Áp xe hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nội dung bài viết

Áp xe hậu môn xảy ra phần lớn do kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả với trẻ sơ sinh. GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả và các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật áp xe hậu môn qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Áp xe hậu môn là gì?

Đây là tình trạng xuất hiện mủ ở các khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng khi xảy ra nhiễm trùng. Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được đào thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn.

Áp xe hậu môn là thời kỳ cấp tính của quá trình bệnh lý ở ống hậu môn và trực tràng. Trong trường hợp không được điều trị sẽ dẫn đến thời kỳ mãn tính và có thể biến chứng thành bệnh rò hậu môn rất nguy hiểm.

Dựa vào các đặc điểm hình thành và triệu chứng mà bệnh được chia thành 5 loại:

  • Áp xe niêm mạc hậu môn.
  • Áp xe chậu hông trực tràng.
  • Áp xe giữa cơ thắt hậu môn.
  • Áp xe hố ngồi trực tràng.
  • Áp xe dưới da.

Mỗi loại bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác nhau. Do đó nếu có những dấu hiệu bất thường xảy ra, người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.

mo-ap-xe-hau-mon-bao-lau-thi-khoi
Hình ảnh áp xe hậu môn

2. Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

Khi bị bệnh, người bệnh có các triệu chứng điển hình như sau:

Xuất hiện khối cứng sưng tấy ở hậu môn

Khối cứng xuất hiện là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết áp xe hậu môn. Nó sưng cứng lên khiến vùng da quanh hậu môn có màu đỏ, trơn nhẵn và bóng, sau đó sẽ tăng dần kích thước. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm nhận được ở vùng rìa hậu môn bị sưng to. 

Áp xe hậu môn gây ra đau nhói hậu môn

Cảm giác đau nhói ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi xuống do sự xuất hiện của các khối u cứng và sưng gây khó chịu cho người bệnh. Khi bệnh càng tiến triển nặng thì các cơn đau ngày càng tăng, việc đi lại và sinh hoạt cũng trở nên bất tiện hơn. 

Áp xe hậu môn gây ngứa ngáy hậu môn

Hiện tượng ngứa hậu môn xuất hiện là do khi bị áp xe hậu môn chất dịch nhầy và dịch mủ tiết ra bên ngoài, dẫn đến kích thích vùng da quanh hậu môn và hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.

Chảy mủ ở hậu môn

Khi phát triển lớn, áp xe hậu môn tự vỡ ra và chảy nhiều dịch mủ ra ngoài. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển, mang theo mầm bệnh gây kích ứng, viêm nhiễm vùng da hậu môn và hình thành các lỗ rò hậu môn. 

Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà sẽ tạo thành các lỗ rò hậu môn to hay nhỏ, ngắn hay dài khác nhau và kèm theo dịch mủ tiết ra nhiều hay ít. Khi mới hình thành hoặc đang ở giai đoạn viêm cấp tính, các ổ áp xe sẽ có mủ nhiều, dịch mủ màu vàng và đặc, kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu. 

Một số triệu chứng bệnh áp xe hậu môn khác

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh áp xe hậu môn còn có một số triệu chứng toàn thân khác như: sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38 – 40 độ C, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc, nóng đỏ cục bộ ở vùng hậu môn và sức đề kháng suy giảm…

mo-ap-xe-hau-mon-bao-lau-thi-khoi
Hậu môn đau nhói và ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp của áp xe quanh hậu môn

3. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng áp xe hậu môn, có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn do vi khuẩn

Nguyên nhân chủ yếu gây áp xe hậu môn là vi khuẩn đường ruột gram âm, vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn sống ở ngoài da vùng mông hoặc trong lòng ruột già.

Áp xe chính là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khi bị nhiễm trùng, tế bào bạch cầu được hệ miễn dịch tạo ra nhiều hơn để chống lại các vi khuẩn. Đến khi các vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết sẽ cùng với dịch tạo thành mủ. Các khối mủ này sẽ tích tụ trong các khoang, lỗ nhỏ ở trực tràng hoặc ống hậu môn. Nhiễm trùng càng nặng, càng kéo dài thì nguy cơ và mức độ áp xe hậu môn càng tăng.

Cũng có trường hợp bị tổn thương ngoài do các vết nứt ở hậu môn cũng là nguyên nhân khởi phát nhiễm trùng và áp xe bởi chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn lây nhiễm gây ra bệnh. 

Nguyên nhân do vệ sinh hậu môn không sạch sẽ

Khu vực hậu môn và vùng kín thường rất ẩm ướt do bị bao bọc kín, do đó rất dễ gây ra viêm nhiễm tích tụ vi khuẩn gây ra bệnh. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ trong một thời gian dài, sẽ khiến cho các ổ mủ tích tụ lại hình thành nên các áp xe quanh hậu môn. 

Nguyên nhân do khả năng miễn dịch kém

Những người có khả năng miễn dịch kém, hay ốm vặt, thiếu máu, cơ thể suy nhược, đề kháng kém… thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng áp xe hậu môn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, do miễn dịch kém nên có thể bị áp xe hậu môn do vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra, biến chứng có thể là viêm mủ da cạnh hậu môn, áp xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn.

Một số nguyên nhân khác gây áp xe hậu môn

Những đối tượng sau đây có thể tăng nguy cơ bị áp xe hậu môn như: viêm đại tràng, viêm ruột (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng), tiểu đường, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, quan hệ tình dục qua đường hậu môn… 

Ngoài ra, những người sử dụng sai thuốc quy định làm cho niêm mạc da hậu môn bị kích ứng, do chấn thương hậu môn hoặc có dị vật ở hậu môn, điều trị sai cách… cũng có thể gây ra áp xe hậu môn.

4. Áp xe hậu môn có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, áp xe hậu môn là hệ quả của nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở bên trong các tuyến nhỏ ở khu vực hậu môn trực tràng. Theo các chuyên gia, tình trạng này gần như không có khả năng tự khỏi mà cần áp dụng các biện pháp điều trị. Vậy nên nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị đau rát và gặp phải những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Gây nhiễm trùng chảy mủ

Các ổ áp xe lan rộng ra các vùng xung quanh hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng chảy mủ ở hậu môn, đây là biến chứng nguy hiểm cần được điều trị ngay.

Nguy cơ bị rò hậu môn

Áp xe hậu môn được coi là giai đoạn tiền phát gây ra bệnh rò hậu môn. Ban đầu, bệnh nhân có thể thấy các khối áp xe sưng cứng hơn bình thường, tuy nhiên nếu không thăm khám và điều trị triệt để thì những ổ áp xe đó sẽ tăng lên về kích thước, tự vỡ miệng và chảy dịch mủ ra ngoài. Sau đó, sẽ hình thành nên các lỗ rò hậu môn. Lúc này, việc hồi phục lại cấu trúc hậu môn là điều khó khăn, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật cắt đường rò hậu môn.

Gây viêm nhiễm chéo với cơ quan sinh dục

Hậu môn và cơ quan sinh dục là hai bộ phận có vị trí nằm gần nhau nên khi hậu môn bị viêm nhiễm, các khối áp xe to hơn và dịch mủ nhiều hơn có thể lan rộng và gây viêm nhiễm sang cơ quan sinh dục.

Viêm nang lông quanh hậu môn

Các khối áp xe khiến cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện để cho nhiều loại vi khuẩn có trong dịch mủ xâm nhập và gây kích ứng lên các mao nang nhỏ. Điều này lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nang lông quanh da ở hậu môn.

Gây ra tình trạng táo bón 

Hầu hết người bệnh bị áp xe ở hậu môn đều ngại đi đại tiện vì sợ các cơn đau, đại tiện ra máu… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở đường ruột. Nếu kéo dài tình trạng này quá lâu thì sẽ gây ra tình trạng táo bón, gây áp lực nhiều hơn lên các ổ áp xe quanh hậu môn.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị áp xe hậu môn

Các biện pháp giúp chẩn đoán áp xe hậu môn

Để tránh được những biến chứng nguy hiểm gây ra, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra bệnh một cách chính xác nhất.

Phần lớn các trường hợp bị áp xe ở hậu môn đều được các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán qua kiểm tra lâm sàng, tuy nhiên một số trường hợp vẫn cần phải chẩn đoán phân biệt và đánh giá bằng các xét nghiệm. Một số biện pháp giúp chẩn đoán tốt như: nội soi kiểm tra trực tràng, siêu âm, chụp CT, chụp cộng hưởng từ… 

Sau đó, các bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng bệnh hiện tại, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn

Theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là thông qua các chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Các phương pháp điều trị áp xe hậu môn phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều trị tại nhà

Trong dân gian, tía tô và kinh giới là hai loại cây được biết đến có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, người bệnh có thể sử dụng hai loại cây này để làm hỗ trợ chữa áp xe hậu môn bằng cách xông hơi. Người bệnh có thể lấy mỗi loại cây khoảng 50g, bỏ rễ và rửa sạch, sau đó đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút. Sau đó đổ nước vừa đun sôi vào chậu, chờ bớt nóng thì ngồi lên để xông hơi. Cuối cùng rửa lại hậu môn với nước sạch và dùng khăn thấm khô.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng lá trầu không nấu sôi, lấy nước để ngâm và rửa hậu môn. Tuy nhiên, cách điều trị áp xe hậu môn tại nhà bằng cách xông, ngâm, rửa hậu môn chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh mới khởi phát, khi còn nhẹ và hỗ trợ thuyên giảm chứ không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn được. Do đó, người bệnh nên lưu ý khi áp dụng. 

Điều trị bằng nội khoa

Đối với những trường hợp bị áp xe nhẹ, kích thước áp xe chưa to thì có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu viêm, tiêu mủ và diệt khuẩn để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. 

Điều trị bằng nội khoa áp dụng với các trường hợp viêm cạnh hậu môn, ổ áp xe chưa tạo mủ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc hạ sốt, dịch truyền và thuốc chống táo bón. 

Khi điều trị nội khoa người bệnh cần:
  • Đừng quá lo lắng về bệnh, hãy lắng nghe sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ đưa ra.
  • Không làm việc nặng, tập thể dục quá sức để tránh ảnh hưởng đến vết thương ở hậu môn.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, protein, chế biến thức ăn mềm để tăng cường hoạt động của đường ruột và uống nhiều nước để làm mềm phân.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày.
  • Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Mặc đồ thoáng mát, không bó sát.
  • Đối với trẻ nhỏ, cần thay bỉm thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Người bệnh nên theo dõi và tám khám ngay khi:
  • Khi có dấu hiệu sưng đỏ, căng phồng, mất nếp nhăn ở hậu môn.
  • Đau rát vùng hậu môn, gây khó khăn cho việc đi lại và không tự ngồi được.
  • Dấu hiệu sốt do áp xe hậu môn.
  • Vùng hậu môn chảy mủ, có màu vàng, đặc và mùi hôi.
ap-xe-hau-mon
Điều trị áp xe hậu môn bằng nội khoa giúp tiêu viêm, tiêu mủ

Phẫu thuật áp xe hậu môn

Nếu trong trường hợp áp dụng cách điều trị áp xe hậu môn tại nhà và điều trị nội khoa không có dấu hiệu thuyên giảm, thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật áp xe hậu môn.

Phương pháp phẫu thuật áp xe hậu môn hiệu quả nhất hiện nay:

Phương pháp phẫu thuật điều trị áp xe tốt nhất đó là tháo mủ cho ổ áp xe, đặc biệt là khi ổ áp xe hậu môn đã vỡ. Có nhiều trường hợp áp xe nặng, tình trạng viêm nhiễm sâu và rộng thì cần phẫu thuật gây mê để dẫn mủ triệt để. 

Để điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên môn. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT vào trong điều trị áp xe hậu môn rất hiệu quả. Phương pháp xâm lấn tối thiểu có nhiều ưu điểm, không gây đau và hạn chế tối thiểu tình trạng tái phát. 

Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng thêm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, nếu bệnh nhân có miễn dịch tốt thì không cần phải dùng thuốc kéo dài. Trường hợp bệnh nhân bị táo bón hoặc khó đi đại tiện, có thể bác sĩ sẽ xem xét cho sử dụng thuốc làm mềm phân. 

Những lưu ý sau khi phẫu thuật:

Sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn thành công, để dự phòng hiện tượng tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu phát hiện bệnh tái phát cũng không nên quá lo lắng, mà hãy bình tĩnh đến tái khám để bác sĩ đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Bên cạnh đó, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý để tăng cường miễn dịch và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ điều trị. Theo đó, tình trạng áp xe ở hậu môn cũng sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất. 

Những biến chứng có thể gặp sau khi mổ áp xe hậu môn:
  • Có thể gặp những nguy cơ chung của thuốc gây tê lên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn như rối loạn nhịp tim, suy hô hấp… 
  • Có thể gặp phải tình trạng chảy máu nhưng tỷ lệ rất thấp.
  • Có nguy cơ biến chứng thành bệnh rò hậu môn.
  • Gây ra tình trạng hẹp hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình đi đại tiện. 
  • Do tổn thương cơ thắt khi mổ nên có thể gây ra tình trạng són phân. 
  • Tái phát nhiễm trùng chảy mủ.

Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện của biến chứng sau mổ, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời. 

6. Cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn

Để phòng tránh bệnh áp xe hậu môn, các bạn cần thực hiện những điều sau đây:

ap-xe-hau-mon-1
Phòng tránh áp xe hậu môn bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là chất xơ

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn 

Hậu môn là cơ quan ẩn chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chú ý giữ gìn vệ sinh khu vực này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, tụ mủ tạo thành các khối áp xe nguy hiểm. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh áp xe hậu môn, bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. 

Ngoài ra, bạn nên chú ý mặc quần lót có chất liệu cotton thông thoáng, khô ráo, không mặc quần quá bó sát để tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh. 

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Suy nhược cơ thể, khả năng miễn dịch yếu, sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây ra áp xe quanh hậu môn. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn cần loại bỏ các tác nhân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh, trái cây tươi… đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: thịt, cá, trứng, sữa… Đồng thời, hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn và chất kích thích…
  • Tập thể dục đều đặn: Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút để tập các bài thể dục vừa tốt cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu và tăng đề kháng cho cơ thể.

Chú ý chăm sóc sau phẫu thuật các bệnh lý khác

Có những trường hợp đã điều trị bằng phẫu thuật các bệnh lý về trực tràng, niệu đạo, vùng xương chậu… do không chú ý chăm sóc sau mổ nên đã khiến cho vết mổ bị viêm nhiễm, lâu dần tạo thành các khối mủ ở hậu môn gọi là áp xe hậu môn. Do đó, việc chăm sóc sau phẫu thuật các bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng là vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa các bệnh lý quanh hậu môn. Đồng thời, bạn nên tái khám theo đúng lịch của bác sĩ đưa ra để phòng tránh gặp phải các bệnh lý liên quan. 

Lưu ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng

Phần lớn các loại thuốc dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng thường có tính kích ứng cao, dễ gây ra các tác dụng phụ như viêm nhiễm, tụ mủ ở hậu môn. Để hạn chế được tình trạng này xảy ra, bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ về liệu lượng và thời gian sử dụng thuốc. 

Nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh trên thì bạn sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc áp xe hậu môn. Tuy nhiên, nếu thấy ở hậu môn xuất hiện bất thường thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh áp xe hậu môn. Hy vọng rằng đây là những thông tin cần thiết với bạn đọc. Hãy bảo vệ sức khoẻ của bản thân bằng việc giữ vệ sinh thật tốt, đặc biệt là đối với các vùng nhạy cảm và dễ gây bệnh như hậu môn.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư