Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì mới tốt cho sức khỏe?

Có rất nhiều lời khuyên về vấn đề bàng quang tăng hoạt nên ăn gì hay kiêng gì để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa nắm được rõ về vấn đề này. Do đó, bài viết này của GHV KSol sẽ đưa đến cho bạn đọc câu trả lời đầy đủ nhất về bàng quang tăng hoạt nên ăn gì?

XEM THÊM:

1. Bàng quang tăng hoạt là tình trạng như thế nào?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang thường xuyên bị kích thích không theo sự kiểm soát của cơ thể, từ đó gây ra các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són.

Đặc trưng của bàng quang tăng hoạt với cơ chế tăng kích thích các hoạt động của bàng quang sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng như sau:

  • Tiểu nhiều lần: Bình thường, với lượng nước uống vào khoảng 2 lít nước/ngày thì số lần đi tiểu sẽ khoảng 6-8 lần/ngày. Nếu số lần đi tiểu trong ngày của bạn hơn 8 lần thì đó là biểu hiện của chứng đi tiểu nhiều lần.
  • Tiểu đêm: Cơ thể bình thường sẽ tiết ít nước tiểu hơn vào ban đêm. Nên trong khoảng 6-8 tiếng đi ngủ sẽ không phải dậy để đi vệ sinh. Do đó, nếu bạn phải thức dậy nhiều hơn 1 lần để đi tiểu trong một khoảng thời gian thì đây là dấu hiệu của tiểu đêm.
  • Tiểu són: Đây là biểu hiện của việc phải đi tiểu ngay lập tức, không thể nín được khi có cảm giác buồn tiểu. Nếu không kịp đi vệ sinh thì có thể xảy ra tình trạng nước tiểu bị són ra một vài giọt hoặc thậm chí là có thể gây ướt quần.

Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt tuy không gây nguy hiểm đến mạng sống của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

bang-quang-tang-hoat-nen-an-gi-1
Bàng quang tăng hoạt khiến cho người bệnh đi tiểu gấp tiểu nhiều lần, tiểu đêm

2. Chế độ ăn uống không hợp lý ảnh hưởng đến bàng quang tăng hoạt như thế nào?

Chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình bài tiết nước tiểu của cơ thể. Đó là do các chất có trong thức ăn sau khi được hấp thu vào máu. thận có chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu.

Với người bị bàng quang tăng hoạt thì việc kiểm soát bài tiết nước tiểu hợp lý rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, một chế độ ăn bất hợp lý có thể làm cho các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt trở nên nặng hơn và giảm hiệu quả của việc điều trị.

2.1. Chế độ ăn không hợp lý gây tăng kích thích bàng quang

Trong rượu, bia, thuốc lá có chứa một số chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ dây thần kinh ở bàng quang. Điều này khiến cho thần kinh bàng quang bị kích thích, từ đó không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Và hậu quả là làm cho bạn thường xuyên thấy buồn tiểu ngay cả khi bàng quang vẫn chưa đầy nước tiểu.

2.2. Gây tăng bài tiết nước làm nặng các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt

Vitamin C, cafein là những chất có thể làm tăng mức lọc cầu thận. Từ đó khiến cho thận bài tiết ra nhiều nước tiểu hơn, rút ngắn thời gian bàng quang đầy nước tiểu. Vậy nên những thực phẩm có chứa các chất này sẽ làm các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời các biện pháp điều trị cũng sẽ bị giảm hiệu quả.

Không chỉ làm nặng thêm tình trạng bàng quang tăng hoạt, chế độ ăn không hợp lý còn là nguyên nhân gây ra bệnh này ở một số trường hợp, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao như người già, người bị béo phì, phụ nữ đang mang thai.

3. Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì?

Như vậy, có thể thấy một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

3.1. Các chế độ ăn người bị bàng quang nên thực hiện

Chế độ ăn không táo bón

Khi bị táo bàng kéo dài có thể gây kích thích các dây thần kinh bàng quang từ đó gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt động.

Vậy nên, người bệnh nên có một chế độ ăn chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, hoa quả sấy khô… Đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều magie sẽ giúp tăng nhu động ruột như khoai lang, rau dền, mồng tơi, chuối tiêu…

Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có thể gây táo bón như đồ cay nóng, nhiều giàu mỡ, bia rượu, cà phê…

Chế độ ăn kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thừa cân béo phì

Khi bị thừa cân, béo phì, lượng mỡ thừa trong bụng sẽ tạo áp lực lên bàng quang. Khiến cho bàng quang kém co giãn, giảm thể tích của bàng quang. Từ đó dẫn đến bàng quang tăng hoạt.

Do đó, nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì việc thực hiện một chế độ ăn giảm cân là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt được các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt mà còn mang lại sự tự tin, vóc dáng cân đối, nâng cao sức khỏe.

Bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu protein và ít lipid như thịt nạc, tôm, cua ,cá, sữa đậu nành, trứng, giá đỗ, sữa ít đường…

Đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả mỗi ngày. Và nên chế biến các món luộc, nấu canh, làm salad, tránh xào nấu với nhiều dầu mỡ.

3.2. Những loại thực phẩm bàng quang tăng hoạt nên ăn

Trái cây

Bạn nên lựa chọn những trái cây có chứa ít acid mà lại có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, có lợi cho đường tiêu hóa và có thể dễ dàng mua được:

  • Chuối tiêu.
  • Táo.
  • Dưa hấu
  • Dừa
  • Dâu tây, dâu đen…
bang-quang-tang-hoat-nen-an-gi
Bàng quang tăng hoạt nên ăn rau xanh, hoa quả nhiều chất xơ

Rau xanh

Phần lớn các loại rau củ đều tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt vì có chứa rất nhiều chất và lượng calo ít. Một số loại rau gợi ý cho bạn đó là:

  • Rau mồng tơi.
  • Súp lơ xanh.
  • Măng tây
  • Dưa chuột.
  • Cà rốt.
  • Cần tây…

Thực phẩm chứa protein người bị bàng quang tăng hoạt nên ăn

Người bị bàng quang tăng hoạt nên lựa chọn những nguồn protein có giá trị dinh dưỡng cao mà lại ít calo, dễ tiêu hóa như:

  • Các loại thịt cá.
  • Thịt ức gà.
  • Đậu phụ.
  • Trứng gà.

Một số loại thịt như thịt lợn, thịt bò bạn cũng có thể sử dụng để đa dạng bữa ăn nhưng không nên ăn quá nhiều.

Tinh bột tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt

Tinh bột là một thành phần mà gần như không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm có chứa tinh bột được đánh giá tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt đó là:

  • Yến mạch.
  • Lúa mì.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại quả hạch.
  • Khoai lang.

4. Bàng quang tăng hoạt không nên ăn gì

4.1. Rượu bia và các đồ uống có cồn

Như đã nói, rượu bia và các đồ uống có cồn sẽ tăng kích thích bàng quang ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu. Không những thế, uống rượu bia còn có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc hoặc tăng tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

4.2. Caffeine

Tương tự như đã được giải thích, caffeine có mặt trong những loại loại đồ uống như nước ngọt có ga, cafe, trà xanh sẽ làm cho mức lọc cầu thận tăng lên.

Do đó, người bị bàng quang tăng hoạt nên hạn chế tối đa sử dụng những loại đồ uống có chứa caffeine, nhất là không uống trước khi đi ngủ. Một số nghiên cứu đã cho thấy ở nếu giảm 4g caffeine/ngày thì các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt một cách đáng kể.

bang-quang-tang-hoat-nen-an-gi-2
Bàng quang tăng hoạt nên kiêng đồ uống có cồn, caffeine

4.3. Đồ ăn cay nóng

Các món ăn cay nóng có thể làm kích thích niêm mạc bàng quang, khiến cho các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt trở nên nặng hơn. Không những thế, những món ăn này có thể tăng nguy cơ bị táo bón.

Vậy nên bạn nên hạn chế tối đa nhất có thể các món ăn cay nóng trong thời gian bị bàng quang tăng hoạt.

4.4. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Như đã nói, bổ sung quá nhiều vitamin C vào cơ thể sẽ gây tăng tiết nước tiểu. Vậy nên, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi…không nên dùng quá nhiều khi bị bàng quang tăng hoạt.

Tuy nhiên, cũng không nên cắt hẳn những thực phẩm vitamin C ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Bởi vì vitamin C rất cần thiết cho cơ thể để giúp làm chậm tốc độ lão hóa của cơ thể. Bạn nên sử dụng với một lượng vừa phải các thực phẩm này.

4.5. Thức ăn mặn

Ăn quá mặn sẽ khiến cho người bệnh phải uống nhiều nước. Cùng với lượng Na trong máu quá nhiều sẽ khiến cơ thể phải tăng lượng nước tiểu bài tiết ra để cân bằng điện giải. Điều này khiến cho bàng quang phải hoạt động thường xuyên hơn.

Vậy nên, bạn hãy cố gắng giảm ăn nhạt, giảm bớt muối trong nấu ăn, lượng muối cần thiết trong một ngày chỉ là khoảng 4g. Đồng thời nên chế biến món ăn theo các phương pháp hấp, luộc, nướng để giảm lượng muối thêm vào món ăn.

5. Gợi ý một vài bài tập hỗ trợ cho người bị bàng quang tăng hoạt

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn thì chế độ luyện tập cũng rất quan trọng với người bị bàng quang tăng hoạt. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau:

Bài tập luyện tập nhịn tiểu

Đây là một phương pháp giúp nâng cao khả năng kiểm soát của bàng quang. Khi áp dụng bài tập này, nếu bàng quang chưa có cảm giác căng tức thì bạn chưa nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Hãy cố gắng nhẫn lại, nhịn qua cơn kích thích để kéo dài khoảng cách giữa hai lần đi tiểu. Thời gian đi tiểu giữa 2 lần nên trong khoảng 3-4 giờ.

Ghi lại nhật ký theo dõi việc đi tiểu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát thời gian đi tiểu cũng như diễn biến của bệnh.

Bài tập cơ sàn chậu (Kegel)

Với bài tập này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu. Các thực hiện rất đơn giản và có thể luyện tập thường xuyên theo các bước:

  • Bước 1: Siết chặt các cơ sàn chậu như ở trong trạng thái nhịn tiểu, giữ trong khoảng 3 giây. Sau một thời gian tập thì bạn có thể tăng thời gian giữ lên 5 giây và tối đa là 10 giây.
  • Bước 2: Thả lỏng các cơ sàn chậu ra với thời gian tương ưng như thời gian siết cơ.
  • Bước 3: Lặp lại các bước kia khoảng 10-15 lần. Mỗi ngày bạn nên thực hiện bài tập Kegel theo các bước đã hướng dẫn 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.

Kết luận: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bàng quang tăng hoạt. Vậy nên người bệnh nên cân nhắc những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bàng quang tăng hoạt. GHV KSol qua bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được một phần thắc mắc “bàng quang tăng hoạt nên ăn gì?”

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7