Giải đáp câu hỏi bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu là một câu hỏi được nhiều người tìm hiểu hiện nay. Bởi vì bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là vẫn được biết là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy để biết bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu mời bạn cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây của GHV KSol nhé.

XEM THÊM:

1. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh như thế nào?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho còn được biết đến với một tên gọi khác là bệnh ung thư xương và máu. Căn bệnh này được chia thành 2 loại với cấp bậc nhẹ và nặng khác nhau bao gồm: bệnh bạch cầu mãn tính và bệnh bạch cầu cấp tính. 

Bạch cầu cấp dòng lympho có tốc độ phát triển rất nhanh chóng cùng với các biểu hiện của bệnh không rõ ràng và đột ngột. Căn bệnh này có thể gây các ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào máu trong cơ thể. Và cụ thể hơn đó các tế bào lympho T hay lympho B sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu người bệnh mắc phải bạch cầu cấp dòng lympho.

benh-bach-cau-lympho-song-duoc-bao-lau-3
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho còn được biết đến với một tên gọi khác là bệnh ung thư xương và máu

2. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho có những dòng nào?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho được phân loại thành nhiều dòng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bao gồm 3 dòng với những đặc điểm khác nhau đó là L1, L2 và L3.

2.1. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L1

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L1 phát sinh là do các tế bào bạch cầu trong máu tăng trưởng một cách bất thường. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L1 là thể mà có tỷ lệ mắc cao nhất trong 3 thể của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Ở dạng L1 có đặc điểm là các tế bào bạch cầu trong máu của bệnh nhân tương đối đồng nhất và có tới hơn 75% tế bào nguyên sinh chất hẹp và nhỏ.

Đối với bạch cầu cấp dòng lympho L1 các nhiễm sắc thể ở người bệnh có hình dạng nhân đều và có sự phân tán đều. Ở dòng L1 các đối tượng mắc bệnh chủ yếu thường là trẻ em. Theo như thống kê thì có tới 85% bệnh nhân mắc chứng bạch cầu cấp dòng lympho L1 là trẻ em dưới 12 tuổi. Và chỉ 25% đến 30% các bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành.

2.2. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L2

Ở bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L2 thì lại có đặc điểm là các tế bào bạch  cầu thường phức tạp và không có tính thống nhất giữa các tế bào với nhau. Ở thể này thì kích thước cũng như hình dạng nhân và nhiễm sắc thể của các tế bào bạch cầu cũng có sự phức tạp. 

Và ngược lại với thể L1 thì thể L2 thường gặp ở các đối tượng người lớn nhiều hơn là ở trẻ em. Theo ghi nhận có tới hơn 70% trường hợp các đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành còn với trẻ em thì tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 14%.

2.3. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L3

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho L3 là một thể lại không quá phổ biến như dòng lympho L1 và lympho L2. Theo các báo cáo thì dòng lympho L3 chỉ chiếm 5% trong tổng số các trường hợp bị mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Đặc điểm của dòng này các tế bào bạch cầu sẽ có nhân lớn, một số tế bào chất kiềm trong tế bào thường không có bào.

3. Những đối tượng nguy cơ của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Theo các chuyên gia thì có nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Và những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.

3.1. Đã từng điều trị ung thư với hóa trị và xạ trị

Các đối tượng đã từng phải thường xuyên phải trải qua các liệu trình xạ trị, hóa trị trong thời gian dài để điều trị các căn bệnh ung thư khác thì sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh bạch cầu cấp dòng lympho cao hơn. Bởi vì trong quá trình này các hóa chất sẽ tác động trực tiếp lên cơ thể của người bệnh khiến cho các tế bào bạch cầu sản sinh ra nhiều để nhằm bảo vệ cơ thể.

3.2. Do rối loạn di truyền

Bệnh lý bạch cầu cấp dòng lympho có nguy cơ gặp ở các đối tượng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn di truyền cao hơn các đối tượng khác. Điều này có thể giải thích là do chứng rối loạn di truyền từ mẹ sang con hoặc từ bố sang con có thể làm ảnh hưởng đến các gen trong tế bào máu khiến các tế bào này dễ tổn thương và có thể dẫn đến các hoạt động bất thường hơn.

3.3. Do yếu tố tuổi tác

Tuổi tác cũng là 1 trong những yếu tố tác động có thể dẫn đến bệnh ung thư máu và xương. Nhất là đối với các thể lympho L1 và L2. Theo các chuyên gia đối với thể L1 thì đối tượng có tuổi càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh. Còn đối với thể L2 thì lại thường gặp ở đối tượng người trưởng thành hơn so với trẻ em. Bạch cầu dòng lympho cấp tính phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi hơn là những đối tượng nhiều tuổi hơn.

3.4. Giới tính

Theo các nghiên cứu thì yếu tố giới tính cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bé trai thường dễ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn các bé gái. Và khi đã mắc bệnh thì tình trạng bệnh ở nam giới cũng sẽ nguy hiểm và có thể dễ dẫn đến các chuyển biến xấu hơn là so với nữ giới.

benh-bach-cau-lympho-song-duoc-bao-lau-2
Những bé trai thường dễ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn các bé gái

4. Những triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bao gồm:

4.1. Thiếu máu

Thiếu máu là triệu chứng thường gặp nhất của những bệnh nhân bị mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Bởi khi bị mắc căn bệnh này thì chức năng sinh sản ra máu để nuôi dưỡng cơ thể của tủy sẽ bị ảnh hưởng rất. Cùng với đó, lượng máu do tủy xương sản sinh ra cũng không đảm bảo được về chất lượng. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu với các dấu hiệu điển hình đó là da xanh xao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi và thậm chí là khó thở.

4.2. Dấu hiệu giảm bạch cầu

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho có thể là nguyên nhân làm cho lượng bạch cầu trong cơ thể bị tăng hoặc giảm nhanh đi một cách bất thường.

Khi lượng bạch cầu giảm đi sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng cũng như nhiễm khuẩn hơn. Bởi lúc này, các tế bào máu không còn khả năng chống đỡ lại nhiều tác nhân gây hại, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu cũng như các bộ phận khác trên cơ thể với triệu chứng điển hình là sốt. 

4.3. Dấu hiệu tiểu cầu giảm

Có những trường hợp bệnh bạch cầu cấp dòng lympho có thể khiến cho lượng bạch cầu bị tăng nhanh. Khi lượng bạch cầu tăng nhanh quá mức thì chúng có thể tấn công cả tế bào tiểu cầu. Và đây chính là nguyên nhân làm cho lượng tiểu cầu trong máu bị giảm đi đáng kể. Từ đó, khả năng cầm máu của cơ thể bị suy giảm dẫn đến các triệu chứng xuất huyết ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Tình trạng tiểu cầu giảm có thể khiến cho không chỉ những vết thương nặng mà cả những vết thương nhẹ đều có thể bị xuất huyết. Và trong nhiều trường hợp người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các mảng bầm tím dưới da mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện triệu chứng mũi, chân răng bị chảy máu. Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ gia tăng khi người bệnh xuất hiện triệu chứng xuất huyết nội tạng.

4.4. Các triệu chứng toàn thân khác

Sự phát triển của các tế bào ung thư máu trong cơ thể có thể khiến toàn thân bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng. Triệu chứng phổ biến nhất đó là sự phình to hơn của các cơ quan nội tạng ở bên trong cơ thể. Trong nhiều trường hợp bệnh lý này còn làm cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng đáng kể, dẫn đến bị kích thích màng não.

Cùng với triệu chứng sưng to các cơ quan nội tạng thì bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho còn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn, đổ mồ hôi trộm nhiều trong đêm, chảy máu mũi, sụt cân trầm trọng, dưới da xuất hiện các ban đỏ,…

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Trước khi đi tìm hiểu bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu thì chúng ta cần đi làm rõ xem các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là những yếu tố nào. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư máu, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Người tuổi càng trẻ khi bị mắc căn bệnh này sẽ càng có tiên lượng sống tốt hơn những người cao tuổi hơn.
  • Thời gian phát hiện ra bệnh: phát hiện ra bệnh càng sớm thì sẽ giúp cho quá trình điều trị càng hiệu quả hơn từ đó mà thời gian sống của bệnh nhân sẽ được kéo dài hơn.
  • Khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sống của người bệnh.

Ngoài ra các yếu tố sau của thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tiền sử các bệnh về máu và bệnh bạch cầu
  • Mức độ tổn thương của xương
  • Tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất chẳng hạn như benzen
  • Bệnh nhân có thường xuyên hút thuốc lá hay không

6. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu?

Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp về câu hỏi bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu. Theo đó, bệnh được chia thành 2 thể đó là cấp tính và mãn tính với thời gian sống của mỗi thể là rất khác nhau. 

benh-bach-cau-lympho-song-duoc-bao-lau-1
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu?

6.1. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thể mạn tính sống được bao lâu? 

Ở bạch cầu cấp dòng lympho thể mãn tính, các bác sĩ sẽ xét xem bệnh bạch cầu này xảy ra ở tế bào lympho T hay lympho B. Bởi ở mỗi tế bào lympho khác nhau thì thời gian sống của bệnh nhân sẽ không giống nhau. Cụ thể là:

  • Đối với trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thể mạn tính ở tế bào B thì thời gian sống còn lại của người bệnh khá tốt. Nếu được điều trị tích cực và đáp ứng tốt thì người bệnh có thể sống thêm 10 đến 20 năm.
  • Trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thể mạn tính ở tế bào T thì thời gian sống còn lại thường rất thấp chưa đến 5 năm.

6.2. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu đối với thể cấp tính

Đối với các trường hợp bệnh nhân bị mắc thể cấp tính bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thì thời gian sống còn lại của người bệnh rất thấp. Ở thể này, bệnh sẽ khởi phát khá đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, thời gian sống của người bệnh chỉ còn khoảng 4 tháng.

Đối với những trường hợp mắc bệnh là trẻ em thì thời gian sống cũng như tỷ lệ điều trị khỏi bệnh sẽ cao hơn là ở người lớn, chiếm khoảng gần 80% tổng số ca mắc. Trong khi đó, tỷ lệ chữa khỏi bệnh này ở người lớn là thấp hơn và chỉ đạt khoảng 40%.

7. Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho 

Để chẩn đoán căn bệnh nguy hiểm này, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

7.1. Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng thực thể mà người bệnh gặp phải. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh lý của gia đình và của bản thân để có những cơ sở ban đầu để đánh giá được tình hình sức khỏe cũng như bệnh lý của người mắc.

7.2. Thăm khám cận lâm sàng

Thông qua các kết quả thăm khám cận lâm sàng bác sĩ sẽ có thể đánh giá chính xác bệnh cũng như xác định được mức độ bệnh. Các xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

Xét nghiệm máu và tủy xương: Các bác sĩ sẽ chọc hút lấy một lượng nhỏ dịch lỏng ở mô tủy. Sau đó sẽ đem xét nghiệm và phân tích để xem có thấy xuất hiện tế bào ung thư hay không. Phương pháp xét nghiệm này được đánh giá là cho kết quả chính xác nhất để biết người bệnh có bị ung thư máu hay không.

Xét nghiệm di truyền: Thông qua xét nghiệm bác sĩ sẽ tìm các bất thường trong gen cũng như trong nhiễm sắc thể ADN. Từ đó, có thể chẩn đoán xem người bệnh có bị ung thư máu hay không thông qua sự bất thường ở gen và nhiễm sắc thể.

Xét nghiệm dịch não tủy sống: Các bác sĩ sẽ lấy ra từ cột sống của bệnh nhân một lượng dịch não tuỷ nhất định để tiến hành làm các xét nghiệm. Mẫu tủy sống thu được sẽ được đem kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ bệnh có khả năng phát triển cũng như lây lan như thế nào.

Xét nghiệm hình ảnh: Có rất nhiều xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bao gồm:

  • Chụp CT
  • Chụp MRI vùng đầu hoặc tủy sống.
  • Siêu âm sóng âm thanh với năng lượng cao.
  • Siêu âm tim bằng phương pháp dội sóng âm thanh.

8. Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho như thế nào?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa theo từng đối tượng cũng như mức độ bệnh. Các phương pháp phổ biến để điều trị căn bệnh này bao gồm:

benh-bach-cau-lympho-song-duoc-bao-lau
Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến điều trị ung thư máu
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Ghép tế bào gốc
  • Liệu pháp nhắm mục tiêu
  • Liệu pháp miễn dịch

9. Những phương pháp hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

Để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như kéo dài thời gian sống, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị, về việc dùng thuốc cũng như có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về phòng nhiễm trùng cũng như vệ sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đối với cơ thể của người bệnh.
  • Người bệnh nên chú ý thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo bản thân hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tránh những món ăn bị cháy khét và hạn chế ăn các món nướng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin A, D, protein vào trong khẩu phần ăn để nhằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Các món ăn nên chế biến ở dạng lỏng như cháo, súp,… để giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích hay đồ uống có gas.
  • Luôn giữ cho mình sự lạc quan, vui vẻ và tin tưởng vào quá trình điều trị. Người thân nên luôn ở bên cạnh để động viên để chia sẻ nhằm giúp người bệnh giảm bớt lo lắng cũng như căng thẳng.
  • Các bệnh nhân nên chú ý tập luyện, vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe cũng như tăng cường thể chất và giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho sống được bao lâu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bệnh nhân biết thêm các biện pháp để kéo dài thời gian sống. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7