Người bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

Khi bị viêm phế quản có nên tập thể dục không là câu hỏi của nhiều người bệnh. Có người lo lắng việc tập thể dục sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ giải đáp câu hỏi người bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

XEM THÊM:

1.Người bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

Bất cứ một hoạt động thể chất nào cũng được xem là tập thể dục, với bệnh nhân viêm phế quản có nên tập thể dục hay không? Câu trả lời đó là hoàn toàn có. Người bị viêm phế quản hoàn toàn có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, Yoga hoặc với cường độ nặng hơn thì có thể là bơi lội, quần vợt…Bên cạnh đó, tập thể dục ở người bị viêm phế quản cũng có thể hiểu là khi người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày như làm vườn, lau chùi nhà cửa,…

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bị viêm phế quản nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Đồng thời nên lựa chọn những bài tập vừa sức. Những người bị viêm phế quản có sức khỏe tốt hơn thì có thể thực hiện các loại bài tập thể dục theo kiểu đi bộ với tốc độ khoảng 4 – 6 km/ giờ. Các bài tập này sẽ giúp cho phổi tăng cường hoạt động lấy oxy và đẩy lượng khí cặn ra ngoài được hiệu quả hơn.

bi-viem-phe-quan-co-nen-tap-the-duc-khong
Bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?

2. Điều gì xảy ra trong quá trình tập thể dục của người bệnh viêm phế quản

Khi tập thể dục thì hai cơ quan quan trọng nhất của cơ thể đó là phổi và tim sẽ được hoạt động một cách tối đa. Khi phổi tăng cường hoạt động sẽ làm tăng quá trình thông khí ở phổi, cải thiện được tình trạng khó thở và thiếu oxy cho người bị viêm phế quản, đặc biệt là các trường hợp bị viêm phế quản mãn tính.

Khi bệnh nhân bị viêm phế quản tập thể dục cũng sẽ giúp tim đập nhanh hơn, tăng cường hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này vô cùng có lợi cho những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

Cơ chế tác động tới phổi làm tăng thông khí phổi khi người bị viêm phế quản tập thể dục được lý giải như sau: Khi người bệnh viêm phế quản tập thể dục, đây sẽ được coi là một trong những hoạt động nặng nhọc, khiến cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn, và tăng cường đào thải khí CO2 nhiều hơn. Để đáp ứng được với điều này, phổi sẽ phải tăng cường hoạt động đồng thời tăng cường giãn nở.

Khi luyện tập thể dục thể thao, phổi phải hoạt động nhiều hơn, nhịp thở sẽ gia tăng. Chính vì nguyên nhân này sẽ đôi khi khiến người bệnh viêm phế quản cảm giác thấy mệt mỏi hơn, khó thở nhiều hơn hay biểu hiện điển hình nhất khi người bệnh viêm phế quản tập thể dục đó chính là hụt hơi. Để tránh xuất hiện tình trạng này, người bị viêm phế quản chỉ nên tập thể dục khi tình trạng bệnh đã được kiểm soát, cải thiện hoặc đã giảm bớt các dấu hiệu như khó thở, ho khan, ho có đờm,….

3. Lợi ích khi người bị viêm phế quản có nên tập thể dục

Khi người bị viêm phế quản tập thể dục, mặc dù đôi khi người bệnh có thể cảm thấy khó thở hơn nhưng nếu kiên trì tập thể dục với cường độ vừa phải cũng như thực hiện các bài tập một cách hiệu quả thì sẽ giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt là cơ hoành, là một trong những cơ có tác động lớn nhất tới hệ hô hấp của người bị viêm phế quản.

Người mắc viêm phế quản nên tập thể dục vì cách này còn giúp cải thiện sức khỏe tổng quát của người bị viêm phế quản, đồng thời cải thiện, nâng cao tâm lý cho người bệnh. Điều này giúp cho người bị bệnh viêm phế quản hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng phổi hay ung thư phổi.

XEM THÊM >>> Những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối

4. Hướng dẫn tập thể dục đúng cách cho người bị viêm phế quản

Có nên tập thể dục và tập như thế nào thì đúng cách khi bị viêm phế quản còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh là cấp tính hay mãn tính.

4.1. Đối với người bị viêm phế quản cấp tính

Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh viêm phế quản mà sẽ có các bài tập với cường độ phù hợp. An toàn nhất là khi các triệu chứng của bệnh chỉ giới hạn ở vùng phía trên cổ (xoang, họng và đầu).

Đối với người bị viêm phế quản cấp tính nên hạn chế những hoạt động quá sức, có nghĩa là nên có kế hoạch tập luyện trong 3 đến 10 ngày của thời kỳ hồi phục. Khi các triệu chứng đã được giải quyết (mặc dù có thể ho khan vẫn còn) nhưng cũng sẽ an toàn hơn với mức độ hoạt động thấp.

Nếu muốn tăng mức độ hoạt động lên thường xuyên hơn thì có thể phải chờ sau khoảng vài tuần kể từ khi khỏi bệnh. Lúc này phổi sẽ phục hồi rõ ràng hơn. Nhưng chỉ nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, giảm thời gian và tần suất cũng như cường độ tập luyện xuống còn một nửa so với bình thường là tốt nhất cho người bị viêm phế quản cấp tính.

4.2. Cách tập thể dục đối với người bị viêm phế quản mãn tính

Đối với những người bị viêm phế quản mãn tính, việc tập thể dục có vẻ sẽ khó khăn. Nhưng thực tế là các vận động hỗ trợ tăng cường hoạt động tim mạch thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe phổi trong và sau những đợt bệnh.

Có hai dạng bài tập thể dục cho người bị viêm phế quản mãn tính, bao gồm là:

  • Các bài tập xen kẽ: Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các bài tập xen kẽ hoặc hoạt động vài phút sau đó thì nghỉ ngơi để giúp giảm cảm giác khó thở.
  • Các bài tập thở có kiểm soát: Bao gồm các bài tập mím môi và thở bụng. Việc thở chậm, giữ cho thời gian đường thở mở lâu hơn và giúp cho không khí thở ra nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng nên thực hiện kết hợp cả hai bài tập trong vòng 5 – 10 phút mỗi ngày để cải thiện hiệu quả triệu chứng khó thở.
  • Thở bằng miệng liên quan đến việc thở bằng mũi, người bệnh nên thở chậm rãi và thở mím môi dài gấp đôi so với thời gian hít vào. Thở bằng bụng đòi hỏi quá trình hít vào và thở ra diễn ra giống nhau, tuy nhiên nó được thực hiện mà không cần phải mím môi, chỉ cần tập trung vào sự lên xuống của phần bụng. Điều quan trọng trong khi thực hiện các bài tập là giữ cho đầu, cổ và vai được thư giãn. Vì điều này sẽ đảm bảo cho cơ hoành thực hiện được nhiều công việc và khôi phục lại theo cách của nó.

5. Người bị viêm phế quản tập thể dục nên lưu ý điều gì?

Những điều mà người bị viêm phế quản cần lưu ý khi tập thể dục để giúp cải thiện và đảm bảo an toàn đó là:

  • Các bài tập kéo dài ở mức độ nhẹ nhàng chẳng hạn như yoga cần tránh thực hiện các tư thế hướng xuống hoặc lộn ngược vì sẽ tạo điều kiện cho đờm đi lên, gây ra tình trạng sặc.
  • Các hoạt động thể thao được khuyến khích nên thực hiện đó là đi bộ hoặc bơi lội với mức độ vừa phải.
  • Người bệnh nên tiếp tục các hoạt động hàng ngày khi các triệu chứng đã giảm bớt, ví dụ như việc nhà, làm vườn, dắt chó đi dạo hay chơi golf.
  • Luyện tập theo tốc độ nhất định và vừa phải với bản thân để cảm thấy thoải mái nhất.
  • Vận động làm nóng cơ thể trước khi tập và hạ nhiệt cơ thể sau khi tập thể dục, để giúp cho nhịp thở ổn định dần dần và trở lại bình thường
  • Tập trung cải thiện sức mạnh của cơ bắp để cải thiện sức khỏe của phổi.
  • Tập trung vào thời gian hoạt động mỗi ngày hơn là tập trung vào cường độ.
  • Chú ý đến thời gian kéo dài và tần suất của hơi thở.
  • Điều chỉnh việc tập luyện để đáp ứng được những thay đổi về thời tiết hay điều kiện môi trường xung quanh.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trước khi tập luyện để giúp làm giãn mở đường thở và làm lỏng chất nhầy.
  • Uống nước nhiều trong quá trình luyện tập thể dục.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn khi cần thiết sau mỗi bài tập.
  • Khi tập thể dục cần có sự kiện trì vì có thể mất khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng để thấy được kết quả.
  • Tập luyện với cường độ vừa phải và tâm lý thoải mái thay vì lo lắng về các yếu tố khác như nhịp tim hoặc nhiệt độ cơ thể.

XEM THÊM >>> Giải đáp: Bệnh nhân ung thư phổi có ăn được trứng vịt lộn không?

6. Khi nào thì người bị viêm phế quản nên ngừng tập thể dục?

Tập thể dục có thể giúp giảm bớt các biểu hiện của viêm phế quản và thúc đẩy quá trình phục hồi. Nhưng trong một số trường hợp nồng độ oxy cơ thể cần khi luyện tập có thể vượt quá khả năng cung cấp của phổi, đặc biệt là khi đường thở đang bị tổn thương.

bi-viem-phe-quan-co-nen-tap-the-duc-khong-1
Ngừng tập khi thấy các triệu chứng như ho trở nên nặng hơn

Việc tập thể dục nên dừng lại ngay lập tức nếu người bị viêm phế quản có các triệu chứng sau:

  • Ho nhiều hơn.
  • Khò khè.
  • Cảm thấy đau ngực
  • Cảm thấy khó tiêu.
  • Tăng cảm giác tức ở vùng ngực.
  • Cảm thấy đau nhức cơ thể.
  • Nước tiểu có màu nâu, vàng sẫm.

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn ngay cả khi đã dừng tập thể dục thì hãy liên hệ với bác sĩ. Cho họ biết về các bài tập mà bạn đã làm khi các triệu chứng xảy ra

Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi người bị viêm phế quản có nên tập thể dục không? Tùy theo tình trạng cụ thể mà người bệnh nên lựa chọn những bài tập thích hợp và ghi nhớ một số lưu ý cần thiết.

.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7