7 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo chính là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh hóa trị ung thư không đạt được hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Thậm chí có những bệnh nhân đã chết vì suy dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh. Bởi vậy chế độ dinh dưỡng đối với các bệnh nhân hóa trị ung thư đóng vai trò rất quan trọng. Vậy bệnh nhân hóa trị ung thư nên ăn gì? Dưới đây là 7 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư tốt nhất mà GHV KSol gợi ý cho bệnh nhân có thể tham khảo.

XEM THÊM:

Hóa trị ung thư là việc sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể thông qua: đường uống, truyền vào tĩnh mạch, tiêm vào động mạch người bệnh. Bệnh nhân có thể hóa trị liệu tại nhà, tại các phòng mạch của những bác sĩ chuyên về ung thư, tại các dưỡng đường hay bệnh viện. Không chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, hóa trị còn giúp làm giảm kích thước khối u để hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật hay xạ trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bênh nhân ung thư đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị thông qua đường tiêm bắp
Bệnh nhân ung thư đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị thông qua đường tiêm bắp

1. Vì sao thức ăn cho người hóa trị ung thư lại đóng vai trò quan trọng?

Như chúng ta đã biết những người điều trị bệnh ung thư, nhất là bằng phương pháp hóa trị thì hóa chất sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Nhóm tác dụng phụ thường thấy nhất là tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên buồn nôn. Đây chính là những nguyên nhân khiến cho bệnh nhân mắc ung thư bị suy dinh dưỡng, kiệt sức trong và sau quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh không thể ăn uống được bình thường sẽ khiến cơ thể thiếu đi dưỡng chất cần thiết. Từ đó luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Nghiêm trọng hơn, không ít bệnh nhân còn bị suy kiệt cơ thể, không đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe để tiếp tục hóa trị. Điều này gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả điều trị bệnh và làm giảm sự sống của bệnh nhân. Thậm chí thiếu dinh dưỡng trong quá trình hóa trị ung thư còn làm tăng tỷ lệ biến chứng, nguy cơ nhiễm trùng và gây tử vong ở bệnh nhân.

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho người hóa trị ung thư đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó có thể giúp cho bệnh nhân tránh được tình trạng suy dinh dưỡng, sụt cân. Đồng thời, nâng đỡ cơ thể bệnh nhân để có đủ sức khỏe cho các đợt hóa trị bệnh. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường thể lực, hạn chế các tác dụng phụ của hóa chất điều trị. Giúp cho bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, sống khỏe hơn.

2. 7 loại thức ăn cho người hóa trị ung thư tốt nhất

Mỗi loại bệnh lý khác nhau sẽ yêu cầu chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với những bệnh nhân hóa trị ung thư để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh nhân có thể bổ sung những loại thức ăn dưới đây.

2.1. Thức ăn chứa đạm

Đạm sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể bệnh nhân ung thư. Đồng thời bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể vì ở những bệnh nhân ung thư cần tiêu hao rất nhiều năng lượng. Bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu đạm như các loại thịt màu trắng như: thịt gà hay thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn…

Bệnh nhân cần chú ý đa dạng thực đơn để tránh tình trạng chán ăn, không muốn ăn và giúp cảm thấy ngon miệng hơn. Đồng thời cần chú ý cân đối việc nạp những thức ăn chứa nhiều đạm từ động vật và thực vật. Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng dư nạp thừa đạm vào cơ thể dẫn đến những hệ lụy không hay.

Thức ăn cho người hóa trị ung thư
Sau hóa trị bệnh nhân ung thư nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều đạm để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể

2.2. Thức ăn chứa chất xơ

Cung cấp chất xơ cho cơ thể sẽ giúp bệnh nhân đang hóa trị ung thư hạn chế được tình trạng táo bón, một trong những tác dụng phụ thường gặp do hóa trị bệnh gây ra. Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nên chọn những thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan…

2.3. Thức ăn chứa tinh bột

Một trong những tác dụng phụ khác của hóa trị ung thư đó là nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy. Để hạn chế tình trạng này trong quá trình hóa trị liệu, người bệnh nên bổ sung những thức ăn chứa nhiều tinh bột. Chẳng hạn như: gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch hay các loại khoai như khoai lang, khoai tây…

2.4. Bổ sung cà rốt

Hầu hết các bệnh nhân ung thư đều được khuyến khích bổ sung cà rốt vào thực đơn của  mình. Trong cà rốt có chứa các thành phần giúp tăng hiệu quả của hóa trị liệu. Nếu bạn uống nước ép cà rốt mỗi ngày còn giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư gan, ung thư phổi

Việc bổ sung cà rốt cho bệnh nhân hóa trị ung thư còn giúp bệnh nhân hấp thụ được nhiều vitamin để cơ thể được khỏe mạnh hơn sau mỗi lần hóa trị. Bởi vậy bệnh nhân nên uống khoảng 1 ly nước ép cà rốt mỗi ngày. Hoặc chế biến cà rốt với các loại thực phẩm khác để tránh nhàm chán và ăn ngon miệng hơn.

2.5. Kẹo gừng

Bệnh nhân hóa trị ung thư thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn. Lúc này bạn có thể ngậm kẹo gừng để hạn chế được tác dụng phụ này. Chú ý sử dụng trước khi ăn để có thể ăn uống được ngon miệng hơn.

2.6. Quả mọng nước

Các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu ung thư sẽ khiến cho bệnh nhân giảm tiết nước bọt và gây khô miệng. Lúc này sử dụng những loại quả mọng nước đặc biệt là cam sẽ giúp hạn chế tình trạng này hiệu quả.

Bệnh nhân nên bổ sung nước ép cam mỗi ngày hoặc có thể thay thế bằng một số loại quả như bưởi, quýt, chanh… nếu người bệnh không có những tổn thương ở miệng, hầu hay họng.

2.7. Hành, tỏi

Những loại thức ăn này không chỉ có chất chống oxy hóa cao mà còn chứa các thành phần kháng khuẩn rất tốt. Những thành phần này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đồng thời có khả năng cải thiện một số viêm nhiễm, tổn thương trên cơ thể. Thậm chí còn góp phần ức chế sự phát triển của một số loại ung thư. Chính vì vậy, những bệnh nhân đang hóa trị ung thư cũng nên bổ sung loại thức ăn này. Bệnh nhân có thể sử dụng tỏi, hành, để làm gia vị cho các món ăn.

3. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn cho người hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cảm nhận thức ăn của người bệnh. Để cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bệnh nhân khi sử dụng thức ăn cần chú ý những vấn đề sau:

– Bệnh nhân hóa trị ung thư thường cảm thấy chán ăn, vì vậy thực đơn không chỉ cần đảm bảo về dinh dưỡng mà còn cần thay đổi liên tục, đa dạng món ăn để kích thích sự thèm ăn cũng như cảm giác ngon miệng cho người bệnh.

– Do thường xuyên bị khô miệng nên hãy chế biến những món ăn mềm và nhiều nước cho những bệnh nhân đang hóa trị ung thư. Điều này giúp họ dễ ăn, dễ nuốt và có lợi hơn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời bệnh nhân không phải tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc nhai, nuốt thức ăn.

Sau hóa trị ung thư bệnh nhân nên sử dụng các loại thức ăn như cháo, súp để thuận tiện cho việc tiêu hóa
Sau hóa trị ung thư bệnh nhân nên sử dụng các loại thức ăn như cháo, súp để thuận tiện cho việc tiêu hóa

– Khẩu vị của bệnh nhân hóa trị ung thư cũng dễ bị thay đổi, bệnh nhân có thể bị đắng miệng và sợ mùi tanh. Do đó thức ăn cho người bệnh nên hạn chế những vị này. Đồng thời bệnh nhân nên súc miệng kỹ trước khi ăn để cảm nhận thức ăn được tốt hơn, giúp ngon miệng hơn.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn dành cho bệnh nhân đang hóa trị ung thư. Điều này không chỉ giúp họ dễ ăn hơn mà còn hạn chế được cảm giác chán ăn.

– Bên cạnh đó, bệnh nhân hãy lưu ý bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Cố gắng uống nhiều nước và chia thành từng ngụm, uống chậm trong vài phút.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 7 thức ăn cho người hóa trị ung thư mà bệnh nhân có thể tham khảo. Với từng loại bệnh ung thư, thức ăn có thể có những thay đổi khác nhau. Vì vậy để đảm bảo an toàn nhất bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng bất kỳ thực đơn nào.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7