10 loại thực phẩm giàu vitamin B tốt cho sức khỏe
Nội dung bài viết
Để đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể thì chúng ta cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh những dưỡng chất như đạm, protein, khoáng chất… thì vitamin, trong đó có vitamin nhóm B cũng vô cùng quan trọng. Vậy việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin B sẽ mang lại những lợi ích gì cho cơ thể? Những thực phẩm giàu vitamin B là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây cùng GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Tinh thần ‘ba không’ để sống khỏe của vợ chồng mắc ung thư
- Top 10 thực phẩm giàu vitamin E hàng đầu hiện nay
- Những loại thực phẩm giàu Vitamin D tốt cho người bệnh ung thư
1. Vai trò của vitamin B đối với sức khỏe con người
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm vitamin B có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh, kích thích quá trình trao đổi chất của tế bào. Mỗi loại trong nhóm như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,… sẽ có từng vai trò nhất định.
- Vitamin B có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể, giúp hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc luôn khỏe mạnh.
- Vitamin B đặc biệt là vitamin B6 còn rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein. Phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú nếu được bổ sung đầy đủ vitamin B6 sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện hơn.
- Nhóm vitamin B trong đó vitamin B1 đóng vai trò là chất chuyển vận có dẫn truyền xung đột thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên hỗ trợ ngăn ngừa các chứng bệnh như suy giảm trí nhớ, tê phù tay chân và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B hoặc một số loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin B giúp giảm 7% nguy cơ bị đột quỵ.
- Trong nhóm vitamin B, vitamin B12 còn có tác dụng ngăn ngừa chứng thiếu máu, tăng cường tuần hoàn máu, giúp các tế bào máu và tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.
- Đối với người bị bệnh ung thư, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B nhất là vitamin B1 với một lượng vừa đủ trong các bữa ăn sẽ giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất để chống lại bệnh tật, phục hồi sức khỏe sau điều trị hóa, xạ trị.
Xem thêm:
Nhóm vitamin B rất cần thiết đối với cơ thể con người, tuy nhiên cơ thể lại không thể tự sản xuất ra được. Chính vì vậy để bổ sung đủ lượng vitamin B cho cơ thể, cần phải bổ sung qua các loại thực phẩm giàu vitamin B hoặc một số loại thực phẩm chức năng.
2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B những điều cần lưu ý
Mặc dù tác dụng của vitamin B là rất tốt cho cơ thể của chúng ta, nhưng các bạn cũng cần chú ý một số điều sau khi lựa chọn và thực phẩm giàu vitamin B để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2.1. Lưu ý khi chọn thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B là loại vitamin có rất nhiều trong rau, hoa quả, thịt, cá nên chúng ta có thể thoải mái chọn lựa thực phẩm mình yêu thích. Tuy nhiên, khi chọn thực phẩm giàu vitamin B thì các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nên chọn những thực phẩm giàu vitamin B tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo nguồn gốc sạch sẽ, an toàn của thực phẩm, không có thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.
- Chỉ nên chọn những loại thực phẩm giàu vitamin B còn tươi sống, không bị sâu, thối hoặc thực phẩm đã bị ươn, để lâu ngày để đảm bảo hàm lượng vitamin không bị hao hụt.
2.2. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm giàu vitamin B
Bên cạnh việc cẩn thận khi chọn lựa thì các bạn cũng cần chú ý khi sử dụng những thực phẩm giàu vitamin B để chúng phát huy tối đa lợi ích của mình cho cơ thể:
- Luôn sơ chế sạch sẽ các loại thực phẩm giàu vitamin B trước khi ăn hoặc chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin B lúc còn tươi để đảm bảo hàm lượng vitamin B vẫn còn dồi dào.
- Với một số loại thực phẩm giàu vitamin B như rau, củ thì chúng ta không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến hàm lượng vitamin B6 bị giảm đi đáng kể.
- Nên kết hợp thực phẩm giàu vitamin B với các loại thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
3. Top 10 loại thực phẩm giàu vitamin B tốt nhất
Để bổ sung được đầy đủ các loại vitamin nhóm B thì các bạn hãy tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B sau đây nhé.
Quả bơ – thực phẩm giàu vitamin B
Bơ là loại trái cây có hương vị thơm ngon, có hàm lượng chất béo cao, giàu chất xơ và rất nhiều vitamin như K, E, C và đặc biệt là vitamin B.
- Trong quả bơ có chứa hàm lượng Vitamin B3, B5, B6 dồi dào, đặc biệt hàm lượng vitamin B6 chiếm tới 26% có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim và giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể ngăn ngừa chứng lão hóa, mất trí nhớ, bệnh tim, ung thư rất tốt.
- Bơ là thực phẩm giàu vitamin B nên ăn vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ các vitamin, khoáng chất tốt hơn và chỉ nên ăn với lượng vừa phải mà thôi. Vì trong bơ có lượng Calo khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây tăng cân.
Quả chuối
Một loại thực phẩm giàu vitamin B nữa có thể bổ sung hằng ngày chính là quả chuối. Trong chuối có rất nhiều vitamin và khoáng chất như: B6, B12, kali, Magie…
- Một quả chuối trung bình cung cấp tới 33% nhu cầu vitamin B6 của cơ thể trong 1 ngày từ đó sẽ giúp duy trì được một hệ thần kinh khỏe mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi và nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
- Chuối là thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt lượng vitamin B6 khá cao nên chú ý chỉ nên ăn tối đa khoảng 3 trái một ngày để tránh tình trạng quá liều, tổn hại đến sức khỏe.
Rau dền
Thân và lá rau dền tươi đều chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao. Nếu như bạn đang cần bổ sung vitamin B cho cơ thể thì không thể bỏ qua loại thực phẩm giàu vitamin B này.
- Trong 100g rau dền tươi có chứa tới 0,08mg vitamin B1, 0,16mg vitamin B2 và nhiều loại khoáng chất khác. Những loại vitamin B có trong rau dền có thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu nên nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, giúp chúng ta tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn.
- Trong quá trình chế biến rau dền thì bạn nên chú ý không nên hâm nóng rau dền nhiều lần mà chỉ ăn trong một bữa để tránh nguy cơ gây ung thư. Đặc biệt là không nên kết hợp rau dền với ba ba sẽ gây ngộ độc, rất nguy hiểm.
Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm giàu vitamin B rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin B6.
- Cà chua có hàm lượng vitamin B6 rất cao, đáp ứng tới 6% nhu cầu bổ sung vitamin B6 của cơ thể hàng ngày. Thành phần vitamin B6 có trong cà chua giúp cơ thể có thể sản xuất ra một chất chống oxy hóa tự nhiên glutathione có chức năng giải độc gan vô cùng hiệu quả. Thành phần vitamin B9 có trong cà chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tăng cường trao đổi chất giúp duy trì trí nhớ và tâm trạng tỉnh táo, phấn chấn.
- Khi ăn cà chua thì bạn chú ý không nên ăn cà chua chưa chín và không nên ăn lúc đói sẽ dễ gây ngộ độc. Ngoài ra, không nên nấu cà chua quá chín sẽ làm mất đi những dưỡng chất quan trọng.
Đậu phộng
Trong đậu phộng có chứa hầu hết các loại vitamin B rất tốt cho cơ thể như: vitamin B9, B6, B5, B2), vitamin B1 và các chất béo không bão hòa đơn, chất chống oxy hóa.
- Trong 100g hạt đậu phộng tươi có chứa hàm lượng 1.77mg vitamin B5, 12.07mg vitamin B3, 0.64mg vitamin B1 và các loại trong nhóm vitamin B khác. Nhờ chứa hàm lượng vitamin B dồi dào nên đậu phộng được đánh giá là rất tốt cho não và giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và chống lão hóa rất tốt.
- Đậu phộng là thực phẩm có thể không phù hợp với một số tạng người nên cần chú ý ăn thử trước 1 ít xem mình có bị dị ứng không. Ngoài ra, chúng ta không nên ăn đậu phộng khi nó đã bị mốc sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Đậu xanh
Các loại đậu, đặc biệt là trong đậu xanh không chỉ cung cấp 1 lượng vitamin B9 rất cao mà còn bổ sung một lượng vitamin B1, vitamin B2, vitamin b3 và vitamin B6 đáng kể.
- Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng vitamin B9 có trong đậu xanh là 35% RDI. Ngoài ra còn có thêm các loại vitamin nhóm B khác như: vitamin B2, B1, B9, B6, B5 có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn máu và giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
- Đậu xanh tuy là thực phẩm lành tính nhưng chú ý chỉ nên ăn với liều lượng hợp lý để tránh gây bệnh đường ruột, nhất là với những người có hệ tiêu hóa kém.
Thịt bò
Thịt bò là món ăn không chỉ giàu protein và chất đạm mà thịt bò còn chứa nhiều vitamin B như: vitamin B2, B6, B12.
- Những loại vitamin B này rất quan trọng trong việc hình thành máu và chức năng của não, hệ thần kinh. Ăn nhiều thịt bò sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, loãng xương, thiếu máu.
- Trong quá trình sử dụng thịt bò thì các bạn không nên ăn quá nhiều sẽ gây thừa sắt, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là phải nấu thịt bò chín kỹ để tránh mắc phải bệnh sán dải bò.
Trứng gà
Trong trứng gà có chứa rất nhiều vitamin như: vitamin A, D, E, các loại B, cùng với canxi, magie, kẽm và sắt đều là những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể.
- Đặc biệt với hàm lượng vitamin B3, B2, B6, B8 trong trứng có tác dụng tái tạo làn da mới, làm sáng da và giúp hạn chế rụng tóc, kích thích tóc tăng trưởng hiệu quả.
- Lưu ý khi ăn trứng thì bạn không nên luộc trứng quá lâu sẽ làm mất đi các dưỡng chất, vitamin quan trọng. Đồng thời cũng không nên ăn trứng ung, trứng sống sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây độc cho cơ thể.
Sữa chua
Một loại thực phẩm giàu vitamin B cũng rất được nhiều người yêu thích đó chính là sữa chua.
- Các nhà khoa học đã tìm thấy hàm lượng vitamin B2, B12 trong sữa chua không chỉ có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa mà còn giúp giúp hệ thống thần kinh của bạn hoạt động tốt hơn do nó duy trì và bổ sung các tế bào máu rất tốt.
- Để giữ được toàn bộ dưỡng chất trong sữa chua thì bạn nên ăn nó sau bữa tối khoảng 30 phút – 2 tiếng và mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 hộp là đủ. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn sữa chua đã đông cứng hoặc hâm nóng nên vì nó sẽ làm mất đi tác dụng của thực phẩm.
Măng tây
Măng tây là thực phẩm cung cấp hàm lượng chất xơ, đạm, glucid, các vitamin K, C, A, các vitamin nhóm B và các chất khoáng quan trọng cho cơ thể chúng ta như: kali, magie, canxi, sắt, kẽm…
- Trong đó, các vitamin nhóm B của măng tây có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và có tác dụng hữu hiệu trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể.
- Lưu ý khi sơ chế măng tây thì bạn nên rửa thật sạch, loại bỏ gốc nếu quá già. Đặc biệt, với những ai dị ứng với hẹ, hành thì nên cẩn thận trước khi dùng măng tây để tránh dị ứng.
Việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B được xem là giải pháp bổ sung tự nhiên, an toàn nhất cho cơ thể. Do đó các bạn hãy tích cực tăng cường các món ăn này trong chế độ ăn hằng ngày của mình một cách hợp lý để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng