6 phương pháp giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Nội dung bài viết
Làm thế nào để giảm nhẹ các tác dụng phụ của hóa trị ung thư là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đối với bệnh nhân và người nhà khi chuẩn bị hóa trị. Để biết những tác dụng phụ này là gì mà mọi người đều e sợ đến vậy và phương pháp hạn chế chúng mời bạn đọc bài viết của GHV KSol dưới đây.
XEM THÊM:
- Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
- Thức ăn cho người hóa trị ung thư
- So sánh phương pháp hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?
I. Những tác dụng phụ của hóa trị ung thư thường gặp
1. Mệt mỏi
Mệt mỏi là tác dụng phụ của hóa trị ung thư thường gặp nhất. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thoáng qua, nhưng cũng có thể cảm thấy cơ thể suy kiệt, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Tình trạng này có thể nặng hơn ở những bệnh nhân trước đó đã phẫu thuật hay xạ trị.
Tình trạng mệt mỏi thường liên quan đến các tác dụng phụ khác cũng do hóa trị như thiếu máu, đau đớn, nhiễm trùng và trầm cảm,…
2. Rụng tóc
Một số loại hóa chất trị liệu có thể gây rụng tóc hoặc lông từ khắp cơ thể. Rụng tóc thường bắt đầu vài tuần đầu tiên từ khi hóa trị, có thể xuất hiện ở một vài thời điểm hoặc suốt quá trình điều trị. Triệu chứng này có xu hướng tăng lên 1 đến 2 tháng sau đó và là nguyên nhân làm bệnh nhân mất tự tin về ngoại hình nhất.
Nguy cơ rụng tóc có thể được bác sĩ dự đoán dựa trên các loại thuốc và liều thuốc bạn đang dùng. Các thuốc chống ung thư thường gây rụng tóc: doxorubicin, cyclophosphamide, epirubicin, docetaxel,…
3. Rối loạn về máu
Các dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được tạo ra từ tế bào gốc sinh máu vạn năng ở tủy xương. Hóa trị liệu ảnh hưởng đến quá trình tạo máu mới này, vì vậy bệnh nhân ung thư bị tác dụng phụ do suy giảm các dòng tế bào máu. Số lượng tế bào máu bị giảm này có thể trở lại bình thường sau khi hoàn tất hóa trị. Nhưng trong quá trình điều trị, có nhiều vấn đề xảy ra khi số lượng tế bào máu thấp, thậm chí nhiều trường hợp phải tạm dừng hóa trị nên cần phải theo dõi chặt chẽ công thức máu.
- Hồng cầu: là 1 loại tế bào máu có chức năng vận chuyển dinh dưỡng và oxy tới các mô, cơ quan của cơ thể. Thiếu hồng cầu gây ra triệu chứng thiếu máu. Thiếu máu nặng hoặc kéo dài, các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não thiếu oxy dẫn đến triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, mất ngủ,…
- Bạch cầu: là thành phần giữ chức năng miễn dịch của cơ thể. Giảm bạch cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn tới tình trạng dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Chú ý các triệu chứng như sốt, đổ mồ hôi bất thường, cảm giác ớn lạnh,… Tuy nhiên những triệu chứng này thường mờ nhạt, chỉ phát hiện khi có nhiễm trùng và biến chứng, không phát hiện kịp thời trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tiểu cầu: là các tế bào máu có chức năng trong quá trình đông máu. Chúng giúp hình thành cục máu đông khi gắn vào các mạch máu bị tổn thương. Khi bị giảm tiểu cầu bạn có thể dễ chảy máu và bầm tím hơn bình thường, phụ nữ trong kỳ kinh có thể ra nhiều hơn và kéo dài hơn bình thường. Thông thường trong hóa trị, triệu chứng giảm tiểu cầu chỉ là thoáng qua nhưng vẫn xảy ra trường hợp tiểu cầu bị giảm vĩnh viễn do tổn thương không hồi phục ở tủy xương.
4. Buồn nôn và nôn
Có thể xuất hiện 1 – 2h đầu khi truyền hóa chất (nôn cấp tính) hoặc sau truyền 24h (nôn muộn). Nhiều trường hợp xảy ra nôn trước khi truyền do tâm lý của bệnh nhân. Tác dụng phụ này phụ thuộc vào loại thuốc trị liệu, liều thuốc, đường dùng, thể trạng bệnh nhân và cả yếu tố tâm lý như đã nói ở trên, các yếu tố này kích thích trung tâm nôn ở hành tủy gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp khi điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt có thể gây suy kiệt do bệnh nhân ăn uống kém, hoặc ảnh hưởng đến đường dùng thuốc khi bệnh nhân dùng hóa chất đường uống.
5. Viêm loét miệng
Sau khi bắt đầu hóa trị vài ngày bạn đã có thể bị tác dụng phụ viêm loét miệng, tình trạng này thường kết thúc trong khoảng 10 – 14 ngày sau.
- Tác dụng phụ gây viêm loét miệng của hóa trị ung thư
Phân loại mức độ viêm loét miệng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
- Mức 0: Không có triệu chứng viêm loét miệng.
- Mức 1: Đau miệng, không loét, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường.
- Mức 2: Miệng đau và loét, bệnh nhân vẫn có thể ăn được chế độ ăn thông thường.
- Mức 3: Bệnh nhân rất khó khăn và đau khi nuốt thức ăn cứng, phải ăn đồ ăn lỏng.
- Mức 4: Bệnh nhân không thể ăn, uống và nuốt, phải dùng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần hoặc đặt ống nuôi ăn dạ dày.
Triệu chứng này gây đau, dễ nhiễm trùng, giảm khả năng ăn uống, khó thở,… làm giảm rất nhiều chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
6. Tiêu chảy hoặc táo bón
Thuốc hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời cũng tiêu diệt cả các tế bào niêm mạc ruột làm giảm hấp thu thức ăn và nước gây tiêu chảy. Tiêu chảy là tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị chữa ung thư, tuy nhiên cũng xảy ra nhiều trường hợp do chính bệnh ung thư gây ra. Tình trạng này nặng có thể gây mất nước, rối loạn điện giải nguy hiểm cho người bệnh.
Một tác dụng phụ khác khi hóa trị thường gặp trên hệ tiêu hóa là táo bón do hóa trị làm thay đổi chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và ăn uống của bạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón mắc phải.
7. Suy giảm trí nhớ
Sau hóa trị, nhiều bệnh nhân ung thư than phiền về việc bị suy giảm trí nhớ, nhớ nhớ quên quên, hay bồn chồn,… Đây là tác dụng phụ gây suy giảm chức năng não của hóa trị.
Những triệu chứng bạn có thể gặp phải khi suy giảm trí nhớ:
- Khó tập trung.
- Khó tìm đúng từ phù hợp, dù là từ thông dụng.
- Không nhớ tên cả những người thân quen, ngày tháng quan trọng và đôi khi là các sự kiện lớn trong đời.
- Khó làm cùng lúc 1 số việc, như nói chuyện trong khi đang nghe nhạc, sau đó quên mất đang làm gì.
- Quên những điều mà bình thường bạn có thể rất nhớ.
- Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc (tất cả suy nghĩ, sắp xếp và xử lý đều chậm hơn).
8. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc hóa trị lên tim. Ngoài gây loạn nhịp, hóa trị còn có thể gây độc lên tim theo cách làm thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim hay suy tim,… Các tổn thương này có thể là tạm thời nhưng cũng có thể không hồi phục tùy theo loại thuốc, liều lượng và mức độ trên từng bệnh nhân.
Các biểu hiện thường gặp bạn có thể cảm nhận được khi hóa chất trị liệu là tức ngực, khó thở, người mệt mỏi, tim đập nhanh, trống ngực đập mạnh, huyết áp tăng, phù chân,….
II. 5 phương pháp giảm nhẹ tác dụng phụ của ung thư
Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Ung thư Toàn cầu, Việt Nam có khoảng 126.000 ca mắc mới ung thư và hơn 94.000 ca tử vong do ung thư, gấp 9 lần con số tử vong do tai nạn giao thông chỉ riêng năm 2018.
Ung thư là căn bệnh được coi là nguy hiểm nhất hiện nay, song bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Có nhiều cách để điều trị, trong đó hóa trị đang là liệu pháp chính thức và hữu hiệu nhất hiện nay, bên cạnh phẫu thuật và xạ trị. Đương nhiên phương pháp này mang lại hiệu quả chữa bệnh và cũng mang đến cả tác dụng phụ cho bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân vì không chịu nổi tác dụng phụ của hóa trị ung thư mà phải bỏ dở điều trị, thậm chí có trường hợp tử vong. Do đó, chìa khóa vàng để thành công cho đợt hóa trị của bạn là ngăn chặn tác dụng phụ ngay từ ban đầu bằng các phương pháp dưới đây:
1. Phương pháp 1: Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm nhẹ tác dụng phụ hóa trị
Thời gian của một phác đồ hóa trị thường kéo dài. Theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh ung thư có sức khỏe tốt thì những tác dụng phụ của hóa trị ung thư thường nhẹ và kết thúc nhanh hơn so với những người suy kiệt. Chế độ dinh dưỡng có thể nói là biện pháp đầu bảng để gia tăng sức khỏe cho bệnh nhân.
Do đó, trước khi bắt đầu hóa trị, để duy trì sức khỏe và năng lượng bạn nên chuẩn bị một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Những thực phẩm bạn nên ưu tiên trong thực đơn hàng ngày là rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Uống nhiều nước, sữa, súp, nước ép trái cây,… để tránh tình trạng mất nước trong quá trình hóa trị, đồng thời các bữa ăn lỏng cũng là lựa chọn hợp lý nếu bạn bị viêm loét miệng, khó ăn đồ cứng, khó hấp thu. Ăn các món mềm, mát hoặc đông lạnh như sữa chua, kem tươi và nước đá. Chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn. Một lưu ý có thể rất cần với người bệnh bị tác dụng phụ buồn nôn và nôn là ăn nhiều protein và calo sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế các chất kích thích, thực phẩm có hàm lượng đường trắng cao, nhiều chất béo bão hòa và muối.
Bên cạnh chế độ ăn uống, thì bạn cũng cần điều chỉnh lại lịch làm việc, sinh hoạt nhẹ nhàng hơn, ngủ đủ và đúng giờ để cải thiện thể trạng, chuẩn bị tốt nhất cho một đợt hóa trị thành công.
2. Phương pháp 2: Hạn chế tác dụng phụ của hóa trị bằng luyện tập và vận động
Nhiều bệnh nhân ung thư không muốn vận động, luyện tập trong và sau quá trình hóa trị vì vừa mệt mỏi vừa lo tập gây mệt mỏi, mất sức hơn. Trên thực tế, tập luyện vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế lại là phương pháp hiệu quả giúp giảm mệt mỏi do tăng lượng máu tới các cơ quan, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bị yếu cơ bắp do thiếu vận động.
- Hạn chế tác dụng phụ của hóa trị bằng luyện tập và vận động hàng ngày
Tùy từng bệnh ung thư, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có lịch tập luyện hợp lý. Thường là trong tuần đầu sau hóa trị, bệnh nhân đã có thể tập đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng để tăng lượng máu đến cơ, kích thích tiêu hóa và bài tiết chất độc. Thời gian tập phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của bạn, tuy vậy nên tăng dần thời gian qua mỗi lần tập. Khi tập cần mặc quần áo thoải mái, ăn uống vừa đủ để hỗ trợ tốt cho việc tập luyện.
3. Phương pháp 3: Hỏi bác sĩ về thuốc dự phòng hoặc điều trị tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ của hóa trị có thể dự phòng hoặc điều trị triệu chứng hiệu quả bằng thuốc. Thuốc có thể được kê bởi bác sĩ ngay khi có chỉ định về loại thuốc hóa trị liệu hoặc do bệnh nhân đề xuất khi có triệu chứng. Các nhóm thuốc như:
- Thuốc chống nôn thường được kê ngay từ đầu trong trường hợp loại thuốc hóa trị bạn dùng dễ gây buồn nôn và nôn.
- Thuốc giảm đau/hạ sốt trong trường hợp có đau hoặc sốt.
- Thuốc trị tiêu chảy/táo bón: cân nhắc sau khi thay đổi thói quen ăn uống, vận động, sinh hoạt.
- Thuốc trị thiếu máu: thường bổ sung sắt, acid folic, B12.
- Thuốc kích thích sinh các dòng tế bào máu: kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu/bạch cầu/tiểu cầu tùy trường hợp.
- Thuốc gây tê: giảm đau trong những trường hợp viêm loét miệng.
- Bù nước, điện giải: khi bệnh nhân sốt hay tiêu chảy có nguy cơ mất nước.
Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý hỏi bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong giai đoạn này.
4. Phương pháp 4: Ghi nhật ký tác dụng phụ gặp phải để dự phòng lần sau
Hóa trị thường chia thành nhiều đợt. Đợt đầu tiên bạn thường tham khảo ý kiến từ bác sĩ, nhân viên y tế, các bệnh nhân khác hoặc tìm hiểu thông tin qua mạng để dự phòng và đối phó với các tác dụng phụ có thể xảy ra khi hóa trị. Tuy nhiên, những đợt sau đó bạn có thể theo dõi tác dụng phụ mình hay gặp bằng cách ghi lại sổ nhật ký. Như vậy bạn có thể biết rõ tác dụng phụ nào mình hay gặp, gặp ở thời điểm nào, sau bao lâu tác dụng phụ này thuyên giảm, chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào thì bản thân bạn sẽ thấy thoải mái và nhanh hồi phục hơn,…
Ngoài ra trong sổ nhật ký tác dụng phụ này bạn hãy ghi thêm số điện thoại bác sĩ, số cấp cứu, những điều cần lưu ý khác. Cuốn sổ này bạn cũng nên chia sẻ với người thân của bạn để được giúp đỡ khi cần.
5. Phương pháp 5: Chuẩn bị tâm lý để chiến thắng tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Tâm lý lo lắng, sợ hãi quá mức có thể làm sức khỏe chuyến biến xấu, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hóa trị.
Bạn nên tin tưởng vào bác sĩ, suy nghĩ lạc quan, tích cực. Bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt theo sở thích cá nhân, bạn có thể thay đổi hình ảnh để có thêm tự tin, khắc phục yếu tố tự ti trong tâm lý. Ví dụ khi rụng tóc bạn có thể mang tóc giả, đội mũ, choàng khăn, chăm sóc da và trang điểm. Chia sẻ với người thân quen, bạn bè của bạn để vơi đi gánh nặng tâm lý. Tham gia các hội nhóm bệnh nhân ung thư để kết nối, đồng cảm và sẻ chia cùng nhau cũng là một lựa chọn tốt.
Các kỹ thuật giãn cơ, thôi miên, ức chế sinh học để thư giãn có thể giúp ích và cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Ví dụ để giảm mức lo lắng và quên được những khó chịu có thể dùng 0,5 mg Iorazepam 3 lần/ngày.
Một số trường hợp cần cách ly trong hay sau khi điều trị có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, trầm cảm, rối loạn tâm thần. Lúc này cần cả người thân, bác sĩ điều trị và bác sĩ tâm lý vào cuộc. Các nhu cầu tình cảm của bệnh nhân cần được đặt lên cao nhất trong trường hợp này.
6. Sử dụng viên uống GHV KSOL phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
HOTLINE TƯ VẤN: 1800 6808 – 0962 686 808
CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO TRONG GHV KSOL
MỘT SỐ CÂU CHUYỆN KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG GHV KSOL VÀ CÓ KẾT QUẢ TỐT TRONG ĐIỀU TRỊ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng