5 cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả
Ung thư buồng trứng là bệnh có tỷ lệ gia tăng và trẻ hóa trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định chính xác nhưng tuổi tác, sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, thời gian rụng trứng nhiều… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư buồng trứng xảy ra khi có sự thay đổi bất thường trong cấu trúc gen dẫn đến sự tăng trưởng và phân chia mất kiểm soát của các tế bào tại buồng trứng hình thành nên các khối u ác tính. Tại Việt Nam, ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính phụ khoa phổ biến thứ ba, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung với tỷ lệ mắc mới và tử vong ngày càng tăng.
2. Một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định chính xác nhưng tuổi tác, sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, thời gian rụng trứng nhiều… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng:
Tuổi tác
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Ung thư buồng trứng phổ biến nhất ở nữ giới trên 50 tuổi. Yếu tố nguy cơ này xuất phát từ sự thay đổi hoóc môn sinh lý nữ ở giai đoạn mãn kinh dễ dẫn đến những biến đổi bất thường tại buồng trứng.
Thời gian rụng trứng nhiều
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, những phụ nữ không sinh con, sinh con muộn, có kinh sớm và mãn kinh muộn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. Không những vậy, những phụ nữ không cho con bú cũng nằm trong nhóm nguy cơ này. Nguyên nhân này được giải thích là do nhóm phụ nữ này có thời gian rụng trứng dài dễ dẫn đến bề mặt của buồng trứng bị tổn thương và sai sót trong quá trình tái tạo tế bào.
Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn
Liệu pháp thay thế hoóc môn thường được nữ giới sử dụng để bổ sung nội tiết tố trong thời kì suy giảm sinh lý để làm giảm các triệu chứng như lo âu, mệt mỏi, tóc gãy rụng… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, khảo sát tại Mỹ, Anh đã cho kết quả đáng buồn khi sử dụng liệu pháp này trên 5 năm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng
Béo phì
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nữ giới béo phì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 10% so với những người bình thường. Nguyên nhân xuất phát từ việc các mô mỡ thừa có khả năng tổng hợp estrogen cao – yếu tố nguy cơ làm tăng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Chưa có kết luận cụ thể nào về mối liên hệ ung thư buồng trứng ở nữ giới với các thành viên trong gia đình (mẹ, chị em gái). Tuy nhiên các nhà khoa học đã khẳng định rằng, nữ giới có mẹ hay chị em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú có nguy mắc cao hơn những người bình thường, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm (trước 50 tuổi) và mang một trong hai gen đột biến BRCA1 và BRCA2.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng lớp niêm mạc trong tử cung bong ra nhưng không được đưa ra ngoài mà bị đẩy ngược lại bên trong bàng quang, trực tràng và buồng trứng gây viêm nhiễm các vùng này. Khi buồng trứng bị viêm nhiễm và có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn dễ dẫn đến sự biến đổi bất thường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Năm cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả
Phụ nữ mắc ung thư buồng trứng có tới 94% cơ hội sống nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh.
Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn phát triển. Tùy vào mỗi giai đoạn bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.
2.1. Phẫu thuật
Cũng giống như một số bệnh ung thư khác, phẫu thuật là phương pháp được đánh giá cao nhất trong điều trị ung thư buồng trứng. Tùy thuộc vào tiến triển bệnh và sự lây lan của các tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định cắt bỏ buồng trứng, cổ tử cung, phẫu thuật diện rộng… Sau phẫu thuật, các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp bổ trợ như xạ trị, hóa trị.
2.2. Xạ trị
Là phương pháp bổ trợ sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt, làm nhỏ các tế bào ung thư ở buồng trứng và các bộ phận liên quan. Xạ trị cũng làm giảm các cơn đau khi tế bào ung thư di căn đến xương, phổi.
2.3. Hóa trị
Cùng với xạ trị, hóa trị được sử dụng kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng sau phẫu thuật tuy nhiên trong một số trường hợp hóa trị cũng được chỉ định như một phương pháp độc lập. Các hóa chất như Carboplatin, Taxol sử dụng trong hóa trị được đưa vào tĩnh mạch sẽ làm giảm kích thước khối u và hạn chế khả năng tái phát bệnh.
2.4. Điều trị nhắm mục tiêu
Đây là phương pháp dùng thuốc nhắm vào các đặc tính của tế bào ung thư buồng trứng để tiêu diệt mà không gây tổn hại đến các mô lành. Một số nhóm thuốc điều trị nhắm mục tiêu là Bevacizumab và Olaparib.
2.5. Sử dụng thuốc ONX– 0801
Đây là phương pháp điều trị mới nhất vừa được công bố tại Mỹ vào tháng 6/2017. Các thử nghiệm thuốc rất khả quan đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
3. Tầm soát ung thư buồng trứng như thế nào?
3.1. Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên trong khám tầm soát ung thư buồng trứng, kiểm tra một số dấu hiệu ung thư buồng trứng và kiểm tra vùng xương chậu bằng cách kiểm tra các phần tiếp xúc với bộ phận sinh dục ngoài. Trường hợp phát hiện nghi ngờ sẽ chuyển sang khám chuyên sâu.
3.2. Xét nghiệm máu, nước tiểu và chất chỉ điểm khối u
Xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ phát hiện sớm nguy cơ ung thư buồng trứng là định lượng CA 125. Đây là loại protein hiện diện với nồng độ cao trong máu khi có sự hiện diện của khối u. CA 125 bình thường trong cơ thể được xác định ở mức 35 U/ml. Bất kì sự tăng CA 125 nào đều có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường. Không chỉ bắt nguồn từ ung thư buồng trứng, CA 125 cũng có thể tăng trong nhiều trường hợp như mang thai, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tụy, viêm vùng chậu…
Ngoài xét nghiệm CA 125, khách hàng khám còn được thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu khác để phát hiện một số bệnh lý và nguy cơ ung thư khác như bệnh lý về gan mật, viêm nhiễm đường sinh dục…
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện ung thư buồng trứng sớm là siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo để phát hiện những bất thường tại tử cung, buồng trứng; siêu âm ổ bụng giúp phát hiện những bất thường ở các cơ quan trong ổ bụng, trong đó có buồng trứng – cơ quan nằm ở bụng dưới cơ thể.
Ngoài ra, một số chẩn đoán hình ảnh là siêu âm tuyến giáp, siêu âm tuyến vú…
Điều trị ung thư buồng trứng càng sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp trả lời thắc mắc về cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng. Để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn, hãy gọi 18006808/ Hotline 0962686808.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch