức và suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên, trong các bữa ăn hàng ngày của người bệnh ung thư máu nên có các thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt nạc, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành…

4.3. Rau xanh, trái cây tươi

Khi bị ung thư máu, cơ thể sẽ dễ suy nhược do chán ăn, khả năng hấp thụ dưỡng chất kém và những ảnh hưởng khác từ quá trình đặc trị. Lúc này, cần bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau củ quả, trái cây tươi như vitamin C, A, D, E… Tất cả những chất này đều có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa thuận lợi hơn. 

4.4. Các loại nấm 

Một trong những hoạt chất có thể ức chế sự hoạt động và phát triển của các tế bào ung thư là polysaccharide có nhiều trong thành phần của một số loại nấm. Ngoài các loại nấm như kim châm, nấm mèo và nấm hương còn chứa nhiều selen, vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại nấm dược liệu như: đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nấm linh xanh…. 

2.5. Sữa ong chúa

Ít người biết rằng sữa ong chúa cũng là sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư máu. Trong sữa ong chúa có chứa chất 10-HAC giúp cơ thể sản sinh ra những bạch cầu tốt có khả năng phá vỡ các tế bào bạch cầu đột biến cũng như các tế bào ung thư ác tính. 

5. Những thực phẩm bệnh ung thư máu cần tránh

5.1. Nội tạng động vật

Mặc dù thịt nội tạng là thực phẩm khá bổ dưỡng và giàu vitamin B12 nhưng người mắc ung thư máu không nên sử dụng. Bởi vì, vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình sinh hồng cầu nhưng cũng là tác nhân đẩy nhanh tốc độ phát triển của tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bệnh nhân ung thư máu sử dụng vitamin B12 có thể làm cho bệnh phát triển nhanh hơn. Vì vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh cần cắt giảm và hạn chế nội tạng động vật. 

5.2. Thực phẩm giàu kali, phốt pho 

Trong nhiều trường hợp người mắc ung thư máu có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận. Quá trình phân hủy xương để tạo máu sẽ giải phóng lượng khá lớn canxi và protein vào máu gây rối loạn chức năng lọc máu và tổn thương thận. Do đó, bác sĩ thường khuyên người bệnh hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều kali, phốt pho như bơ, chuối, rau bina, cam quýt, bánh mì ngũ cốc, yến mạch,… để bảo vệ sức khỏe và các chức năng của thận.

ung-thu-mau-nen-an-gi-1
Ung thư máu nên tránh ăn các đồ ăn cay

5.3. Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp thường rất tiện lợi và nhanh chóng cho các bữa ăn. Tuy nhiên, những loại đồ ăn này tuy rất ngon miệng thế nhưng lại tiềm ẩn bên trong nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Cụ thể là các loại đồ ăn này có thể gây ra một số nguy hiểm như sau:

Gây nên tình trạng táo bón:

Trong các loại đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp thường có chứa hàm lượng chất béo cao, trong khi đó thì hàm lượng các chất xơ lại thường rất thấp. Điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị “quá tải”, gặp khó khăn trong việc đào thải các chất cặn bã, chất độc ra ngoài và dễ làm cho bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón.

Tăng khả năng bị một số vấn đề về răng miệng:

Một số loại đồ uống đóng chai có chứa hàm lượng soda lớn cũng có thể làm tăng lượng axit ở trong miệng. Dẫn đến các tổn thương răng và niêm mạc miệng và gây ra các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, các bệnh nha chu…

Gia tăng tình trạng viêm nhiễm

Theo một số nghiên cứu thì phthalates, là một nhóm các chất độc hóa học gây ra rối loạn nội tiết, thường được sử dụng để đóng gói thực phẩm đồ ăn nhanh và đồ uống bằng nhựa có thể làm gia tăng hiện tượng viêm trong cơ thể.

Khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng thì có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe kéo theo từ béo phì đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Thúc đẩy sự phát triển ung thư

Các chuyên gia dinh dưỡng đã công bố rằng natri nitrat và natri nitrit là những chất phụ gia được sử dụng để duy trì màu sắc của thịt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong các loại đồ ăn nhanh có thể phân hủy thành hợp chất nitrosamine. Đây là chất có khả năng gây ung thư và thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.

Tăng cảm giác tiêu cực, lo lắng

Kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng carbohydrate tinh chế cao có trong các loại đồ ăn nhanh sẽ là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy gia tăng cảm giác lo lắng, run rẩy, bối rối và mệt mỏi.

5.4. Thực phẩm chứa nhiều caffein 

Caffeine có thể khiến cho người bệnh dễ mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi cũng như rối loạn nhịp tim. Việc lạm dụng quá nhiều thức uống, đồ ăn có chứa caffein đặc biệt không tốt cho hệ tiêu hóa, dẫn đến việc bị táo bón, viêm loét dạ dày…

Các nghiên cứu còn chỉ ra hàm lượng caffeine cao trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây loãng xương, cản trở quá trình tạo máu. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư máu cần tránh xa các thực phẩm như cafe, socola, trà đen…

5.5. Tỏi sống, hành sống

Tỏi sống cũng như hành sống có nhiều hoạt chất kháng sinh, chống oxy hóa giúp chống lại các tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên ăn những loại thực phẩm này.

Bởi vì hệ tiêu hóa của người bệnh ung thư máu thường rất yếu. Do đó, không nên bổ sung hành, tỏi sống cho các trường hợp bị ung thư máu bởi vì có thể dẫn đến nguy cơ gây xuất huyết đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.

5.6. Các loại đồ ăn cay, nóng

Đây cũng là loại thực phẩm người bệnh ung thư máu cần tránh do nguy cơ gây kích ứng đường tiêu hóa. Ăn quá nhiều ci thực phẩm có tính cay, nóng sẽ khiến gia tăng nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa, giảm vị giác và gây kích ứng ngoài da…

Đồ cay nóng có thể kích thích vị giác, ngăn ngừa nguy cơ bị cảm lạnh nếu ăn với một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, đối với người bệnh ung thư máu tốt nhất vẫn nên sử dụng các thực phẩm không có tính cay nóng để tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

5.7. Đường và hoa quả sấy khô

Đường là nguồn dưỡng chất lớn cho các tế bào ung thư. Hạn chế sử dụng đường sẽ giúp ức chế sự phát triển của bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư lên đến 70%.

Hoa quả sấy khô là một loại thực phẩm cũng chứa một lượng lớn đường, do đó cần hạn chế tiêu thụ những loại hoa quả sấy khô để ngăn ngừa ung thư máu tiến triển.

5.8. Rượu bia

Nếu người bệnh ung thư máu uống nhiều rượu bia thì có thể ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, khiến cho bệnh tiến triển nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, Ethanol có trong rượu bia sẽ ức chế quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.

Do đó, người bệnh ung thư máu không nên sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

6. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh ung thư máu

Trong thời gian bị bệnh cũng như trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng bị thay đổi khẩu vị. Một số phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm bớt được các tình trạng khó chịu:

  • Súc miệng trước khi ăn.
  • Ăn thành bữa nhỏ nhiều lần trong ngày.
  • Súc miệng và vệ sinh răng miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.
  • Uống nhiều nước hơn.

Nhiễm trùng miệng, hầu họng là tình trạng thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư máu. Một số loại thực phẩm nhất định có thể làm gia tăng khả năng tổn thương răng miệng ở bệnh nhân như là :

  • Thực phẩm có nhiều gia vị cay nồng.
  • Thực phẩm khô cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt.

Với những trường hợp này, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm dạng mềm, dễ dàng nhai và nuốt như các loại trái cây mềm, bún, mỳ, sữa, bột ngũ cốc… Nên tránh ăn đồ cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

Đối với vấn đề uống nước của bệnh nhân: Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, nước ép rau củ quả, sữa hoặc những loại thực phẩm có chứa nhiều nước… Điều quan trọng là người bệnh nên uống nước ngay cả những lúc không khát. Tuy nhiên, lưu ý là nên hạn chế những thức uống chứa cafein…

Những lưu ý quan trọng khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư máu:

  • Linh hoạt thay đổi nhiều phương pháp chế biến để thức ăn đa dạng và ngon miệng hơn
  • Chỉ nên ăn những loại thực phẩm đã được tiệt trùng như các loại sữa, pho mát và các thực phẩm từ sữa khác cũng nên được tiệt trùng. Thực phẩm đã được tiệt trùng là những thực phẩm đã được đun nóng ở nhiệt độ cao để có thể tiêu diệt được các vi sinh vật có hại trong thực phẩm.
  • Các loại thức ăn khác nên được nấu chín, tránh ăn đồ ăn tái hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao như rán hoặc nướng.
  • Cần tập trung lượng ăn vào các bữa sáng và bữa trưa để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn cũng như dễ tiêu hóa hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất phụ gia cho vào thực phẩm. Đồng thời nên lựa chọn những thực phẩm còn tươi sống, không chứa các chất bảo quản hay phụ gia độc hại.
  • Không nên để bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, nên để ở nhiệt độ vừa phải.

Bài viết này đã đưa ra một số gợi ý về những loại thực phẩm người bệnh ung thư máu nên ăn và không nên ăn. Hy vọng đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho người bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7