Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và chăm sóc
Nội dung bài viết
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến bệnh rất nhanh và biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác ở hậu môn trực tràng. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và cách phòng tránh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- ung thư hậu môn sống được bao lâu
- chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh
- điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
1. Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý tương đối phổ biến và khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Đây là tình trạng nhiễm trùng xung quanh hậu môn dẫn tới hiện tượng hình thành mủ bên dưới mô mềm, gây đau đớn và những biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Khi bị nhiễm trùng, tế bào bạch cầu sẽ được hệ miễn dịch tạo ra nhanh hơn để chống lại vi khuẩn. Khi các tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết đi sẽ cùng với dịch tạo thành mủ. Mủ này sẽ tích tụ trong các khoang và lỗ nhỏ ở trực tràng. Nếu nhiễm trùng càng nặng càng kéo dài thì sẽ có nguy cơ hình thành nên các ổ áp xe.
2. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia, hiện tại nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn trẻ sơ sinh vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhiễm trùng hoặc viêm xung quanh thành hậu môn và mô mềm là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các ổ áp xe.
Bên cạnh đó, có những trường hợp trẻ có cấu trúc hậu môn chưa hoàn thiện bẩm sinh. Do đó, khi trẻ đi vệ sinh, nước tiêu và phân có thể bị đọng lại trong ống hậu môn, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Điều này thường dẫn đến nhiễm trùng và hình thành các ổ áp xe. Đồng thời, nếu các khối áp xe lây lan đến khe hậu môn và cơ co thắt thì có thể biến chứng thành rò hậu môn. Trong trường hợp này trẻ cần phải được can thiệp ngay để tránh nguy hiểm.
Ngoài ra, phần da của trẻ sơ sinh thường khá mỏng manh và dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, nếu đại tiện rặn quá mạnh, phân quá cứng hoặc vệ sinh vùng hậu môn không tốt có thể khiến cho vi khuẩn tích tụ và hình thành nên ổ áp xe cạnh hậu môn ở trẻ sơ sinh.
3. Dấu hiệu nhận biết áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Những dấu hiệu nhận biết áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ có thể quan sát được bằng mắt thường, cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời:
- Xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn: Những mụn nhọt ở hậu môn trẻ sơ sinh ban đầu rất nhỏ, bề mặt hơi nhẵn, sưng nhẹ, ấn vào hơi cứng và hơi nóng đầu ngón tay. Dần dần sẽ thấy hiện tượng tích mủ, mủ to lên và lan rộng ra các vùng xung quanh hậu môn.
- Hậu môn của trẻ bị đỏ: Cha mẹ quan sát thấy trẻ bị đỏ vùng hậu môn cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị áp xe hậu môn. Tình trạng này xuất hiện ở vùng da quanh lỗ hậu môn hoặc khe hậu môn.
- Trẻ sốt cao do áp xe hậu môn: Nếu trẻ bị áp xe hậu môn thì sẽ có tình trạng sốt toàn thân, cơn sốt có thể lên tới 39 – 40 độ C, trẻ bỏ bú mẹ, quấy khóc, thở khò khè, khó thở và nôn ói.
- Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh gây ra són phân: Trẻ có hiện tượng đại tiện không tự chủ, són phân liên tục 8 – 15 lần trong một ngày, trong phân có thể xuất hiện dịch nhầy.
Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ đi thăm khám ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu kể trên.
4. Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra biến chứng gì?
Bệnh áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị như:
- Rò hậu môn.
- Viêm loét rộng vùng hậu môn và tầng sinh môn.
- Bội nhiễm ngược vào trực tràng.
- Làm suy kiệt sức khỏe của trẻ.
5. Cách điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Mục đích của việc điều trị áp xe hậu môn trẻ sơ sinh đó là ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan và hoại tử hậu môn. Đối với trẻ sơ sinh, nhiễm trùng da và nhiễm trùng máu có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, trình trạng áp xe hậu môn ở trẻ em cần được tiến hành chăm sóc y tế tại cơ sở y tế uy tín. Dưới đây là các biện pháp điều trị phổ biến:
Điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Áp xe cạnh hậu môn ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nếu ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát thì việc điều trị thường là chỉ định dùng kháng sinh đơn thuần. Việc can thiệp phẫu thuật hoặc gây mê toàn thân được xem là không an toàn và mang lại nhiều rủi ro khi điều trị.
Trường hợp áp xe ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu biến chứng
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các ổ áp xe tăng kích thước, có màu đỏ, sưng to và có dấu hiệu biến chứng. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị tích cực hơn như dẫn lưu mủ ra khỏi cơ thể một cách an toàn và ít gây đau đớn cho trẻ. Sau khi việc dẫn lưu mủ hoàn tất, trẻ cần được dùng kháng sinh đường uống để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu của bệnh toàn thân
Dấu hiệu của bệnh toàn thân bao gồm: mệt mỏi, lờ đờ, sốt… bác sĩ có thể sẽ đề nghị điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, các trường hợp này ở trẻ tương đối hiếm gặp.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu bị rò hậu môn
Nếu có dấu hiệu biến chứng sang bệnh rò hậu môn, các bác sĩ có thể đề nghị theo dõi đến khi trẻ đủ 18 tháng tuổi để có thể sử dụng biện pháp điều trị phù hợp hơn, trong đó có phẫu thuật.
Điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh trên 18 tháng tuổi
Nếu trẻ sơ sinh trên 18 tháng tuổi bị áp xe hậu môn có sức khoẻ tốt, thì bác sĩ có thể đề nghị dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị triệt để bệnh. Phẫu thuật dẫn lưu áp xe hậu môn trong một thủ thật khá đơn giản và ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cha mẹ cần hạn chế ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi phẫu thuật.
Các bước tiến hành phẫu thuật:
- Trước khi phẫu thuật trẻ sẽ được bác sĩ gây mê toàn thân, vệ sinh hậu môn, đường ruột và vùng da bị tổn thương.
- Tiến hành phẫu thuật, áp xe hậu môn ở trẻ thường là một phẫu thuật đơn giản, chảy ít máu và không cần khâu lại. Sau khi đã rút được mủ ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn da và băng vết thương bằng gạc khô sạch.
- Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định trẻ sử dụng một số nhóm thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Nếu trẻ được kê đơn thì cha mẹ cho trẻ sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thêm hoặc bỏ liều nếu không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
Để hạn chế được tình trạng tái phát sau điều trị, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc và bảo vệ vùng tổn thương cho trẻ cẩn thận.
Sau khi điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có tái phát không?
Sau phẫu thuật áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh bệnh có thể tái phát, nguyên nhân có thể là do:
Dùng kháng sinh chưa đủ liều
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, do đó nếu dùng kháng sinh chưa đủ liều hoặc không đủ mạnh, chúng sẽ tiếp tục phát triển gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe mới dẫn đến tình trạng tái phát.
Không kiên trì điều trị
Điều trị áp xe hậu môn bằng thuốc Tây có tác dụng nhanh, vì thế triệu chứng cũng biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn và ổ áp xe đã hồi phục. Cha mẹ cần tuân thủ điều trị kiên trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp điều trị bằng bài thuốc dân gian, tác dụng thường chậm nên cũng cần kiên trì hơn.
Chưa hút hết dịch mủ
Phẫu thuật chưa đúng quy trình hoặc chưa hút hết dịch mủ trong các ổ áp xe khiến cho quá trình điều trị không thể làm lành tổn thương hoàn toàn, dẫn đến tái phát bệnh.
Hệ miễn dịch kém
Đối với người bệnh có hệ miễn dịch kém cần sử dụng kháng sinh với liều kéo dài hơn để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, tránh tái nhiễm trùng trở lại.
Bệnh áp xe hậu môn tái phát nhiều lần và kéo dài thường tiến triển nặng và khó điều trị hơn. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, cha mẹ nên điều trị tích cực và dứt điểm cho trẻ.
6. Cách chăm sóc và phòng ngừa áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Sức đề kháng của trẻ nhỏ vẫn còn yếu nên sau phẫu thuật áp xe hậu môn cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để tránh tình trạng tái phát bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ, nhất là sau khi trẻ đi đại tiện bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô hậu môn cho trẻ. Sau đó, cha mẹ lấy một miếng gạc y tế băng lên khối áp xe để tránh trường hợp dịch mủ chảy ra ngoài gây viêm nhiễm, khó chịu và đau đớn cho trẻ.
- Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại bằng cotton và thường xuyên thay quần áo để giữ vệ sinh, đồng thời tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho trẻ.
- Trẻ sơ sinh vẫn đang bú sữa mẹ, các mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn uống hàng ngày của mình để không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Các mẹ nên ăn uống khoa học, đầy đủ chất, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết để nguồn sữa mát giúp vết thương của trẻ nhanh lành miệng hơn.
- Nếu trẻ uống sữa ngoài thì các mẹ nên chọn những loại sữa có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin cao giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.
- Đối với trẻ đã và đang trong thời kỳ ăn dặm, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, giàu đạm để tăng giúp trẻ có sức khỏe để chống lại bệnh.
- Nếu trẻ còn sử dụng tã bỉm, cha mẹ cần thường xuyên thay để tránh tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Mong rằng qua những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh, cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL