[Giải đáp] Ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì?

Nhiều người thắc mắc ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì? Bởi đây là hiện tượng rất hay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và dẫn đến tình trạng khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu để giải đáp câu hỏi ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì?

XEM THÊM:

1. Ăn không tiêu là gì?

Ăn không tiêu là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn do thức ăn chứa trong dạ dày không được tiêu hóa, do đó dẫn đến tình trạng ăn không tiêu.

Hiện tượng ăn không tiêu thường không nguy hiểm nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa.

2. Nguyên nhân của bệnh ăn không tiêu

Nguyên nhân ăn không tiêu thường là do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Cụ thể:

2.1. Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, ăn uống

  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ hay vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi sẽ gây mất tập trung khi ăn, nuốt nhiều không khí khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm và gây khó tiêu.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo khiến cho dạ dày quá tải và gây cản trở việc tiêu hóa thức ăn.
an-khong-tieu-day-bung-kho-tho-nen-lam-gi
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Chế độ vận động nghỉ ngơi không hợp lý.
  • Ăn xong nằm ngay hoặc chạy nhảy ngay sau khi ăn.
  • Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ.
  • Chế độ ăn uống không cân đối, ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột cũng có thể dẫn đến ợ chua đầy hơi.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress: Đây là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ăn không tiêu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh gây nên tình trạng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu.
  • Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia; hút thuốc lá nhiều.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

  • Sỏi mật: Khi đó mật sẽ không còn khả năng tiết ra các chất để tiêu hóa thức ăn trong ruột non dẫn đến hiện tượng ăn không tiêu.
  • Rối loạn đường ruột IBS: Các bệnh có liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm đại tràng, Crohn, ung thư ruột kết,.. sẽ có các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng thường xuyên.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do axit dịch vị trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát, ợ nóng, khó tiêu.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Do axit trong dạ dày sản xuất quá nhiều dẫn đến tình trạng ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng.
  • Do không dung nạp lactose: Ăn không tiêu, chướng bụng cũng có thể do hệ tiêu hóa không dung nạp được đường lactose có trong sữa.
  • Béo phì: Khối lượng cơ thể quá lớn sẽ làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và làm giãn cơ co thắt thực quản. Vì vậy, những người béo phì thừa cân sẽ thường bị ợ chua khó tiêu.
  • Thai kỳ: Giai đoạn thai kỳ nội tiết tố thay đổi sẽ làm nhu động dạ dày và trương lực cơ co thắt suy giảm khiến cho thức ăn bị ứ đọng lại, lên men sinh hơi và dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi.

3. Triệu chứng của bệnh ăn không tiêu

Các triệu chứng của tình trạng ăn không tiêu có thể xuất hiện từng đợt hoặc thường xuyên như sau:

  • Sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng có biểu hiện đầy chướng bụng.
  • Dạ dày co thắt bất thường, bụng nóng; ợ hơi, xì hơi nhiều.
  • Bụng đau âm ỉ kéo dài và có xu hướng nặng hơn.
  • Nhức đầu: Bởi vì lượng khí dư trong dạ dày tăng cao gây ra tình trạng đau đầu.
  • Khó thở: Xảy ra do axit dịch vị dạ dày chảy vào thực quản, xâm nhập vào phổi và gây phù nề đường dẫn khí.

Nếu thấy một số triệu chứng ăn không tiêu kèm theo các bất thường như: giảm cân đột ngột, nôn và đi vệ sinh ra máu… thì người bệnh cần phải đến bệnh viện uy tín để kiểm tra chẩn đoán và điều trị kịp thời và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có ăn được hạt điều không?

4. Điều trị bệnh ăn không tiêu

4.1. Điều trị bệnh ăn không tiêu bằng thuốc

Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các nhóm thuốc như thuốc điều hòa co bóp dạ dày, các thuốc tiêu hóa, thuốc chống đầy hơi.

Đồng thời, có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

4.2. Massage bụng điều trị khó tiêu

Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn phải sang trái, xuống dưới, rồi sang phải và trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi. Bạn có thể bôi thêm một chút dầu nóng lên bụng khi xoa để tăng hiệu quả.

Tập yoga giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, chướng hơi.

4.3. Chườm ấm

Một miếng gạc ấm hay khăn ấm đặt ở vùng bụng trên rốn hoặc có thể xoa nhẹ quanh bụng sẽ giảm bớt tình trạng này. Các túi chườm nhiệt cũng có công dụng tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý không được để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da tránh bị bỏng.

4.4. Sử dụng baking soda

Baking soda có khả năng chữa chứng đầy bụng khó tiêu nhờ thành phần chính là natri hiđrocacbonat. Đây là hoạt chất này có chức năng trung hòa axit dịch vị dạ dày và làm thuyên giảm các triệu chứng ợ nóng.

4.5. Kê cao gối khi nằm

Một số người thường có thói quen không nằm gối. Nếu không sử dụng gối khi nằm, cổ họng và dạ dày của bạn sẽ cùng nằm trên một đường thẳng và vì vậy mà axit từ dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên trên, dẫn đến ợ nóng, khó thở.

4.6. Thay đổi thói quen ăn uống

  • Ăn chậm, nhai kĩ vừa giúp dạ dày làm việc ít, vừa tránh nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây đầy bụng.
  • Hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như nước ngọt có ga, bia, rượu,…
  • Hạn chế hút thuốc lá vì có thể gây đầy bụng và buồn nôn.
  • Hạn chế nhai kẹo cao su và kẹo mút để tránh làm cho cơ thể bị dư thừa hơi khí.
  • Tránh chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi vừa mới ăn xong.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như khoai tây luộc, bột yến mạch, trà thảo dược…

4.7. Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện chức năng đường ruột. Ăn nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, giúp bạn tránh táo bón cũng như tránh tình trạng ăn uống khó tiêu và chướng bụng, đầy hơi..

4.8. Bổ sung men vi sinh

Trong đường ruột của mỗi người có hàng tỷ lợi khuẩn để giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Vì lý do bệnh lý mà lợi khuẩn này bị giảm đi nhiều, khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời cải thiện tình trạng như đau bụng, đầy hơi khó tiêu và tiêu chảy, táo bón.

4.9. Uống trà thảo mộc để chữa đầy bụng khó tiêu

Mẹo điều trị khó tiêu, đầy bụng với tiểu hồi hương (thì là), bạc hà, gừng và hoa cúc được sử dụng khá phổ biến.

Bạc hà trị chứng buồn nôn vì tinh dầu của nó trong lá có tác dụng như một loại thuốc giảm đau thuần túy. Trong khi đó, tiểu hồi hương lại có tác dụng kích thích tuyến mật giúp tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, gừng giúp sản sinh tuyến nước bọt và hoa cúc có tác dụng làm thư giãn cơ bắp bị căng cứng. Bạn cũng có thể dùng cả bốn loại thảo dược trên cùng một lúc để giúp giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu.

5. Nên ăn gì khi bị đầy bụng khó tiêu?

Để khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu, có thể sử dụng một số thực phẩm có lợi như:

  • Gừng: Đây là loại củ có hương thơm đặc trưng kèm với vị nóng có thể khắc phục được triệu chứng như buồn nôn và nôn khi cơ thể bị đầy bụng khó tiêu.
  • Hoa cúc La Mã: Giúp điều trị bệnh đau bụng cũng như cải thiện triệu chứng khó chịu diễn ra ở dạ dày và ruột.
  • Bạc hà: Giúp giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi và tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Cam thảo: Rễ cam thảo có công dụng làm dịu đường ruột, giảm viêm và nhiễm trùng thậm chí có thể khắc phục chứng khó tiêu và ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.
an-khong-tieu-day-bung-kho-tho-nen-lam-gi-1
Chuối xanh giúp cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng
  • Đu đủ: Đây là loại quả có lợi đối với tiêu hóa nhờ enzyme papain giúp phân hủy chất đạm từ thức ăn, nhờ đó giảm thiểu táo bón, đầy hơi và loét dạ dày.
  • Chuối xanh: Sử dụng chuối xanh nấu chín có thể cải thiện được chứng tiêu chảy và đau bụng. Bởi vì chuối xanh chứa chất xơ đặc biệt gọi là tinh bột kháng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Thực phẩm chứa pectin: Chứa nhiều trong một số loại trái cây như táo và họ cam quýt. Nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột có lợi nên cải thiện hệ tiêu hóa tốt.
  • Nhóm thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản: Chẳng hạn như yến mạch, gạo và các sản phẩm chế biến từ loại thực phẩm này đều giúp cải thiện cho các dấu hiệu của chứng đầy bụng khó tiêu.
  • Lá ổi: Có tác dụng hỗ trợ điều trị đầy hơi chướng bụng khá hiệu quả bởi vì trong lá ổi có chứa tanin sẽ giúp làm se niêm mạc ruột, giảm dịch nhầy trong dạ dày và giúp chống lại các vi khuẩn gây chướng khí nên.
  • Cần tây: Cần tây được coi là một vị thuốc hỗ trợ các bệnh lý về đường ruột, giúp thanh lọc cơ thể và giải độc đường tiêu hóa rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm khác để cải thiện tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, khó thở như tỏi, quế, lá tía tô, chanh, rượu táo mèo, hạt tiêu,…

6. Tình trạng bệnh như thế nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Bạn cần phải gặp bác sĩ ngay nếu như kèm theo một số triệu chứng sau đây:

  • Chán ăn, có hiện tượng thay đổi khẩu vị.
  • Đi ngoài nhiều lần trong một ngày.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân có nhầy.
  • Táo bón kéo dài.
  • Thường xuyên nôn ói.
  • Sút cân đột ngột.
  • Sốt cao kèm theo đau bụng dữ dội
  • Phân đen và có hình dáng phân bất thường…

XEM THÊM >>> Người bị trào ngược dạ dày có ăn được hành tây không?

7. Cách phòng tránh chứng khó tiêu, đầy bụng

Để phòng ngừa chứng chướng bụng đầy hơi, khó tiêu bạn có thể tham khảo:

  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích nhu động đường ruột, để giải phóng khí dư thừa ra ngoài và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Xem xét và cân nhắc lượng thức ăn sử dụng cho mỗi bữa ăn, tránh ăn quá nhiều.
  • Ưu tiên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bông cải xanh, ngũ cốc, bắp cải, bánh mặn,…
  • Tắm trong bồn nước ấm sẽ giúp giảm đau và căng thẳng ở đường ruột, hơn nữa còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Bổ sung thêm chất xơ vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp phòng ngừa táo bón và tránh bị chướng bụng đầy hơi.
  • Không nên uống nhiều nước ngọt, đồ uống có ga, soda và hạn chế nhai kẹo cao su 
  • Ăn chậm nhai kỹ và tránh ăn quá no, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hay xem ti vi hoặc nghịch điện thoại lúc ăn.
  • Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để giúp giảm tình trạng tích nước trong cơ thể, phòng ngừa tình trạng khó tiêu.
  • Giữ tinh thần thoải mái, đồng thời có chế độ làm việc điều độ, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đúng lúc, không thức khuya.

Trên đây là những điều cần biết về thắc mắc ăn không tiêu đầy bụng khó thở nên làm gì? để giúp những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này tìm ra được nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7