Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa bàng quang tăng hoạt là gì?
Nội dung bài viết
Bàng quang tăng hoạt là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt là gì? Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được GHV KSol giải đáp trong bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Xem ngay để được giải đáp: Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền?
- TOP 11+ cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả
- Ung Thư Bàng Quang Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?
1. Bàng quang tăng hoạt là gì? Mức độ phổ biến và có nguy hiểm không?
Bàng quang tăng hoạt (OAB) dùng để chỉ tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu bàng quang. Cụ thể đó là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, gây ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, đòi hỏi phải đi tiểu ngay mà không thể nhịn tiểu được.
Bên cạnh đó, hội chứng bàng quang tăng hoạt còn thường kèm theo són tiểu gấp, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lại không có dấu hiệu đang bị nhiễm trùng hay bệnh lý nào khác ở đường tiết niệu.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người cao tuổi, nhất là phụ nữ hoặc những người có yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lý về thần kinh, đường tiết niệu, mang thai nhiều lần…
Đây là một hội chứng hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nhưng bàng quang tăng hoạt lại gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến các sinh hoạt, học tập, làm việc hàng ngày. Một số trường hợp còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, nhất là đối với những người trẻ tuổi.
2. Bàng quang tăng hoạt là gì – Nguyên nhân
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân này gây ra tình trạng co thắt cơ bàng quang quá mức và mất sự phối hợp hoạt động của cơ bàng quang với cơ niệu đạo như:
- Rối loạn thần kinh do bị bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương tủy sống, xơ hóa tủy, tiểu đường…
- Chấn thương sau phẫu thuật vùng chậu.
- Biến chứng của một số bệnh lý nhiễm trùng như herpes, giang mai…
- Sỏi, khối u trong bàng quang và những bất thường khác ở bàng quang.
- Phụ nữ mãn kinh thay đổi nội tiết tố.
- Những yếu tố cản trở dòng chảy của bàng quang, ví dụ như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các tác động điều trị ở vùng tiểu khung.
- Chức năng thận suy giảm hoặc tình trạng các tế bào thận bị lão hóa. Từ đó khiến cho bàng quang không còn nhạy bén như trước với các tín hiệu thần kinh.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác chưa xác định được.
3. Dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt là gì
Bàng quang tăng hoạt có thể gây ra một số triệu chứng ở người bệnh như là:
- Bị tình trạng tiểu gấp, bất chợt muốn đi tiểu, không thể nhịn tiểu được và phải đi tiểu ngay lập tức.
- Cảm giác tiểu són đi kèm ngay sau tiểu gấp.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày ( nhiều hơn 8 lần/ngày), ban đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu.
Dựa theo các biểu hiện của bệnh, có thể chia hội chứng bàng quang thành 2 loại. Đó là:
- Hội chứng bàng quang tăng hoạt khô: Không gây són tiểu và chiếm ⅔ số ca mắc bệnh.
- Hội chứng bàng quang tăng hoạt ướt: Gây són tiểu khiến cho người bị mệt mỏi và có tâm lý ngại ngùng, e dè.
4. Bàng quang tăng hoạt là gì – Đối tượng nguy cơ
Những người có một số yếu tố sau sẽ có nguy cơ cao bị bàng quang tăng hoạt đó là:
- Tuổi tác: Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Đó là do chức năng bàng quang bị suy giảm do quá trình lão hóa.
- Giới tính: Phụ nữ dễ bị tình trạng này hơn đàn ông. Do quá trình mang bầu và sinh con đã khiến cho cơ sàn chậu nâng đỡ bàng quang bị suy yếu. Bên cạnh đó, còn do sự suy giảm nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh.
- Thói quen, lối sống: Những người thường xuyên bị stress, tâm lý căng thẳng hoặc có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích cũng sẽ gây rối loạn chức năng của các dây thần kinh kiểm soát việc đi tiểu.
5. Khi nào bị bàng quang tăng hoạt cần tới gặp bác sĩ
Khi các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt gây ra cản trở đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày hoặc có thể các dấu hiệu cảnh báo khác thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu cảnh báo đó có thể là:
- Đau khi đi tiểu, tiểu gắt buốt.
- Nước tiểu sậm màu hoặc đi tiểu ra máu.
- Người có các bệnh lý nền như Parkinson, tiểu đường, tim mạch… Trong các trường hợp này, bàng quang tăng hoạt có thể là do tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc biến chứng của bệnh. Người bệnh cần gặp bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục.
6. Bàng quang tăng hoạt là gì – Phương pháp chẩn đoán
Để có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh, đầu tiên các bác sĩ sẽ khai thác các biển hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh lý và dùng thuốc của người bệnh. Sau đó, một số kỹ thuật có thể được áp dụng để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác được bàng quang tăng hoạt đó là:
Xét nghiệm nước tiểu:
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ của bàng quang tăng hoạt. Qua xét nghiệm này sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định được cả những bệnh lý ở đường tiết niệu của người bệnh. Từ đó, đưa ra được phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt phù hợp.
Siêu âm bàng quang
Đây là phương pháp giúp đánh giá được lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang. Nhờ đó mà hỗ trợ bác sĩ xác định được tình trạng ứ đọng nước tiểu, cũng như các vấn đề rối loạn đi tiểu (nếu có).
Xét nghiệm Urodynamic
4
Mục đích của phương pháp xét nghiệm này đó là đáng giá khả năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được phương pháp can thiệp phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác các dấu hiệu bất thường gây ra sự rối loạn co bóp bàng quang. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết các bác sĩ có thể yêu cầu làm sinh thiết bàng quang khi nội soi để có được kết luận chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Ngoài các phương pháp chẩn đoán thêm, tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà có thể cần thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm khác.
7. Bàng quang tăng hoạt là gì – Phương pháp điều trị
Có thể điều trị khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng bệnh có thể tái phát lại tùy theo giai đoạn nếu có các yếu tố nguy cơ. Phác đồ điều trị sẽ thay đổi tùy theo mức độ của bệnh, từ không xâm lấn đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa. Các biện pháp giúp điều trị bàng quang tăng hoạt có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp như:
Thay đổi hành vi
Đây được coi là bước quan trọng trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Thường thì sẽ kết hợp thay đổi hành vi với dùng thêm các thuốc kháng muscarin. Các liệu pháp thay đổi hành vi có thể được thực hiện đó là:
- Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh hiểu được chức năng bình thường của bàng quang là như thế nào.
- Hướng dẫn người bệnh viết nhật ký chi tiết về số lần, thời gian đi tiểu.
- Hướng dẫn người bệnh tập đi tiểu: Giải thích cho người bệnh hiểu được khoảng cách thích hợp giữa 2 lần đi tiểu liên tiếp là khoảng 3-4 giờ, và không nhất thiết phải đi vệ sinh mỗi khi bàng quang có cảm giác buồn tiểu.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hơn. Hạn chế những thực phẩm gây kích thích bàng quang hay lợi tiểu như rượu bia, cà phê, thức uống nhiều đường, có ga…
- Dựa theo đặc điểm làm việc và sinh hoạt của bệnh nhân để điều chỉnh lượng nước bổ sung cho cơ thể, trung bình khoảng 1500 ml/ngày. Khuyến cáo không nên uống nước sau 6 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ.
- Các bài tập luyện bàng quang: Bài tập kìm nén và kiểm soát tình trạng tiểu gấp, tập co thắt cơ sàn chậu. Mục đích là giúp kìm nén tình trạng tiểu gấp hay tiểu gấp không tự chủ.
Sử dụng thuốc
- Dùng các thuốc kháng muscarin để giảm sự co bóp của bàng quang. Một số thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh tác dụng như oxybutynin, solifenacin, trospium… Tuy nhiên, các thuốc kháng muscarin có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, mắt mờ, đau đầu, nóng mặt, tim đập nhanh, khó tiêu…
- Một số thuốc cũng có hiệu quả với tình trạng bàng quang tăng hoạt nhưng chưa có cơ chế rõ ràng như thuốc chống trầm cảm ba vòng imipramin, amitriptyline; hay những thuốc chọn alpha như alfuzosin…
- Thuốc mirabegron: Đây là một loại thuốc mới, có cơ chế tác động lên thư beta 3 – adrenergic ở cơ chóp bàng quang.
Các biện pháp can thiệp khác khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả
- Tiêm botulinumtoxin A vào bàng quang khi các dấu hiệu kháng thuốc hoặc không dung nạp các thuốc điều trị.
- Kích thích dây thần kinh cùng: Các dây điện cực được cấy vào rễ dây thần kinh cùng S3. Sau đó nói với một thiết bị tạo nhịp được cấy dưới da vùng mông. Qua đó nhằm kích thích dây thần kinh cùng để điều hòa các phản xạ kiểm soát cơ bàng quang và cơ đáy chậu.
- Kích thích dây thần kinh mác. Là một cách khác có thể được áp dụng để để kích thích các dây thần kinh chi phối hoạt động của bàng quang.
- Kích thích thần kinh chày sau qua da: Kích thích dây thần kinh chày bằng cách truyền dòng điện qua một cây kim được cấy qua da ngay phía trên của mắt cá chân. Đây là phương pháp ít xâm hại vào cơ thể cũng như ít tác dụng phụ.
- Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột: Được chỉ định khi thể tích bàng quang bị thu nhỏ do độ giãn nở kém. Trong phẫu thuật này, kích thước của bàng quang sẽ được tăng lên bằng cách sử dụng một mảnh mô nhỏ từ ruột để thêm vào thành bàng quang. Chỉ áp dụng khi các phương pháp ít xâm lấn hơn không đem lại hiệu quả mong muốn.
- Phẫu thuật dẫn nước tiểu ra ngoài: Được sử dụng khi tất cả những phương pháp khác thất bại. Một ống thông từ thận đến quang được đặt và nước tiểu được chuyển trực tiếp ra bên ngoài cơ thể.
8. Bàng quang tăng hoạt là gì – Cách phòng ngừa
Một số biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa tình trạng bàng quang tăng hoạt. Đó là:
- Cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày: Tuy giảm lượng chất lỏng là một cách kiểm soát nước tiểu nhưng thiếu nước cũng dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu cao hơn. Chính điều này gây kích thích bàng quang và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu.
- Không nên uống nhiều nước trong một lần, chia đều thành nhiều lần uống trong ngày.
- Uống từ từ, uống từng ngụm, không uống gấp.
- Bên cạnh nước lọc, nên lựa chọn bổ sung nước từ các thực phẩm tốt như trái cây, rau củ, các món canh.
- Tránh những thức uống có thể khiến đi tiểu nhiều như các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà và những thức uống khác có chứa caffeine hay các loại nước uống có cồn như rượu, bia.
- Tránh các món ăn mặn vì chúng có thể gây giữ nước cho cơ thể đồng thời khiến người bệnh uống nhiều nước hơn.
- Các thực phẩm có tính acid, có nhiều chất làm ngọt nhân tạo.
- Đi khám ngay khi có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lý khác có thể gây bàng quang tăng hoạt.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “bàng quang tăng hoạt là gì?”. Có thể thấy bàng quang tăng hoạt không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa cũng để ý các dấu hiệu và đi khám để phát hiện, điều trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư