Bệnh máu trắng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Máu trắng là một trong những căn bệnh ung thư ác tính rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao và khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Vậy nguyên nhân của bệnh máu trắng là do đâu ? Các dấu hiệu và cách chữa trị như thế nào ? Xin mời các bạn đọc của GHV KSol hãy cùng tham khảo qua những thông tin về căn bệnh này ngay sau đây.

XEM THÊM:

Bệnh máu trắng và thông tin tổng quan

Chắc hẳn các bạn cũng đã đôi lần từng nghe qua về căn bệnh máu trắng này và tính chất nguy hiểm của bệnh. Vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bản chất và các dạng bệnh máu trắng này trước nhé.

Bệnh máu trắng là bệnh gì?

Bệnh máu trắng hay còn được gọi là bệnh ung thư máu, ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu. Đây là dạng bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u nên rất người bệnh rất khó phát hiện được.

benh-mau-trang_19
Khi bị bệnh máu trắng không tạo khối u trên người

Bệnh máu trắng xuất hiện khi lượng bạch cầu trong cơ thể có hiện tượng gia tăng đột biến và điều này sẽ khiến cho nó vị thiếu thức ăn, chất dinh dưỡng. Do đó mà bạch cầu đã ăn chính hồng cầu, là một thành phần của máu. Điều này sẽ khiến cho hồng cầu s ẽ từ từ bị phá hủy, làm cho người bệnh bị thiếu máu và dẫn đến tử vong.

Các dạng bệnh bạch cầu

Hiện nay, bệnh bạch cầu đã được nghiên cứu và chia ra thành 4 dạng chính với các đặc điểm như sau:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: là dạng bệnh thường thấy nhiều nhất ở người lớn, nhất là ở nam giới. Bệnh có tính chất tiến triển nhanh kèm theo các triệu chứng như: sốt, khó thở, đau khớp. 
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: cũng là một dạng bệnh có tính chất tương tự với bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính là chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn. 
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính: là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn ở độ tuổi cao. Dạng bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính còn được chia thành các nhóm nhỏ gồm: bạch cầu dòng lympho tế bào B cấp tính, bạch cầu dòng lympho tế bào T cấp tính,  lympho Burkitt, bạch cầu chưa phân hóa cấp tính.
  • Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính: là dạng bệnh bạch cầu phổ biến nhất với người lớn và ít khi ảnh hưởng đến trẻ em.
benh-mau-trang_191
Hình ảnh so sánh giữa máu bình thường và bệnh bạch cầu

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh máu trắng

Việc nắm được những nhân và những triệu chứng của bệnh máu trắng sẽ giúp cho các bạn có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả và sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh máu trắng

Trên thực tế thì chúng ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh máu trắng là gì? Nhưng các bác sĩ cho rằng các tác nhân gây ra bệnh có thể là do những yếu tố sau:

  • Do con người đã tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất phóng xạ như benzene, formaldehyde từ môi trường sống và làm việc. 
  • Những người bệnh nhân đã từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị, dược phẩm cũng rất dễ mắc bệnh.
  • Với những trẻ em mắc hội chứng Down thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do có sự thay đổi nhiễm sắc thể nhất định. 
  • Các hội chứng rối loạn máu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh máu trắng.
  • Người bệnh cũng có thể mắc bệnh máu trắng do di truyền khi trong gia đình có người thân từng bị.
 

Triệu chứng của bệnh máu trắng

Tính chất nguy hiểm của bệnh máu trắng là nó không xuất hiện các khối u trên cơ thể và rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó mà các bạn cần chú ý theo dõi và đi khám nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sau: 

  • Làn da trở nên trắng nhạt, xanh xao, cơ thể mệt mỏi vì số lượng hồng cầu đang bị sụt giảm.
  • Thường xuyên nhức đầu, đổ mồ hôi do lượng máu đưa lên não không đủ khiến cho não bị thiếu oxy và gây đau đầu.
  • Một trong những triệu chứng chính của bệnh máu trắng đó là đau xương, khớp chân, đầu gối, cánh tay… do tủy đang bị tấn công.
  • Bệnh nhân thường xuyên bị sốt cao, cảm cúm, vết thương khó lành do khả năng miễn dịch bị giảm trầm trọng.
  • Người mắc ung thư máu sẽ dễ bị chảy máu nướu răng, chảy máu cam, dễ bị bầm tím, các vết thương khó cầm máu… do khả năng đông máu đã bị suy giảm.
  • Ngoài ra, bệnh máu trắng còn khiến cho người bệnh bị đầy bụng, ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn…
benh-mau-trang_13
Khị bị bệnh máu trắng, người bệnh rất dễ bị chảy máu cam

Các phương pháp điều trị bệnh máu trắng

Nhờ có công nghệ y học tiên tiến hiện nay mà bệnh ung thư máu đã được điều trị bằng rất nhiều phương pháp. Dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, dạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một trong những cách điều trị phù hợp nhất gồm: 

  • Chữa bệnh máu trắng bằng hóa trị: là phương pháp dùng thuốc uống, thuốc tiêm để truyền vào tĩnh mạch, tiêm vào dịch não tủy nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Cách điều trị này được thực hiện theo chu kỳ, mỗi chu kỳ có khoảng thời gian nhất định để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
  • Chữa bệnh máu trắng bằng liệu pháp sinh học: có nghĩa là truyền chất kháng thể vào người bệnh để làm chậm sự tăng trưởng hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Đồng thời cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể tốt hơn.
  • Chữa bệnh máu trắng bằng xạ trị: là sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
  • Chữa bệnh máu trắng bằng cách thay tủy xương: có nghĩa là người bệnh sẽ được thay bằng tủy xương của một người hiến phù hợp, thường là những người có chung huyết thống. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hỏng thì nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu và kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu.
benh-mau-trang_16
Thay tủy xương là phương pháp điều trị bệnh máu trắng mang lại hiệu quả cao

Chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh máu trắng

Bệnh nhân khi mắc bệnh máu trắng thì tinh thần và thể chất đều bị suy sụp nghiêm trọng. Do đó mà họ cần phải được chú ý quan tâm, chăm sóc đặc biệt để có thể nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh hơn.

Người bệnh máu trắng cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Tuy rằng người bị bệnh máu trắng không cần phải kiêng nhiều món ăn như các loại bệnh khác nhưng để tránh cho bệnh có phát sinh tiêu cực thì các bạn nên chú ý một số điều sau trong chế độ ăn của mình:

  • Cụ thể là bệnh nhân nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất từ ngũ cốc, trái cây, rau quả, thịt cá để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
  • Đồng thời cần phải hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ ăn cứng, đồ ăn quá cay sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Chú ý lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, không có chất bảo quản, thuốc trừ sâu… để đảm bảo không gây hại cho cơ thể. 
  • Người bệnh máu trắng trong quá trình điều trị thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, trướng bụng, đi ngoài… nên bạn chú ý chia bữa ăn thành nhiều bữa với lượng thức ăn vừa phải để cơ thể có thể dung nạp được dưỡng chất.
benh-mau-trang_17
Bệnh nhân máu trắng cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ

Người bệnh máu trắng cần giữ được tinh thần thoải mái

Khi mắc bệnh máu trắng thì người bệnh sẽ khó tránh khỏi tinh thần chán nản, ủ dột vì nghĩ mình đã cận kề cái chết khiến cho việc tiếp nhận điều trị sẽ khó hơn. Vậy nên người nhà hãy chú ý:

  • Luôn bên cạnh động viên, san sẻ giúp bệnh nhân có thể vượt qua được những ám ảnh tâm lý nói trên. Giúp họ lấy lại tinh thần lạc quan, vui vẻ để có động lực sống và điều trị bệnh mạnh mẽ hơn.
  • Bệnh nhân bị bệnh máu trắng hãy thực hiện các hoạt động yêu thích như đọc sách, vẽ tranh… Hoặc tham gia các hội nhóm để tâm trạng được thay đổi, không còn suy nghĩ đến bệnh tật để tránh cảm giác bi quan.
benh-mau-trang_18
Người nhà bệnh nhân cần luôn ở bên chăm sóc, động viên

Người bệnh máu trắng nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh máu trắng là căn bệnh phức tạp với diễn biến nhanh, khó lường nên người bệnh cần chú ý thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

  • Nếu như bệnh nhân có những triệu chứng bất thường gì thì cần báo ngay cho bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.
  • Tái khám đều đặn theo định kỳ là một việc hết sức quan trọng trong điều trị căn bệnh này để tránh sự tái phát. Do đó bạn nên chú ý thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.

Là một căn bệnh rất khó chữa trị nên khi bạn cảm thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như thường xuyên đau nửa đầu, chóng mặt, mất ngủ, cơ thể suy nhược thì nên đi khám bác sĩ ngay nhé. Vì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh máu trắng. Như vậy thì chúng ta sẽ kịp thời phát hiện để việc chữa trị có hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

XEM VIDEO: VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7