Một số điều cần biết về phương pháp hóa trị ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là loại ung thư đường tiết niệu phổ biến, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang như hút thuốc, môi trường sống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc hóa chất độc hại… Hầu hết người mắc ung thư bàng quang đều được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn muộn và phải tiến hành hóa trị ung thư bàng quang. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin quan trọng về ung thư bàng quang và phương pháp hóa trị liệu trong bài viết dưới đây của GHV KSOL.

XEM THÊM:

1. Một số hiểu biết về ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ gấp 3 lần. Các triệu chứng của ung thư bàng quang phổ biến phải kể đến như: Tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu đau và tiểu ra máu, khó chịu vùng bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… thường dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề ở đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, u bàng quang, u niệu quản hoặc u thận.
Để chẩn đoán ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ thăm hỏi các dấu hiệu sức khỏe bất thường, sau đó tiến hành thăm khám lâm sàng, siêu âm, soi bàng quang hoặc chụp tĩnh mạch cản quang…
Thăm khám lâm sàng: Khám vùng bụng, âm đạo hoặc trực tràng để xác định các khối u bất thường xuất hiện trong vùng bụng hoặc khung chậu.
Siêu âm: Siêu âm là phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp đánh giá các vấn đề của đường tiết niệu trên và tình trạng thận, xác định được khối của mô mềm. Trước khi siêu âm, bệnh nhân cần phải nhịn tiểu để bàng quang căng lên.

Nội soi bàng quang: Nếu như siêu âm có u bàng quang thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi bàng quang. Thông qua biện pháp soi bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu tế bào ở bàng quang bị tổn thương để giải phẫu bệnh, kiểm tra xem bàng quang có bị ung thư hay không.

Chẩn đoán ung thư bàng quang bằng phương pháp nội soi
Chẩn đoán ung thư bàng quang bằng phương pháp nội soi

Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện sự xuất hiện của tế bào ung thư hoặc tế bào hồng cầu có trong nước tiểu của bệnh nhân ung thư.
Chụp tĩnh mạch có cản quang: Tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch và chụp X – quang để chẩn đoán các hình ảnh bất thường ở bàng quang.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ ung thư bàng quang đã di căn thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm các phương pháp chẩn đoán khác:
Chụp CT hoặc MRI: ở ổ bụng hoặc khung chậu kiểm tra xem khối u đã di căn ra ngoài bàng quang, đến khu vực trong khung chậu, tạng, phổi, xương… hay chưa.
Chụp UIV: kiểm tra xem thận có bị tổn thương hay không.
Xạ hình xương: nếu bệnh nhân có triệu chứng đau xương, nghi ngờ ung thư xâm lấn vào xương.
Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay lập tức. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tiến hành tầm soát ung thư hàng năm hoặc tốt nhất là 6 tháng/lần.

2. Đôi nét về phương pháp hóa trị ung thư bàng quang

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Nếu như phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị ung thư bàng quang chủ yếu, xạ trị giúp làm giảm triệu chứng ở các bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn muộn thì hóa trị ung thư bàng quang có vai trò bổ trợ.
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phân chia. Đối với hóa trị liệu toàn thân, thuốc sẽ được đưa vào theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, lan vào máu và đi khắp cơ thể. Đối với hóa trị liệu tại chỗ thì thuốc được đưa vào một cơ quan hoặc khoang trống trong cơ thể, để tiêu diệt tế bào ung thư tại riêng khu vực đó.
Đối với ung thư bàng quang, bác sĩ thường dùng hóa trị liệu tại chỗ, đưa một ống rỗng vào niệu đạo và truyền hóa chất qua ống rỗng vào đến bàng quang. Một số trường hợp ung thư bàng quang được chỉ định hóa trị liệu toàn thân. Hóa trị K bàng quang có thể kết hợp một hoặc nhiều loại thuốc chống ung thư với nhau.

Điều trị ung thư bàng quang bằng phương pháp hóa trị
Điều trị ung thư bàng quang bằng phương pháp hóa trị

3. Hóa trị ung thư bàng quang được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ vào kích thước và sự phát triển của khối u, ung thư bàng quang được chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có phác đồ điều trị khác nhau.
Đối với ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu (chưa xâm lấn) thì hóa trị được tiến hành sau mổ nội soi nhằm ngăn chặn khối u tái phát. Đối với ung thư bàng quang đã xâm lấn các cơ quan thì bác sĩ có thể truyền hóa chất toàn thân trước hoặc sau khi cắt toàn bộ bàng quang và tạo bàng quang mới.
Cụ thể, hóa trị có thể được áp dụng trong các giai đoạn phát triển sau của ung thư:
Ung thư bàng quang giai đoạn 0, 1, 2 và 3: Hóa trị kết hợp với phẫu thuật cắt bàng quang triệt để hoặc cắt bàng quang bán phần sau đó tiến hành hóa trị. Một số bệnh nhân có thể được đề nghị xạ trị kết hợp với hóa trị.
Ung thư bàng quang giai đoạn 4: Nếu khối u chưa lan sang các cơ quan khác của cơ thể thì bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị hoặc hóa trị kết hợp với xạ trị ngoài hoặc cắt bàng quang bán phần sau đó tiến hành hóa trị. Nếu khối u đã lan sang cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi hoặc xương thì bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị, có hoặc không kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.
– Điều trị ung thư bàng quang tái phát: Biện pháp hóa trị kết hợp có thể được áp dụng.

5. Người bệnh sau quá trình hóa trị ung thư bàng quang cần chú ý những gì?

Buồn nôn và nôn, viêm loét miệng, tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn, rụng tóc… là những tác dụng phụ thường gặp nhất trong hóa trị, bao gồm cả hóa trị K bàng quang. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phục hồi thể trạng của bệnh nhân sau mỗi lần truyền hóa chất. Dưới đây là một số chú ý cho bệnh nhân ung thư bàng quang để hạn chế sự phát triển khối u, làm giảm tác dụng phụ của hóa chất và hỗ trợ quá trình hóa trị liệu.

5.1.Tuân thủ chỉ định của chuyên gia ung bướu

Dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tái khám theo đúng lịch hẹn để bảo đảm ung thư được kiểm soát và bệnh nhân đáp ứng tốt với quá trình điều trị.

5.2. Liên hệ với bác sĩ điều trị trong trường hợp cần thiết

Nếu như người bệnh gặp phải các tác dụng phụ trầm trọng trong quá trình hóa trị thì nên liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc thích hợp hơn hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ, kiểm soát các tác dụng phụ.

5.3. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư có đủ sức khỏe đáp ứng với quá trình hóa trị liệu. Trong những ngày truyền hóa chất, bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng, hạn chế thực phẩm nhiều giàu mỡ, đồ ăn chiên rán…

Bệnh nhân sau hóa trị cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh nhân sau hóa trị cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý

5.4. Uống nhiều nước

Nước giúp tăng cường sức đề kháng và loại bỏ tác nhân có hại ra khỏi bàng quang, không chỉ có lợi với bệnh nhân đã bị ung thư bàng quang mà còn làm giảm 25% nguy cơ mắc bệnh ung thư đối với người chưa mắc. Bệnh nhân bị ung thư bàng quang nên bảo đảm 2 – 3 lít nước uống hàng ngày.

5.5. Tránh thuốc lá, cà phê và ngừng tiếp xúc với hóa chất độc hại

Để quá trình điều trị ung thư bàng quang đạt hiệu quả, bệnh nhân nên ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, làm gia tăng sự phát triển của bệnh như thuốc lá hoặc tránh phơi nhiễm trong môi trường có hóa chất độc hại.
Một số điều cần biết về phương pháp hóa trị ung thư bàng quang trên đây hy vọng đã cung cấp cho người bệnh những thông tin hữu ích. Nếu như người bệnh đang trong quá trình hóa trị liệu điều trị ung thư bàng quang và có thắc mắc cần giải đáp, có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính) để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7