[Hỏi đáp] Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?

Viêm tuyến nước bọt không phải là một bệnh xa lạ. Nhưng vẫn có rất nhiều người thắc mắc khi bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thời điểm phát hiện và điều trị đóng vai trò quan trọng. Vậy nên, hãy cùng GHV KSol đi tìm hiểu về câu hỏi bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi? Cũng như cách điều trị, chẩn đoán và các thông tin cần biết khác về căn bệnh này.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu một số thông tin về bệnh viêm tuyến nước bọt

1.1. Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Tuyến nước bọt là tuyến có vai trò sản xuất ra nước bọt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Các tuyến nước bọt nằm rải rác xung quanh miệng từ mang tai, dưới hàm đến dưới lưỡi của con người. Các cặp tuyến nước bọt chính ở người đó là:

  • Cặp tuyến nước bọt ở mang tai: Đây là cặp tuyến nước bọt có kích thước lớn nhất. này nằm ở hai bên má, kéo dài từ ngang đỉnh tai xuống đến hàm.
  • Cặp tuyến nước bọt dưới hàm: Kích thước của cặp này đứng thứ 2 trong số 3 cặp tuyến nước bọt chính. Hai tuyến này nằm ở hai bên và phía dưới xương hàm.
  • Cặp tuyến nước bọt dưới lưỡi: Trong ba cặp tuyến nước bọt chính thì đây là cặp nhỏ nhất. Nằm ở bên trong miệng, dưới hai bên lưỡi.

Ngoài những cặp tuyến nước bọt chính trên, còn rất nhiều những tuyến nước bọt nhỏ hơn khác với các nhiệm vụ khác nhau trong việc điều tiết nước bọt và tiêu hóa thức ăn.

Vậy viêm tuyến nước bọt là gì? Đó là tình trạng tuyến nước bọt bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh này có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn các ống tuyến, dẫn đến giảm lượng nước bọt được tiết vào miệng.

Vị trí thường bị viêm nhất đó là tuyến nước bọt ở mang tai, sau đó là đến tuyến nước bọt dưới hàm. Bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó ở người lớn thì viêm tuyến nước bọt thường xảy ra kèm với những bệnh lý mãn tính.

bi-viem-tuyen-nuoc-bot-bao-lau-thi-khoi-1
Viêm tuyến nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, và thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai

1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt rất đa dạng, trong đó chủ yếu do các vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn gây viêm tuyến nước bọt thường gặp nhất đó là Staphylococcus aureus. Ngoài ra còn có một số vi khuẩn khác như Streptococcus viridans, Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli…

Bên cạnh đó, còn có thể là do một số nguyên nhân khác như:

  • Do một số tình trạng bệnh lý gây giảm lượng nước bọt được tiết ra như mất nước, khô miệng, tắc nghẽn ống nước bọt do nhầy, có khối u hoặc sỏi ở tuyến nước bọt…
  • Tác dụng phụ của xạ trị vùng đầu – mặt- cổ.
  • Nhiễm một số loại virus như: Virus quai bị, HIV, Herpes, virus cúm A…

Chính vì vậy, nếu có một số yếu tố sau thì sẽ có nguy cơ bị viêm nước bọt cao hơn so với người bình thường:

  • Tuổi tác: Người già trên 65 tuổi.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Người chưa tiêm ngừa quai bị.
  • Người đang mắc một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, hội chứng Sjogren, bệnh u hạt…
  • Bệnh nhân mất nước nhiều, vừa phẫu thuật hoặc điều trị bằng phương pháp xạ trị ở vùng đầu cổ.

1.3. Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt

Thực ra, viêm tuyến nước bọt thường có biểu hiện từ rất sớm nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Một số biểu hiện có thể gặp ở người bị viêm tuyến nước bọt đó là:

  • Vùng mang tai bị sưng đau đột ngột, đau khi cử động hàm, khi nhai nuốt đồ ăn hay khi đóng mở miệng. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh quai bị.
  • Nước bọt tiết ra ít hơn bình thường, quánh lại, khô miệng, mất vị giác.
  • Hơi thở có mùi hôi bất thường do tuyến nước bọt bị sưng viêm. 
  • Đôi khi có lẫn mủ trong nước bọt, đến lúc này thì bệnh đã diễn biến khá nghiêm trọng.
  • Mặt hoặc cổ bị sưng lên, vị trí sưng khác nhau tùy vào vùng bị viêm nhiễm.

Khi có những dấu hiệu này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ sớm nhất để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

2. Bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?

Trên thực tế, người bị viêm tuyến nước bọt có thể tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn. Rất khó để đưa ra chính xác khoảng thời gian để khỏi bệnh hoàn toàn do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Mức độ viêm nhiễm khi phát hiện bệnh: Người bệnh được phát hiện càng sớm, diễn biến bệnh còn nhẹ thì thời gian khỏi bệnh càng nhanh. 
  • Nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi của bệnh nhân.
  • Phương pháp điều trị và mức độ đáp ứng với các phương pháp này của người bệnh.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là vệ sinh răng miệng trong thời gian điều trị bệnh.

Như vậy có thể thấy, việc chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến thời gian khỏi bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tuyến nước bọt ở những phần tiếp sau đây.

bi-viem-tuyen-nuoc-bot-bao-lau-thi-khoi
Viêm tuyến nước bọt được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng nhanh khỏi

3. Cách chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt

Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi khám lâm sàng người bệnh về các triệu chứng, biểu hiện của bệnh, tiền sử bệnh lý, sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị của người bệnh. Sau đó, nếu nghi ngờ người bệnh bị viêm tuyến nước bọt thì bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra để có thể đưa ra kết luận chính xác như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm tuyến nước bọt.
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI.
  • Nội soi tuyến nước bọt.
  • Sinh thiết tế bào nếu có khối u để đánh giá mức độ lành tính, ác tính của các tế bào khối u.

4. Điều trị viêm tuyến nước bọt

Sau khi thực hiện các kiểm tra và có thể kết luận được bệnh, các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng, nguyên nhân cụ thể của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt có thể áp dụng như là:

Thuốc

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định cho những trường hợp bị bệnh ra nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, tùy theo mức độ của các triệu chứng mà có thể dùng thêm các thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.

Đối với trường hợp do các bệnh lý mãn tính khác gây ra thì sẽ sử dụng các thuốc điều trị theo từng bệnh cụ thể. Người bệnh cần lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh phải tuân theo đơn thuốc của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc để điều trị viêm tuyến nước bọt, vì có thể xảy ra trường hợp dùng sai thuốc, thậm chí là ngộ độc thuốc.

Thực hiện các thủ thật, phẫu thuật

Nếu người bệnh bị tích tụ nhiều mủ trong tuyến nước bọt hay trong miệng, đặc biệt là có các ổ áp xe hình thành thì các thủ thuật chọc hút, dẫn lưu dịch mủ có thể được bác sĩ thực hiện.

Trong trường hợp phát hiện sỏi hoặc có khối u thì sau khi thăm khám, xác định tình trạng thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ sỏi, khối u. Mục đích là để loại bỏ những yếu tố gây hẹp hay tắc nghẽn tuyến nước bọt.

Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng được tiến hành với những bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mãn tính hoặc tái phát nhiều lần dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tích cực khác.

Nói chung là, việc điều trị viêm tuyến nước bọt sẽ càng đơn giản và có hiệu quả cao khi được thực hiện từ giai đoạn sớm của bệnh.

Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị

Bệnh cạnh các thực hiện các phương pháp điều trị y tế như đã kể trên, thì người bệnh cũng cần có những giải pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng tại nhà như là:

  • Chườm ấm tại vùng mặt, cổ, má bị sưng đau do viêm tuyến nước bọt. Cách này có thể giúp bạn giảm bớt đáng kể cảm giác đau nhức, khó chịu mà không cần dùng đến thuốc giảm đau,
  • Tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể ở khoảng 2-2,5 lít/ngày. Mục đích là để kích thích tăng tiết nước bọt, từ đó tự làm sạch tuyến nước bọt.
  • Dùng nước muối ấm để súc miệng 2-3 lần/ngày để giảm bớt lượng vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng hơn.
  • Bạn có thể ngậm các viên kẹo thảo dược hoặc chanh tươi thái mỏng thành lát để kích thích tăng lượng nước bọt được tiết ra ở miệng đồng thời giảm bớt sưng đau.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên răng lưỡi để hạn chế điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
bi-viem-tuyen-nuoc-bot-bao-lau-thi-khoi-2
Súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ bớt vi khuẩn trong miệng, tránh bị viêm tuyến nước bọt nặng hơn

5. Một số câu hỏi khác thường gặp về viêm tuyến nước bọt

5.1 Viêm tuyến nước bọt có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Trên thực tế, viêm tuyến nước bọt rất hiếm khi gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra tình trạng tích tụ mủ, tạo thành ổ áp xe ở bên trong tuyến nước bọt.

Với trường hợp khối u lành tính gây ra bệnh thì khối u này sẽ phát triển khiến cho kích thước của tuyến nước bọt bị phình to lên. Tình huống xấu nhất đó là khối u phát triển thành ác tính thì có thể sẽ phá hủy tuyến nước bọt, gây khó khăn đau đớn trong các chuyển động của vùng đầu-mặt-cổ.

Không những thế, vi khuẩn từ tuyến nước bọt có thể lây lan gây viêm nhiễm sang những vùng khác, bao gồm cả nhiễm khuẩn da như viêm mô tế bào. Một vài trường hợp còn có thể xảy ra biến chứng là gây viêm mô tế bào cấp tính ở vùng sàn miệng, khiến lưỡi của bệnh nhân bị đẩy lên. Từ đó, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó nuốt.

5.2 Viêm tuyến nước bọt có lây không?

Do nước bọt có thể là con đường lây nhiễm của một số bệnh truyền nhiễm nên rất nhiều người lo ngại viêm tuyến nước bọt có thể lây.

Tuy nhiên, sự thật thì viêm tuyến nước bọt không gây lây nhiễm từ người qua người. Cho tới hiện nay vẫn chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào do lây nhiễm. Nguyên nhân được lý giải là do cấu tạo đặc biệt của tuyến nước bọt.

Nếu viêm nhiễm dẫn đến sự hình thành các khối u ở tuyến nước bọt thì phần lớn là những u lành tính, sẽ không lân lan sang những vùng khác của cơ thể.

Mặc dù viêm tuyến nước bọt không lây nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Vì vậy, không nên chủ quan khi mắc bệnh này.

6. Cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt

Thay vì để bị bệnh rồi lo lắng không biết lúc nào sẽ khỏi, thì hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa hàng ngày. Một số giải pháp đơn giản mà lại đem lại hiệu quả ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt mà bạn có thể áp dụng đó là:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, nên bổ sung nước bằng các loại nước như nước khoáng, nước lọc, nước ép trái cây. Tránh uống nước ngọt có gas hay đồ uống có cồn.
  • Đánh răng sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa mắc ở kẽ răng, trên lưỡi. Súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch súc miệng hàng ngày.
  • Không hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Khi ăn nên nhai từ tốn, nhai kĩ để kích thích tiết nước bọt.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân có thể gây bệnh.
  • Định kỳ đi khám nha khoa cũng như sức khỏe tổng quát ở các trung tâm, bệnh viện có uy tín.

Trên đây là những thông tin xung quanh câu hỏi “ bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi”. GHV KSol hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh cũng như điều cần biết khác về bệnh viêm tuyến nước bọt.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL