Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em – Cha mẹ đừng chủ quan

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em có thể không được cha mẹ chú ý tới cho đến khi những triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són tiểu ở trẻ trở nên nghiêm trọng và biểu hiện rõ rệt hơn. Vậy nên, trong bài viết này của GHV KSol sẽ đưa đến những thông tin tham khảo cho các bậc cha mẹ có thể nhận ra được tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em.

XEM THÊM:

1. Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Hệ thống tiết niệu có nhiệm vụ giúp cơ thể đào thải chất độc và lượng nước dư thừa ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Bình thường, mỗi ngày thận sẽ tạo ra khoảng 1-2 lít nước tiểu. Nước tiểu được sản xuất từ thận, theo niệu quản xuống bàng quang và được chứa ở đây cho tới khi bài xuất ra ngoài.

Ở trẻ nhỏ, bàng quang sẽ tự động xả nước tiểu khi lượng nước tiểu ở trong cơ quan này đạt đến điểm mốc. Đối với những trẻ lớn hơn, khi mà hệ thống thần kinh đã phát triển hoàn thiện, não sẽ bắt đầu nhận được những tín hiệu khi bàng quang đầy nước tiểu. Não sẽ gửi tín về không cho bàng quang tự làm rỗng cho tới khi trẻ đi tiểu.

Phần lớn sau 3 tuổi là trẻ có thể kiểm soát được hoạt động của cơ bàng quang, tuy nhiên độ tuổi này cũng thay đổi ở từng trẻ. Đến khi trẻ 5 tuổi, thì có khoảng hơn 90% trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu hàng ngày của bản thân. Do đó, nếu trẻ ở độ tuổi này mà có dấu hiệu đi tiểu bất thường thì các phụ huynh nên lưu ý theo dõi.

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em hay người lớn thường có các triệu chứng tương tự nhau. Đây là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm gây nên cảm giác buồn tiểu gấp, đi tiểu nhiều, tiểu đêm, són tiểu.

bang-quang-tang-hoat-o-tre-em
Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

2. Dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt ở trẻ em cho cha mẹ?

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bàng quang tăng hoạt ở trẻ đó là trẻ phải vào nhà vệ sinh để đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Thông thường, với một đứa trẻ khỏe mạnh thì sẽ đi tiểu khoảng 4-5 lần/ngày. Nhưng đối với trẻ bị bàng quang tăng hoạt (OAB) thì bàng quang có thể bị kích thích, dẫn đến trẻ muốn đi tiểu nhiều hơn, cho dù là bàng quang chưa đến mức đầy. Số lần đi tiểu của trẻ có thể lên tới 30-40 lần/ngày.

Bên cạnh đó, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cha mẹ cũng cần chú ý: Lượng nước tiểu trẻ đi ra được mỗi lần rất ít, trẻ có thể gặp tình trạng rò rỉ nước tiểu vào ban, đặc biệt là khi hoạt động mạnh hoặc hắt hơi. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện tình trạng trẻ tè dầm vào ban đêm hoặc đôi khi là ngay cả ban ngày.

3. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, tình trạng này có thể là dấu hiệu của sự trì hoãn trong quá trình trưởng thành của trẻ để cuối cùng có sự phát triển tăng vọt.

Bên cạnh đó, các rối loạn của hệ thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ. Đó là do, quá trình co thắt bàng quang được kiểm soát bởi các dây thần kinh.

Mặc dù hiếm gặp nhưng khi trẻ có vấn đề gây ra căng thẳng tâm lý hoặc có sự thay đổi trong cuộc sống bình thường của trẻ cũng có thể dẫn tới mắc tình trạng bàng quang tăng hoạt.

4. Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt ở trẻ

Nếu trẻ có những dấu hiệu như đã kể trên của bàng quang tăng hoạt, các bậc phụ huynh hãy đưa con bạn đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cần thiết để xác định các vấn đề như trẻ có bị táo bón không? Kết quả xét nghiệm nước tiểu có phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn hay bất thường nào khác hay không? Đồng thời, trẻ có thể cần thực hiện xét nghiệm để đo thể tích nước tiểu và lượng nước tiểu còn sót lại ở trong bàng quang sau khi bài xuất hoặc để đo tốc độ dòng chảy. Siêu âm bàng quang cũng là một trong những kỹ thuật dùng để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt ở trẻ em.

bang-quang-tang-hoat-o-tre-em-1
Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt

5. Điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

Việc điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ em nói riêng hay bất kỳ bệnh nào khác nói chung đều cần hết sức cẩn trọng. Do trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm. Một số biện pháp sau có thể được áp dụng trong điều trị tình trạng này ở trẻ:

5.1. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Trừ các trường hợp quá nghiêm trọng, thì thường các bác sĩ thường đề xuất biện pháp không cần can thiệp y khoa trong giai đoạn đầu để khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em. Đó chính là các biện pháp điều chỉnh lối sống cho trẻ.

Theo cách này, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ tập luyện khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang. Có nghĩa là giúp trẻ đi tiểu theo một kế hoạch đã xây dựng sẵn và cố gắng kìm nén lại cảm giác buồn đi tiểu.

Bên cạnh đó, cần chú ý chế độ ăn cho trẻ. Tăng cường chất xơ, vitamin cần thiết và tránh những thực phẩm làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ như nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn chiên, xào…

Ngoài ra, nếu cần thiết hãy đặt đồng hồ báo thức để giúp trẻ dậy đi vệ sinh nhằm phòng tránh tình trạng tè dầm.

5.2. Điều trị bàng quang tăng hoạt ở trẻ nhỏ bằng thuốc

Trường hợp cần dùng thuốc, tùy theo tình trạng và thể chất của trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc thật hợp lý. Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt cho trẻ đó là: thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, nhuận tràng, giảm co thắt cơ bàng quang.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé. Vì điều này có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như làm cho tình trạng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.

5.3. Biện pháp kích thích thần kinh

Khi tất cả các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì liệu pháp kích thích thần kinh có thể được áp dụng.

Một thiết bị nhỏ có thể sẽ được dùng để cấy dưới vùng da gần xương cụt của trẻ. Sau đó, xung điện được phát ra từ những thiết bị này sẽ tác động vào các dây thần kinh giúp kiểm soát quá trình co bóp của bàng quang.

Biện pháp này thường được áp dụng ở người lớn hơn là đối với trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn của phương pháp này khi sử dụng cho trẻ.

6. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường và sau khi đã áp dụng một số điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt của trẻ nhưng không có hiệu quả thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu như:

  • Trẻ kêu đau, buốt khi đi tiểu.
  • Trẻ bị tiểu dầm, tiểu ướt quần vào ban ngày.
  • Trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường.
  • Cha mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của con và cần được giải đáp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin GHV KSol gửi đến bạn đọc tham khảo về tình trạng bàng quang tăng hoạt ở trẻ em. Bạn đọc cần hết sức lưu ý, bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không thể áp dụng để chẩn đoán bệnh hay thay thế vai trò của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7