Ung thư thực quản: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
Nội dung bài viết
Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao và có tiên lượng xấu với tỷ lệ tử vong cao do được chẩn đoán muộn khi đã di căn xa tại một số cơ quan trong cơ thể. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây cùng GHV KSol để có kiến thức tổng quan về bệnh ung thư thực quản.
XEM THÊM:
- Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
- Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi hóa trị ung thư thực quản
- Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản di căn hạch
1. Ung thư thực quản là gì?
Khái niệm
Thực quản là phần trên của ống tiêu hóa, giúp chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản bắt đầu trong các tế bào trong lòng thực quản. Theo thời gian, tế bào ung thư có thể xâm nhập sâu hơn vào các lớp của thành thực quản và do thực quản không có thanh mạc nên khối u nhanh chóng xâm lấn qua cơ quan lân cận.
Các tế bào ung thư có thể lây lan bằng cách phá vỡ khối u ban đầu, hoặc có thể xâm nhập vào mạch máu hoặc mạch bạch huyết quanh thực quản và nhanh chóng di căn vào hạch ngay khi bệnh còn mới, sau đó sẽ di căn xa khắp các mô của cơ thể như phổi, gan, xương.
Phân loại
Ung thư thực quản được chia hai loại chính đó là: ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư này chiếm khoảng 90% ca ung thư thực quản, phát triển từ các tế bảo vảy lót ở niêm mạc thực quản đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa, thường liên quan đến việc lạm dụng rượu và thuốc lá.
- Ung thư biểu mô tuyến: Là loại ung thư chiếm khoảng 2-8% ca ung thư thực quản nguyên phát. Loại này bắt đầu trong các tế bào biểu mô tuyến ở đoạn 1/3 dưới của thực quản, nơi thực quản nối với dạ dày, thường liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày và béo phì.
Ngoài ra còn có các loại khác chiếm khoảng 1% bao gồm: sarcom cơ trơn, u lympho ác tính, u tế bào Schwann ác tính…
Tần suất mắc bệnh
Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cho ung thư thực quản trong năm 2016 là:
- Khoảng 16.910 trường hợp mắc ung thư thực quản mới được chẩn đoán (trong đó có 13.460 ở nam giới và 3.450 phụ nữ)
- Có 15.690 ca tử vong do ung thư thực quản (trong đó có 12.720 ở nam giới và 2.970 phụ nữ)
- Ung thư thực quản xảy ra ở nam giới cao gấp 3 – 4 lần ở nữ giới.
2. Các giai đoạn ung thư thực quản
Theo các chuyên gian, ung thư thực quản được phân chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn đầu, khối u còn nhỏ và có ranh giới rõ rệt. Khối u phát triển vào lớp niêm mạc và hạ niêm mạc. Chưa có dấu hiệu di căn vào các lớp của thành thực quản, chưa có di căn vào hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2: Kích thước khối u to làm hẹp lòng thực quản, nhưng chưa xâm lấn vào tất cả các lớp của thành thực quản, đã có sự di căn vào một số hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn khối u to chiếm phần lớn chu vi thực quản và làm hẹp hoặc tắc hoàn toàn lòng thực quản. Khối u xâm lấn dính vào các tổ chức và cơ quan xung quanh thực quản. Ở giai đoạn này đã có sự di căn vào nhiều hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Là giai đoạn khối u phát triển ra khỏi phạm vi của thực quản, phá vỡ các tổ chức lân cận gây rò thực quản – khí quản, rò thực quản-phế quản, rò thực quản-trung thất…Đã có di căn xa.
3. Triệu chứng ung thư thực quản
Ung thư thực quản giai đoạn sớm không gây ra triệu chứng rõ rệt. Khi đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Nuốt nghẹn: Cảm giác như thức ăn bị vướng trong thực quản và có thể bị nôn ra. Tình trạng này tăng dần từ đặc tới thức ăn lỏng. Thường khi có triệu chứng nuốt nghẹn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
- Nôn: Triệu chứng nôn xuất hiện khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào không có lẫn dịch vị, có thể lẫn ít máu trong chất nôn.
- Tăng tiết nước bọt: Khi bị nuốt nghẹn nhiều thì nước bọt hầu như không xuống được dạ dày nên người bệnh luôn phải nhổ nước bọt.
- Sụt cân: Người bệnh bị sụt cân, gầy yếu, suy kiệt, thiếu máu.
- Triệu chứng khác: Triệu chứng khi khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản như khó thở, ho, sặc, khàn tiếng, đau khi nuốt.
4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng khả năng mắc bệnh ung thư thực quản:
- Tuổi – Giới tính: Nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản tăng theo tuổi tác. Theo thống kê, chỉ dưới 15% các ca mắc ở độ tuổi dưới 55. Ngoài ra, giới tính cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc ung thư thực quản, thường tỷ lệ mắc là nam giới 4:1 nữ giới.
- Thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá trong một thời gian dài thì nguy cơ mắc ung thư thực quản càng cao.
- Di truyền: Ung thư thực quản cũng có tính di truyền nhất định. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều bệnh nhân bị mắc ung thư thực quản là do di truyền, trong đó tỷ lệ mắc bệnh từ người bố là cao nhất.
- Rượu: Những người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ bị ung thư thực quản cao, đặc biệt ở những người sử dụng cả rượu và thuốc lá.
- Bệnh viêm thực quản Barrett: Tình trạng loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. Tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử nếu dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản hay gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào ở thực quản bị thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây được xem là một tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.
- Tiền sử bệnh tật: Những bệnh nhân bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể tăng nguy cơ bị ung thư thứ hai ở vùng này, trong đó có bệnh ung thư thực quản.
- Các bệnh lý khác: Các bệnh lý gây hoại tử niêm mạc thực quản như nuốt phải chất acid hoặc các chất phụ gia khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Ở một số người có một hoặc vài yếu tố nguy cơ kể trên nhưng không bị ung thư thực quản, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám khi thấy những dấu hiệu bất thường.
5. Ung thư thực quản có nguy hiểm không?
Ung thư thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa ác tính nguy hiểm đứng thứ 4 sau bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm bởi bệnh có diễn biến âm thầm, không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm nên rất khó phát hiện. Hầu hết người bệnh khi phát hiện đều ở giai đoạn muộn, tiên lượng sống sót sau 5 năm tương đối thấp.
Khi ung thư thực quản tiến triển có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Tắc nghẽn thực quản: Ung thư có thể làm cho thức ăn, chất lỏng khó hoặc không thể đi qua thực quản của bạn.
- Đau đớn: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, dùng giảm đau không có tác dụng.
- Chảy máu: Mặc dù xuất huyết thường là từ từ, rỉ rả nhưng nó có thể đột ngột và nghiêm trọng.
6. Ung thư thực quản sống được bao lâu?
Do thực quản nằm ở vị trí đặc biệt trong cơ thể, tiếp giáp với nhiều bộ phận trong hệ tiêu hóa và nhiều loại thức ăn nên đây là bộ phận khá nhạy cảm trong cơ thể. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản:
Thời gian phát hiện bệnh ở giai đoạn nào?
Phát hiện bệnh ung thư thực quản trong những giai đoạn sớm thì sức khỏe người bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi các tế bào ung thư và việc điều trị cũng dễ dàng hơn. Do vậy, thời gian sống của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn, có nhiều bệnh nhân có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực quản phát hiện bệnh khi đã muộn làm thời gian sống còn được rất ngắn.
Hiệu quả của phương pháp điều trị
Thông thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất cho từng bệnh nhân dựa trên giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh để vừa có thể mang lại hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ở mỗi bệnh nhân lại có sự khác nhau dẫn tới thời gian sống của từng bệnh nhân cũng dài ngắn khác nhau. Điều này chủ yếu là do tỷ lệ đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân là không giống nhau.
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh
Chế độ dinh dưỡng là nhân tố cực kỳ quan trọng, có thể quyết định tới sức khỏe tổng thể cũng như hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Với những bệnh nhân có chế độ ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia… thường có thời gian sống sẽ ngắn hơn so với những người bị bệnh có chế độ ăn uống tốt.
Như vậy, để đánh giá thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản như thế nào thì các chuyên gia Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 và giai đoạn 2: Lúc này các khối u vẫn khu trú trong thực quản thì tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán là 45%.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, khối u đã có sự xâm lấn tới các bộ phận và các hạch bạch huyết lân cận. Do vậy, thời gian sống cũng ngắn hơn so với giai đoạn 1 và 2. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán là 24%.
- Giai đoạn cuối: Lúc này, khối u đã di căn tới các bộ phận xa hơn trong cơ thể và việc điều trị ngày càng trở nên rất khó khăn hơn. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán còn rất thấp chỉ khoảng 5%.
7. Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư thực quản
Dưới đây là một số biện pháp giúp chẩn đoán bệnh ung thư phổi chính xác nhất:
- Chụp X-quang: Bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang thực quản có uống thuốc cản quang.
- Chụp CT cắt lớp: Nhằm đánh giá sự xâm lấn của u, tình trạng di căn hạch và di căn xa.
- Nội soi dạ dày – thực quản: Để đánh giá sự xâm lấn khí – phế quản.
- Sinh thiết: Kỹ thuật sinh thiết giúp bác sĩ chẩn đoán giải phẫu bệnh một cách chính xác nhất.
- Siêu âm: Siêu âm nội soi thực quản nhằm phân biệt các tổn thương giai đoạn sớm và sinh thiết hạch trung thất, ổ bụng.
- Chụp PET/CT: Là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị trong việc đánh giá giai đoạn bệnh và cũng được chỉ định chụp trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Nhằm đánh giá đáp ứng sau điều trị và phát hiện tình trạng tái phát.
8. Cách điều trị bệnh ung thư thực quản
Bệnh ung thư thực quản có chữa được không
Ung thư thực quản thuộc top đầu về mức độ nguy hiểm trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện bệnh sớm và thực hiện điều trị đúng cách. Nói một cách khác tỷ lệ điều trị khỏi bệnh tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Để lựa chọn ra cách điều trị ung thư thực quản phù hợp với từng bệnh nhân còn phụ thuộc một số yếu tố bao gồm: kích thước, vị trí, sự lan tràn khối u và tình trạng sức khoẻ. Có nhiều nhiều biện pháp được sử dụng nhằm kiểm soát sự tiến triển của khối u, cũng như giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Phẫu thuật ung thư thực quản
Đây được xem là phương pháp điều trị chủ yếu ung thư thực quản. Thông thường, khối u được loại bỏ cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và các tổ chức khác trong vùng. Sau đó, phần còn lại của thực quản sẽ được nối với dạ dày nhằm giúp bệnh nhân vẫn tiếp tục nuốt như bình thường. Có một số trường hợp đoạn nối có thể được tạo bởi một đoạn ruột non hoặc một ống nhựa. Bác sĩ phẫu thuật có thể mở rộng đoạn nối giữa dạ dày và ruột non giúp thức ăn đi xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn. Phẫu thuật có thể được thực hiện trước hoặc sau các biện pháp điều trị khác.
Xạ trị ung thư thực quản
Xạ trị là biện pháp sử dụng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị. Tia phát ra có thể xuất phát từ máy xạ trị (xạ ngoài), hoặc từ hoạt chất có hoạt tính phóng xạ được đặt vào khối u (xạ trong) và có một ống nhựa được đặt vào thực quản giúp thực quản luôn mở.
Xạ trị có thể được điều trị đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như một biện pháp điều trị khởi đầu thay thế cho phẫu thuật, đặc biệt khi khối u lớn và ở vị trí khó khăn cho việc phẫu thuật. Thậm chí ngay cả khi khối u không thể lấy bỏ được bằng phẫu thuật hoặc xạ trị thì điều trị tia xạ cũng có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân dễ dàng nuốt hơn.
Hoá trị ung thư thực quản
Đây là biện pháp sử dụng các loại hoá chất kháng u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Các hoá chất thường được sử dụng bằng đường tĩnh mạch và sẽ lưu thông khắp cơ thể. Hoá trị có thể kết hợp với xạ trị như một biện pháp điều trị khởi đầu thay thế cho phẫu thuật hoặc nhằm làm giảm kích thước u trước khi phẫu thuật.
Điều trị nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích là một điều trị nhắm đến các các gen cụ thể, protein hoặc môi trường mô góp phần cho sự phát triển vào sống còn của các tế bào ung thư. Phương pháp này nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư, hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh.
Điều trị thay thế (giảm nhẹ)
Liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân đối phó với các triệu chứng và tác dụng phụ của điều trị ung thư gây ra. Cụ thể, người bệnh ung thư thực quản có thể bị đau do các phương pháp điều trị hoặc do một khối u đang phát triển. Các bác sĩ có thể kiểm soát cơn đau của người bệnh bằng cách điều trị các nguyên nhân gây ra hoặc bằng thuốc. Các phương pháp điều trị giảm nhẹ có thể là châm cứu, xoa bóp, kỹ thuật thư giãn.
Điều trị Laser
Là phương pháp sử dụng ánh sáng năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị và được sử dụng nhằm phá huỷ tổ chức ung thư và giải phóng các vùng tắc nghẽn của ung thư thực quản giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó nuốt.
Điều trị quang động học
Là phương pháp sử dụng một số thuốc được hấp thụ chủ yếu bởi tế bào ung thư. Khi các tế bào này được chiếu dưới ánh sáng đặc biệt, các thuốc sẽ trở nên có hoạt tính và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng liệu pháp quang động học giúp giảm các triệu chứng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư thực quản.
10. Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư thực quản?
Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm nguy cơ ung thư thực quản:
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư thực quản. Lý do là bởi trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích độc hại gây kích thích tế bào ung thư thực quản. Do đó, việc để phòng ung thư thực quản chúng ta cần tránh hút thuốc lá và tránh ngửi phải khói thuốc lá.
Hạn chế lạm dụng uống bia rượu
Thường xuyên uống rượu trong thời gian dài sẽ gây hậu quả nặng nề, làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày. Bởi vậy, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia để ngăn ngừa ung thư thực quản tốt nhất.
Áp dụng chế độ ăn khoa học và chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản. Do đó, cần ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh….
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tránh xa những thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán nhiều lần… giúp ngăn ngừa tổn thương ở thực quản, phòng ung thư thực quản hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, áp lực công việc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress… là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở dạ dày – thực quản, trong đó có ung thư. Chính vì thế, ngoài việc tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì chúng ta nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tầm soát ung thư định kỳ
Việc tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng nhất phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, đặc biệt với những bệnh nhân có tiền sử bị viêm thực quản kéo dài hay ung thư vùng cổ thì thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư thực quản. Nếu cần hỗ trợ thêm về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006808 để gặp các Dược sĩ của GHV KSol.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng