Ung thư bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh
Nội dung bài viết
Ung thư bàng quang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm được nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu, cách điều trị và rất nhiều điều khác về căn bệnh này. Vì vậy, trong bài viết này, GHV KSol sẽ đưa tới bạn đọc những thông tin cần biết về căn bệnh ung thư bàng quang.
Xem thêm:
- Người lính và sinh ra tử lần thứ 2 vì ung thư tuyến yên di căn xương
- ung thư bàng quang nên ăn gì không nên ăn gì
- siêu âm có phát hiện ung thư bàng quang
1.Ung thư bàng quang là gì?
Trước khi đến với những thông tin về bệnh ung thư bàng quang, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đôi nét cấu tạo và chức năng của bàng quang
1.1. Cấu tạo và chức năng của bàng quang
Bàng quang là một cơ quan trong hệ tiết niệu, có vị trí nằm hoàn toàn ở dưới phúc mạc, sau khớp mu. Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài là: lớp niêm mạc che phủ trong lòng bàng quang, tiếp đến là lớp hạ niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc. Bàng quang nối với hai bề thận bằng niệu đạo ở phía bên trên và mở thông ra ngoài ở dưới qua niệu quản.
Về chức năng thì bàng quang có chức năng chính là nơi chứa, dự trữ và đào thải nước tiểu do thận bài tiết ra ngoài thông qua niệu đạo thành từng đợt. Chức năng này của bàng quang của điều khiển và kiểm soát bởi một cơ chế thần kinh phức tạp.
1.2. Vậy ung thư bàng quang là gì và tỷ lệ mắc bệnh
Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính nguy hiểm xảy ra ở bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh thường có không có triệu chứng rõ ràng và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó thường gặp ở người trung niên và người già.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thấp hơn nam giới (1:6), nhưng khi bị thì thường phát hiện ra ung thư bàng quang ở giai đoạn muộn và có độ nguy hiểm hơn nam giới. Theo các số liệu thống kê thì trong số tất cả các bệnh ung thư thì ung thư bàng quang lần lượt đứng thứ 4 và thứ 7 đối với nam giới và nữ giới.
2. Phân loại và các giai đoạn của ung thư bàng quang
2.1. Phân loại bệnh
Việc phân loại ung thư bàng quang thường dựa vào loại tế bào khởi phát bệnh. Theo đó, hiện nay căn bệnh này được phân thành 3 loại phổ biến như sau:
- Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp: Đây là loại phổ biến nhất. Loại này xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang. Các tế bào này có vai trò co giãn để chứa đựng và đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ở loại này ung thư sẽ hình thành từ các tế bào vảy bị viêm khi cơ thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có hại. Trường hợp này thường ít gặp hơn so với ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp.
- Ung thư biểu mô tuyến: Hay còn có tên gọi là carcinom tế bào tuyến. So với hai loại trên thì loại ung thư này khá hiếm gặp so với hai loại ở trên. Carcinom tế bào tuyến sẽ bắt đầu từ những tế bào tạo ra chất nhầy, chất tiết trong bàng quang.
2.2. Các giai đoạn của bệnh
Ung thư bàng quang thường được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư mới hình thành ở trong lớp nội mạc của bàng quang, chưa xâm lấn tới các cơ bàng quang hay cách hạch bạch huyết, mô liên kết xung quanh.
- Giai đoạn 2: Là thời điểm ung thư đã xâm nhập vào thành bàng quang. Nhưng vẫn còn khu trú ở bàng quang,chưa xâm lấn đến mô quanh bàng quang cũng như các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã phát triển xuyên qua thành bàng quang vào tới các mô xung quanh. Ví dụ như xâm lấn tới tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo…
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối và nguy hiểm nhất của ung thư bàng quang. Lúc này, các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác như phổi, xương, gan….
3. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư bàng quang. Có những trường hợp người bệnh bị ung thư bàng quang mà không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Ung thư bàng quang không phải là một bệnh có thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Tuy nhiên một số người sinh sống hoặc làm việc cùng nhau lại có thể đều bị bệnh này. Đó có thể là do họ cùng chịu tác động bởi các yếu tố nguy cơ giống nhau.
Yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang
Một số yếu tố sau đây có thể gia tăng nguy cơ bị bệnh như:
- Hút thuốc lá: Đây có thể được coi mộ trong những yếu tố chính khiến mắc bệnh. Nguy cơ bị ung thư bàng quang ở người hút thuốc lá cao gấp 2-3 lần so với người không sử dụng thuốc lá. Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc là, mà những người bị hút thuốc lá thụ động do ở trong môi trường có khói thuốc cũng có khả năng bị bệnh cao.
- Đặc thù nghề nghiệp: Thường xuyên tiếp xúc và làm việc với hóa chất, bụi bặm, các tia phóng xạ, tử ngoại sẽ làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh, trong đó có ung thư ở bàng quang. Một số nghề nghiệp có thể kể đến là công nhân trong ngành cao su, hóa chất, thợ làm tóc, thợ máy, công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành dệt may… Nếu có sử dụng các trang thiết bị bảo hộ thì giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong các bệnh viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thành ung thư bàng quang.
- Sử dụng cyclophosphamid hoặc arsenic trong phác đồ điều trị. Những loại thuốc này thường được dùng trong để điều trị ung thư và một số bệnh khác. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
- Giới tính và khu vực địa lý: Như đã nói, nam giới có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn ở nữ giới. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu cho thấy, người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp hai lần người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha. Người châu Á có tỷ lệ bị bệnh thấp nhất.
- Độ tuổi: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, rất hiếm gặp những trường hợp bị ung thư bàng quang là người dưới 40 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng mắc ung thư bàng quang thì nguy cơ bị bệnh cũng cao hơn so với những người bình thường.
- Một số thói quen sống không khoa học, thức khuya, uống nhiều rượu bia, áp lực cuộc sống nặng nề… Đặc biệt là thói quen không uống đủ nước khiến cho các chất độc hại không được đào thải ra ngoài.
4. Ung thư bàng quang có những biểu hiện như thế nào?
Các triệu chứng của ung thư bàng quang thường khó nhận biết nếu không để ý kỹ. Tuy nhiên nếu chú ý thì một số dấu hiệu sau sẽ giúp người bệnh nhận biết được bệnh sớm như là:
- Cảm thấy người mệt mỏi, sút cân bất thường.
- Thường gặp nhất là đi tiểu ra máu. Có thể là tiểu ra máu thành từng đợt hoặc ở cuối bãi, thậm chí có thể là tiểu ra máu toàn bãi.
- Đau rát khi tiểu, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu mất kiểm soát.
- Nước tiểu có màu sắc lạ, có thể là màu vàng đậm, màu đỏ nhạt hoặc đỏ tươi khi tiểu ra máu…
- Các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu do bị khối u xâm lấn hoặc do bị cục máu đông cản trở.
Khi ung thư bàng quang đã nên nặng hơn và di căn sang các vùng khác thì có thể thấy đau ở một số vùng như bên hông lưng, xương mu, hạ vị, đau xương, đau đầu…
5. Chẩn đoán ung thư bàng quang
Sau khi hỏi, khai thác các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân, một số phương pháp sau có thể được các bác sĩ thực hiện để chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác và cụ thể:
- Khám lâm sàng: Nhằm xác định được các khối bất thường ở vùng bụng hoặc khung chậu. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số thao tác thăm khám ở âm đạo và trực tràng.
- Siêu âm ổ bụng hoặc nội soi bàng quang: Có thể phát hiện được hình ảnh của khối u mềm nhưng chưa xác định được sự xâm lấn tới các vùng khác.
- Chụp CT hoặc MRI: Để đánh giá mức độ lan rộng của khối u, tình trạng di căn đến các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác trên cơ thể.
- Chụp UIV: Thường được dùng để đánh giá chức năng của thận khi nghi ngờ thận bị tổn thương bởi các u chèn ép, xâm lấn.
- Chụp PET-CT: Phương pháp này có vai trò lớn trong việc đánh giá di căn nhưng ít có giá trị trong đánh giá mức độ tổn thương.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm hồng cầu, tế bào ung thư, vi khuẩn hay những dấu hiệu khác trong nước tiểu khi bàng quang bị ung thư.
- Sinh thiết: Lấy một mẫu nhỏ tế bào trong bàng quang bằng nội soi để đi sinh thiết khẳng định bệnh.
6. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang là gì?
Nếu ung thư bàng được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì người bệnh hoàn toàn có cơ hội được chữa khỏi bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang được áp dụng hiện nay là:
6.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật để điều trị ung thư bàng quang là một phương pháp phổ biến. Tùy thuộc vào tình chất, kích thước của khối u và giai đoạn bệnh thì sẽ có loại phẫu thuật khác nhau cho phù hợp:
- Cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo. Đây là một thủ thuật các bác sĩ có thể thực hiện nhằm điều trị ung thư bàng quang khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang bán phần: Với những bệnh nhân ở giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ phát triển khu trú ở một vùng thì có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện loại phẫu thuật này.
- Đối với ung thư bàng quang thể xâm lấn thì phẫu thuật thuật cắt bỏ bàng quang triệt để sẽ thường được sử dụng nhất. Khi tiến hành, toàn bộ bàng quang, các hạch xung quanh, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể sẽ bị cắt bỏ. Mục đích là để loại bỏ những phần có thể chứa tế bào ung thư một cách triệt để. Đối với nam giới, các cơ quan đó có thể là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Còn ở phụ nữ, đó có thể là tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo.
6.2. Phương pháp xạ trị
Xạ trị có thể được áp dụng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước của khối u. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi và tăng mức an toàn khi tiến hành phẫu thuật.
Hoặc là sau khi phẫu thuật, sử dụng xạ trị để tiêu diệt triệt để các gốc của tế bào ung thư còn có khả năng sót lại.
Tuy nhiên, có những trường hợp xạ trị trong và xạ trị ngoài để điều trị cho những bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật.
6.3. Hóa trị chữa ung thư bàng quang
Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc, hóa chất đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi thực hiện hóa trị, các bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Hóa trị có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật, xạ trị tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh.
Liệu pháp sinh học
Liệu pháp sinh học hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch, là phương pháp sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo đối với các trường hợp bệnh còn ở giai đoạn đầu. Liệu pháp sinh học này có khả năng giúp ngăn ngừa ung thư bàng quang tái phát. Một số liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng như ENLARGE, BCG, ức chế điểm kiểm soát miễn dịch…
7.Những biện pháp phòng ngừa mắc ung thư bàng quang
Tuy không tránh khỏi hoàn toàn nguy cơ bị ung thư bàng quang, nhưng việc thực hiện những biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh xuống thấp nhất có thể:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào, xì gà.
- Tránh xa những nơi có môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm hóa chất, phóng xạ. Nếu phải làm những công việc đặc thù phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại này thì phải có trang thiết bị bảo hộ.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, nhưng nên lựa chọn uống nước lọ, nước ép trái cây. Tránh dùng các đồ uống như rượu bia, cafe, nước giải khát có ga.
- Cân bằng chế độ ăn có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, giữ tinh thần thoải mái. Tránh thức khuya hoặc bị áp lực tâm lý quá lớn.
- Chạy bộ, tập yoga và các bộ môn thể dục thể thao khác để nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Như vậy có thể kết luận ung thư bàng quang là một bệnh lý nguy hiểm, chưa xác định được rõ nguyên nhân và có nhiều yếu tố nguy cơ. Chính vì vậy, bạn nên nâng cao tinh thần phòng tránh, chú ý phát hiện và điều trị kịp để có cơ hội chữa khỏi, giảm các ảnh hưởng đến sức khỏe.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng