[Xem ngay] Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?
Nội dung bài viết
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Bà bầu là một trong những đối tượng nhạy cảm. Vậy khi bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao, hãy cùng các chuyên gia GHV KSol giải đáp trong bài viết này nhé!
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để nhanh cải thiện bệnh?
- Xuất huyết dạ dày nên ăn cháo gì? Những điều cần lưu ý khi nấu cháo
- Ung thư dạ dày nên ăn gì để tốt cho sức khỏe
1. Bà bầu bị xuất huyết dạ dày do đâu?
Xuất huyết dạ dày khi mang thai là một tình trạng vô cùng nguy hiểm mà nhiều mẹ bầu có thể gặp phải. Có nhiều có thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như là:
1.1. Do ốm nghén
Ốm nghén là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Mức độ ốm nghén nặng hay nhẹ phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng đối tượng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày ở bà bầu.
Bởi vì khi ốm nghén, những cơn buồn nôn quặn thắt từ dạ dày sẽ kích thích tăng tiết dịch vị dịch axit trào ngược lên trên và dạ dày co bóp quá mức dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Lâu dần sẽ hình thành nên những vùng niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng.
1.2. Thói quen ăn uống không khoa học
Mang thai chính là một trong những lúc mà chế độ ăn uống của thai phụ thiếu khoa học nhất. Nhiều phụ nữ thèm ăn chua, ăn cay quá mức, kết hợp thêm việc thường xuyên bị đói lúc nửa đêm sẽ dẫn đến tình trạng ăn khuya, các bữa ăn thay đổi thất thường,… Chính vì những điều này khiến cho rất nhiều mẹ bầu mắc các bệnh về dạ dày, bao gồm xuất huyết dạ dày.
1.3. Thay đổi nội tiết tố nữ
Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có sự gia tăng đột ngột của các loại hormone progesterone. Tác dụng chính của các loại hormon này đó là để phòng tránh nguy cơ bị sảy thai.
Tuy nhiên, hormone này lại có một tác hại chính là sự gia tăng đột ngột và quá mức sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết dịch vị, nhu động ruột giảm hoạt động dẫn tới tăng áp lực ở ổ bụng. Kèm theo đó là dạ dày liên tục co bóp, dẫn tới hình thành các vết viêm loét và nguy cơ cao dẫn đến xuất huyết dạ dày.
1.4. Do tử cung giãn nở
Thông thường khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, tử cung của người mẹ sẽ bắt đầu giãn nở để đảm bảo không gian cho thai nhi. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng chèn ép dạ dày, tăng áp lực ở ổ bụng đồng thời cả phần ống hậu môn. Chính vì thế khiến mẹ bầu sẽ dễ bị mắc các bệnh lý về dạ dày, trong đó có xuất huyết dạ dày.
1.5. Do căng thẳng
Căng thẳng, áp lực từ cuộc sống hằng ngày, suy nghĩ về việc mang thai, nuôi con, mệt mỏi do ốm nghén… Tất cả những điều này đều có thể tác động đến hệ thần kinh não bộ, ảnh hưởng tới nhu động ruột, làm chậm quá trình hoạt động của ruột. Đồng thời kích thích khiến dạ dày co bóp quá mức, tiết acid dịch vị quá mức, dẫn tới hình thành các viêm loét, tổn thương niêm mạc dạ dày và xuất huyết dạ dày….
2. Một số triệu chứng của bà bầu bị xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày, mẹ bầu có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:
- Cảm thấy đau tức ở vùng thượng vị, đặc biệt là khi đói. Cơn đau có thể đến một cách đột ngột, bất thường và kéo dài, có khi nhói lên từng đợt nhưng cũng có thể quặn thành từng cơn. Điều này khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.
- Buồn nôn và nôn ra thức ăn lẫn máu.
- Một vài trường hợp đi ngoài ra phân lẫn máu tươi hoặc máu đen.
- Cảm giác nóng rát ở dạ dày, buồn nôn, dễ bị ợ chua và ợ hơi.
- Toát mồ hôi nhiều, mệt mỏi, da mặt xanh xao, hốc hác, không ăn được.
- Những trường hợp nặng còn có thể khiến mẹ bầu bị choáng váng, chóng mặt, toát mồ hôi. Nếu không kịp điều trị còn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, thở dốc, ngất xỉu…
Cũng có nhiều trường hợp, biểu hiện xuất huyết khi mang thai không quá rõ ràng, còn bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Cho nên các mẹ bầu cần hết sức chú ý, thường xuyên theo dõi sức khỏe.
3. Bà bầu bị xuất huyết có gây nguy hiểm không?
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị xuất huyết dạ dày thường thắc mắc là bệnh lý này có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không? Theo các bác sĩ đánh giá, nếu bệnh ở giai đoạn đầu, sớm phát hiện các triệu chứng, đi thăm khám và phương hướng điều trị phù hợp thì bệnh sẽ không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu như bệnh để lâu, không kịp thời phát hiện có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau, như là:
- Xuất huyết dạ dày có thể khiến sức khỏe bị suy giảm, mẹ bầu không ăn uống được. Khiến cho mẹ bầu bị thiếu chất dinh dưỡng, bị mệt mỏi, thiếu máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là khi bước vào tháng thứ tư của thai kỳ.
- Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến người mẹ mất máu, dẫn đến sảy thai, bong nhau non, tăng huyết áp, tiền sản giật, băng huyết trước và sau sinh,….
- Thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn, nóng rát dạ dày, khó thở, thở dốc, thiếu máu lên não dẫn tới tình trạng đau đầu, chóng mắt, ù tai, hoa mắt,….
- Biến chứng nặng nề nhất của xuất huyết dạ dày đó là thủng dạ dày. Nếu như không được cấp cứu kịp thời có thể trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của bà bầu.
- Đối với thai nhi, nếu không được cung cấp đủ chất sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhiều trường hợp sẽ bị sinh non, dễ mắc các bệnh bẩm sinh và ảnh hưởng tới trí não.
- Ngoài những, bà bầu bị xuất huyết dạ dày ngay khi ở giai đoạn đầu có thể gây ra các bệnh lý ở hậu môn, phân vón cục, khó tiểu tiện, trĩ.
4. Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?
4.1. Thăm khám bác sĩ
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của tình trạng xuất huyết, bà bầu nên đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp nhẹ, mẹ bầu có thể chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày là được. Còn khi bệnh đã nặng nề hơn, có các biểu hiện rõ ràng và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ sẽ đưa ra hướng điều trị và can thiệp phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Một vài trường hợp có thể sẽ phải sử dụng thuốc để điều trị. Khi sử dụng thuốc, mẹ bầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe, phát hiện ra các biến chứng kịp thời để thông báo cho bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
4.2. Một số mẹo dân gian điều trị xuất huyết tại nhà
Khi bà bầu bị xuất huyết có thể áp dụng một số mẹo dân gian để thuyên giảm tình trạng bệnh tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Nghệ và mật ong: Trong cả nghệ và mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Curcumin của nghệ có thể chống viêm, hồi phục niêm mạc bị tổn thương do xuất huyết dạ dày. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần uống một cốc tinh bột nghệ hòa cùng với mật ong để giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
- Chè dây: Trong chè dây có chứa một lượng lớn flavonoid giúp làm liền các vết viêm loét hiệu quả, sát khuẩn và giảm nồng độ axit dạ dày.
- Nước ép khoai tây: Là loại nước rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đồng thời, khoai tây còn giúp phòng ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở các mẹ bầu.
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách làm giảm tình trạng xuất huyết dạ dày khi mang thai một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đặc biệt là với những trường hợp có nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống, ốm nghén… Các điều chỉnh nên thực hiện trong chế độ ăn hàng ngày của bà bầu đó là:
- Chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày thành 5 – 6 bữa, để giúp giảm áp lực cho dạ dày không phải hoạt động quá nhiều.
- Không ăn quá no trong một lúc để tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến tình trạng xuất huyết.
- Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ xanh giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày. Chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa nhanh hơn, tránh dạ dày không phải hoạt động quá nhiều.
- Bổ sung thêm các nguồn omega-3, 6, vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể để vừa giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, vừa để giúp thai nhi phát triển được tốt hơn.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Lượng nước này có thể đến từ các loại nước trái cây, sữa, nước canh và trái cây mọng nước,…
- Hạn chế những loại thực phẩm chua, cay, đặc biệt là không dùng khi bụng đói. Bởi vì sử dụng quá nhiều sẽ rất dễ mắc các bệnh lý về dạ dày, trong đó có xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm.
- Không dùng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại chất kích thích, thức ăn lên men… Những thực phẩm này đều sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị, gây áp lực co bóp và chuyển hóa rất lớn cho dạ dày.
- Thay đổi cách chế biến món ăn, nên sử dụng các món hầm, súp, luộc, nấu canh thanh đạm để vừa dễ ăn vừa dễ tiêu hóa hơn.
4.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Các thói quen sinh hoạt không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mỗi người , thậm chí còn có thể khiến cho bệnh tình trở nặng hơn. Do đó, các mẹ bầu cần phải chú ý một số điều sau:
- Không vận động mạnh, không làm việc và không nằm ngủ ngay sau khi ăn no. Nên nghỉ ngơi và thư giãn từ nửa tiếng đến 1 tiếng để dạ dày hoạt động và tiêu hóa được thức ăn.
- Các mẹ bầu nên thường xuyên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền để thư giãn và tăng cường sức khỏe..
- Điều chỉnh trạng thái tinh thần thật tốt, tránh các cảm xúc tiêu cực, buồn chán, áp lực và căng thẳng tâm lý. Bởi những yếu tố này vốn đã không tốt cho những người khỏe mạnh chứ không riêng gì đối với phụ nữ mang thai.
- Hạn chế tối đa việc ăn khuya, ăn quá muộn hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ.
- Đi khám sức khỏe thai kỳ định kỳ để sớm phát hiện ra những bất thường trong cơ thể của cả mẹ và thai nhi để sớm có hướng điều trị tốt nhất.
5. Bà bầu bị xuất huyết dạ dày nên đi khám ở đâu?
Một số địa chỉ khám chữa bệnh uy tín mà các bà bầu bị xuất huyết dạ dày có thể tham khảo để đi khám đó là:
- Bệnh viện Bạch Mai ở trên đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0869 587 728.
- Bệnh viện đại học Y Hà Nội tại số 1 đường Tôn Thất Tùng. Số điện thoại: 1900 6422.
- Bệnh viện E Hà Nội ở địa chỉ số 89 Trần Cung, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 081 846 7686.
- Bệnh viện Thanh Nhàn ở trên đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 024 3971 4363.
- Bệnh viện Quân đội 108 có địa chỉ tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 096 775 1616.
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có địa chỉ số 16 – 18 trên đường Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 1900 1902.
6. Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị xuất huyết dạ dày?
Xuất huyết dạ dày khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó sau khi tình trạng được kiểm soát, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát:
- Đối với mẹ bầu mắc các bệnh lý tiêu hóa như là trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày… thì cần phải tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng xuất huyết dạ dày.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Tránh xa các món ăn và thức uống có hại cho dạ dày như các loại thực phẩm chứa nhiều axit, các món ăn cay nóng, khó tiêu hóa, thức uống có chứa cồn và caffeine.
- Nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên các cơ quan của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh thói quen ăn khuya và nằm hoặc vận động mạnh ngay sau các bữa ăn.
- Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng quá mức trong thời kỳ mang thai.
- Nếu bị chứng ốm nghén, nên tìm gặp các bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị. Dùng thuốc có thể ngăn ngừa các chứng buồn nôn, nôn mửa, qua đó phòng ngừa nguy cơ loét và xuất huyết dạ dày.
- Sau tháng thứ 3, mẹ bầu nên dành ra khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện sức khỏe và điều hòa chức năng của dạ dày. Từ đó hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý đường tiêu hóa và phòng ngừa nguy cơ xuất huyết dạ dày trong thời gian mang thai.
Vậy câu hỏi bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao cùng với một số thông tin cần biết xung quanh đã được cung cấp trong bài viết. Hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào thắc mắc. Cần phải lưu ý một điều đó là, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng nhạy cảm, cần được quan tâm đặc biệt. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kì điều trị nào cho bà bầu.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng