6 cách giảm tác dụng phụ hóa trị ung thư

Phương pháp hóa trị là cách điều trị bệnh ung thư bằng hóa chất, được ưu tiên sử dụng ở giai đoạn khi bệnh đã lan rộng và di căn. Tuy nhiên, hóa trị gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ hóa trị ung thư, chúng ra cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu vì sao hóa trị gây tác dụng phụ

Hóa trị được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư, đây chính là phương pháp sử dụng thuốc. Hiện nay, có khoảng hơn 100 loại thuốc dùng để hóa trị và được phân theo những nhóm khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc và tác dụng của thuốc. 

giam-tac-dung-phu-hoa-tri-1
Phương pháp hóa trị gây ra nhiều tác dụng phụ

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bệnh nhân, phụ thuộc vào sức khỏe và giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Những loại thuốc này khi đi vào cơ thể, có thể gây ảnh hưởng đến cả những tế bào bình thường. Vì vậy, đây chính là nguyên nhân dẫn đến các tác dụng phụ của hóa trị

Quá trình điều trị của một bệnh nhân không phải đều gặp những tác dụng phụ giống nhau, có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng gồm liều lượng thuốc, loại thuốc, phác đồ điều trị, độ tuổi, sức khỏe của người bệnh…

2. Sáu cách giảm tác dụng phụ hóa trị ung thư 

Không phải bệnh nhân nào cũng chịu phản ứng phụ của thuốc giống nhau, tùy vào từng loại thuốc điều trị, liều lượng sử dụng, phác đồ chữa trị, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe mà tác dụng phụ của hóa trị lên mỗi người cũng sẽ khác nhau. Cùng tìm hiểu các triệu chứng và cách giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư.

2.1. Giảm tác dụng phụ mệt mỏi, khó chịu

Hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải tình trạng mệt mỏi khi điều trị bằng phương pháp hóa trị. Có người cảm thấy choáng váng, chóng mặt; có người thì mệt mỏi lâu dài, suy nhược cơ thể, không thể vận động, chỉ muốn nằm. Các triệu chứng thường gặp nhất đó là: căng thẳng, đau đớn, chán nản, thiếu máu, hoa mắt, chảy máu cam…

Để cải thiện tình trạng mệt mỏi do hóa trị, bạn nên:

  • Gặp bác sĩ để được tư vấn nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mệt mỏi của bạn để chẩn đoán nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp để điều trị các triệu chứng trên.
  • Vận động, thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của bạn.
  • Sinh hoạt, ăn uống, làm việc khoa học, trong khả năng cho phép, không làm những việc nặng nhọc.
  • Nếu cảm thấy kiệt sức thì cần sự giúp đỡ của người khác.
  • Uống thuốc đều đặn.
giam-tac-dung-phu-hoa-tri-2
Khi mệt mỏi do hóa trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc nặng

2.2. Giảm tác dụng phụ buồn nôn

Buồn nôn là tác dụng phụ mà bệnh nhân thường gặp trong quá trình điều trị bằng phương pháp hóa trị. Nếu không có cách khắc phục triệu chứng này thì cơ thể bệnh nhân sẽ rất mệt mỏi, và khó kiểm soát được tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số cách giảm tác dụng phụ buồn nôn:

  • Chia nhỏ bữa ăn, cách khoảng 2 – 3 giờ/bữa.
  • Tăng cường uống nước lọc, nước ép trái cây, cách bữa ăn khoảng 1 tiếng, không nên uống ngay sau khi ăn.
  • Bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc điều trị tình trạng buồn nôn phù hợp với bệnh, loại thuốc hóa trị mà bạn đang dùng.
  • Các loại thuốc điều trị buồn nôn như: thuốc kháng receptor Serotonin 5HT3 như Setron, Benzamide, Corticosteroid…

2.3. Giảm tác dụng phụ rụng tóc

Các lớp biểu bì và phần phụ của da như móng tay, móng chân, tóc, nang lông… rất dễ chịu tác dụng phụ của hóa trị do có đặc tính sinh trưởng nhanh. Triệu chứng rõ nhất khi hóa trị đó là rụng tóc.

Rụng tóc là việc khó tránh khỏi khi hóa trị. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể:

  • Cắt tóc ngắn hoặc cạo trọc trước khi hóa trị nếu muốn tóc mọc lại được đều hơn.
  • Giữ da đầu, tóc sạch sẽ bằng cách dùng các sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng khăn mềm lau khô.
  • Chải tóc bằng lược răng thưa để đỡ kéo tóc rụng nhiều.
  • Lựa chọn một bộ tóc giả phù hợp với khuôn mặt.
giam-tac-dung-phu-hoa-tri-3
Cạo trọc sẽ giúp tóc mọc lại đều hơn sau khi kết thúc đợt hóa trị

2.4. Giảm tác dụng phụ thiếu máu

Giảm số lượng các dòng tế bào máu khá phổ biến khi điều trị hóa trị ung thư. Ví dụ như:

  • Thiếu hồng cầu: Sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó thở, mất ngủ, nhợt nhạt… nặng hơn là hoa mắt, chóng mặt, lạnh tay chân…
  • Thiếu bạch cầu: Có thể dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị giảm hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể, gây nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Thiếu tiểu cầu: Biểu hiện của thiếu tiểu cầu là chảy máu cam, bầm tím, xuất hiện các mảng hoặc nốt xuất huyết ở dưới da, nôn ra máu, đi ngoài phân đen kèm máu tươi, rong kinh…

2.4.1. Giảm tác dụng phụ thiếu hồng cầu

  • Bác sĩ kê bổ sung thêm sắt, Vitamin B12, thuốc kích thích tế bào gốc sinh máu vạn năng ở tủy xương: Epoetin Alfa hoặc Darbepoetin Alfa.
  • Truyền máu nếu tình trạng thiếu máu nặng.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt, ngũ cốc, bông cải xanh…

2.4.2. Giảm tác dụng phụ thiếu bạch cầu

  • Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu Filgrastim.
  • Dùng kháng sinh mạnh để điều trị khi có nhiễm trùng.
  • Luôn luôn kiểm tra mức giảm bạch cầu trong máu từ 10 – 14 ngày sau khi hóa trị.
  • Tái khám ngay nếu sốt trên 38,5 độ hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác.

2.4.3. Giảm tác dụng phụ thiếu tiểu cầu

  • Bác sĩ có thể sẽ chỉ định giãn thời gian nghỉ giữa 2 đợt điều trị hóa trị, hoặc có thể giảm bớt liều.
  • Dùng thuốc Oprelvekin để ngăn giảm tiểu cầu.
  • Tránh dùng những vật sắc nhọn như kéo, dao… và rửa tay sạch bằng xà phòng.

2.5. Giảm tác dụng phụ hóa trị khi táo bón, tiêu chảy

Tế bào niêm mạc đường tiêu hóa bị tiêu diệt, làm mất khả năng hấp thu dịch và chất dinh dưỡng gây tiêu chảy. Còn niêm mạc ruột do hóa trị làm suy yếu chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng gây táo bón. 

2.5.1. Khi bị táo bón:

  • Uống nhiều nước giúp làm sạch ruột, thanh lọc cơ thể, làm mềm phân…
  • Ăn nhiều chất xơ như rau, trái cây… giúp nhuận tràng, kích thích đi vệ sinh…
  • Vận động nhẹ nhàng giúp nội tạng chuyển động, tăng lực thành ruột, phục hồi chức năng tiêu tháo ruột.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng giúp kích thích, làm trơn khắc phục tình trạng táo bón.

2.5.2. Khi bị tiêu chảy:

  • Chia nhỏ bữa ăn, ít chất xơ, dễ tiêu hóa: chuối, khoai tây, bánh mì trắng…
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất xơ, dầu mỡ, đồ cay nóng…
  • Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây…
  • Sử dụng thuốc trị tiêu chảy như Dipenoxylate, Loperamide…
  • Ăn nhiều chất xơ để giảm tác dụng phụ hóa trị khi bị táo bón

2.6. Giảm tác dụng phụ hóa trị khi loét miệng, loét họng

Tác dụng phụ loét miệng, loét họng gây đau đớn, khó ăn, khó thở, khó nuốt dẫn tới giảm cân, mất nước, nhiễm trùng khoang miệng.

Để giảm tác dụng phụ loét miệng, loét họng có những cách sau:

  • Kiểm tra miệng 2 lần/ngày bằng cách soi đèn pin để phát hiện ra vết loét.
  • Chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai, không ăn đồ cứng, khô, hạn chế đồ chua, cay…
  • Giữ sạch miệng bằng cách đánh bàn chải lông thềm, không dùng tăm mà dùng chỉ nha khoa để xỉa răng.
  • Giữ ẩm miệng bằng cách nhai kẹo cao su loại không đường.

Có rất nhiều tác dụng phụ của hóa trị ung thư ảnh hưởng đến người bệnh theo nhiều mức từ nhẹ đến nặng. Bạn hãy tham khảo các cách giảm tác dụng phụ hóa trị ung thư trên đây, để có cách chăm sóc và tăng cường sức khỏe hơn.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7