Giải đáp thắc mắc: Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?
Nội dung bài viết
Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì được rất nhiều quan tâm, đặc biệt là người đang mắc tình trạng này. Do đó, trong bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin cho bạn đọc tham khảo về vấn đều “Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?”
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì mới tốt cho sức khỏe?
- Gợi ý những bài tập chữa bàng quang tăng hoạt
- Ung Thư Bàng Quang Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?
1. Bị bàng quang tăng hoạt có nên dùng thuốc điều trị hay không?
Trước nói về câu hỏi bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem nếu bị tình trạng này thì có nên sử dụng thuốc hay không?
Tình trạng bàng quang bị rối loạn chức năng giữ nước tiểu, dẫn đến co bóp không theo chu kỳ được gọi là bàng quang tăng hoạt. Người bị tình trạng này thường phải đối mặt với cảm giác buồn đi tiểu đột ngột và cần được giải quyết ngay, nếu không có thể dẫn đến tình trạng són tiểu.
Việc điều trị bàng quang tăng hoạt sẽ phụ thuộc tình trạng của người bệnh. Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thì người bệnh cần thực tuân thủ nghiêm túc. Bởi có một số trường hợp người bệnh cảm thấy không có triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu không tự chủ nhưng thực tế thì vẫn cần phải uống thuốc.
Chính vì vậy, nếu có dấu hiệu của bàng quang tăng hoạt thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám ở cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và cân nhắc đưa ra chỉ định dùng thuốc. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, không cần thiết đến sự can thiệp của thuốc thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống. Còn nếu có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thì hãy thực hiện uống đúng, đủ liều và thời gian sử dụng như hướng dẫn trong đơn thuốc.
2. Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt ở nhiều dạng bào chế. Một số loại thuốc dạng uống có thể được bác sĩ kê đơn cho người bị bàng quang tăng hoạt đó là:
2.1.Thuốc Darifenacin
Thành phần: Thuốc Darifenacin là một thuốc kháng muscarin với hoạt chất là darifenacin 7,5mg.
Tác dụng:
Thuốc Darifenacin được sử dụng trong điều trị tình trạng bàng quang làm việc quá mức với các công dụng đó là:
- Giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang.
- Giúp thư giãn các cơ bàng quang đồng thời kiểm soát hoạt động đi tiểu. Từ đó giảm bớt tình trạng đi tiểu không tự chủ ở người bệnh.
Liều dùng: Tùy theo tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp. Liều dùng tham khảo của thuốc Darifenacin đó là:
- Khởi đầu với liều 7,5mg/ngày.
- Kể từ tuần thứ 2, tùy theo diễn biến bệnh và đáp ứng của bệnh nhân thì có thể tăng liều dùng lên 15mg/ngày.
- Thận trọng khi sử dụng cho người bị bệnh suy gan, suy thận, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi.
Tác dụng phụ:
Thuốc Darifenacin có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường như: Khô miệng, táo bón, đau bụng, khô mắt, chóng mặt…
Giá thuốc: Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ và theo giá đấu thầu trong các quầy thuốc bệnh viện.
2.2. Thuốc Trospium chloride
Thành phần: Thành phần chính của thuốc là Trospium chloride với hàm lượng 20mg.
Tác dụng: Thuốc được sử dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách thư giãn các cơ, cải thiện khả năng kiểm soát đi tiểu của cơ thể. Đồng thời, thuốc giúp giảm tiểu không tự chủ, cảm giác tiểu gấp không kìm được.
Liều dùng: Theo hướng dẫn của bác sĩ, liều tham khảo là 20mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần, trước khi ăn 1 giờ.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc đó là táo bón, đau bụng, khô mắt, chóng mặt, buồn ngủ… Nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ trong khi sử dụng thuốc Trospium chloride thì hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn.
Giá thuốc: Thuốc bán theo đơn và giá niêm yết tại các quầy thuốc của bệnh viện.
2.3. Thuốc Mirabegron
Thành phần: Gồm có thành phần chính là hoạt chất mirabegron. Ngoài ra còn có các tá dược vừa đủ cho 1 viên.
Tác dụng: Thuốc có tác dụng giúp giãn cơ, giảm co thắt ở bàng quang và đường tiết niệu. Bên cạnh đó thuốc còn tác dụng làm tăng dung tích của bàng quang.
Liều sử dụng: Người bệnh dùng thuốc theo liều lượng và số lần uống trong ngày theo đơn thuốc của bác sĩ. Liều dùng tham khảo đó là 25-50mg/lần/ngày.
Giá bán tham khảo: Theo bảng giá niêm yết của nhà thuốc tại cơ sở chữa bệnh.
Tác dụng không mong muốn: Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu trong khi sử dụng thuốc có các triệu chứng: tim đập nhanh, đau rát khi đi tiểu, tăng huyết áp, mờ mắt, đau đầu…
2.4. Thuốc Tamsulosin
Thành phần: Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Tamsulosin với hàm lượng 0,4mg.
Tác dụng: Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng dòng nước tiểu yếu trong các vấn đề bàng quang. Đồng thời thuốc còn điều trị tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong các chứng bàng quang tăng hoạt, gây nên tiểu gấp, tiểu không kiểm soát.
Liều dùng: Mỗi lần uống 1-2 viên. Nên uống sau khi ăn nửa tiếng, uống cả viên thuốc, không nên nghiền, nhai.
Tác dụng phụ: Gây huyết áp thấp, buồn nôn, đi ngoài, xuất tinh bất thường (đối với nam giới), sốt, đau lưng, ớn lạnh.
Giá tham khảo: Hiện nay giá bán của 1 viên 0,4mg có thể dao động khoảng 16.000 đồng.
2.5. Thuốc Flavoxate
Thành phần chính: Flavoxate hydroclorid.
Tác dụng:
- Giảm các triệu chứng tiểu khó, tiểu đêm, tiểu ngắt quãng, cảm giác đi tiểu gấp không kìm được.
- Hỗ trợ chống cơ thắt bàng quang quá mức khi bị bàng quang tăng hoạt.
Tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn, đau nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…
Giá tham khảo: Khoảng 8000 đồng/viên 200mg.
3. Một số thuốc tiêm điều trị bàng quang tăng hoạt
3.1. Thuốc tiêm OnabotulinumtoxinA
Thành phần: OnabotulinumtoxinA là thành phần chính của thuốc.
Tác dụng: Giúp giảm tình trạng mệt mỏi, tiểu không kiểm soát được khi bị bàng quang tăng hoạt.
Liều dùng: Thuốc chỉ được sử dụng cho bệnh nhân bởi các nhân viên y tế có chuyên môn. Liều dùng của thuốc sẽ thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh bàng quang tăng hoạt.
Tác dụng phụ: Sưng đỏ ở vết tiêm, buồn nôn, khô miệng, đau tức ngực, sốt, có lẫn máu trong nước tiểu.
Giá bán tham khảo: Khoảng 400.000 đồng/30 lọ.
3.2. Thuốc tiêm Botox
Thuốc này tuy không được dùng phổ biến nhưng cũng có thể là một trong những lựa chọn của chuyên gia, khi mà áp dụng các phương pháp khác không đem lại hiệu quả. Và chỉ dùng cho những trường hợp phải sống chung với tình trạng bàng quang tăng hoạt suốt đời.
Thành phần: Botox, dysport, xeomin, BTXA, neuronox và một số thành phần khác.
Tác dụng: Thuốc sẽ giúp tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang. Giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát. Điều đặc biệt là tác dụng của thuốc có thể kéo dài đến một năm sau khi tiêm.
Liều dùng: Tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Giá tham khảo: Tùy theo cơ sở khám chữa bệnh, có thể dao động từ 5.000.000-10.000.000 đồng/liệu trình.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Trong quá trình uống thuốc hay điều trị bằng các phương pháp khác, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay tăng liều dùng, sẽ gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe.
- Kết hợp điều trị với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Tránh những thức uống có ga, caffeine… Không uống nước trước khi đi ngủ vì có thể dẫn đến tiểu đêm.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ nghi ngờ là triệu chứng của bàng quang tăng hoạt thì nên gặp bác sĩ sớm nhất có thể để khắc phục kịp thời.
- Thận trọng khi dùng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú.
- Tránh dùng các loại thực phẩm giàu tính axit, chất ngọt nhân tạo, các món ăn mặn,
- Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình cơ thể cần khoảng 1,5-2,5 lít nước.
Những thông tin trên đây về chủ đề “ bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?” chỉ có giá trị tham khảo. Người bệnh không nên dùng để thay thế cho đơn thuốc hay chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa..
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL