Chuyên gia giải đáp: Bệnh máu trắng có chữa được không?
Nội dung bài viết
Bệnh máu trắng hay còn được biết đến với những tên gọi khác như bệnh bạch cầu và phổ biến nhất là bệnh ung thư máu. Đây là một trong số những căn bệnh ung thư có diễn biến khá phức tạp với tính chất nguy hiểm nên người bệnh thường rất lo lắng không biết bệnh máu trắng có chữa được không? Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này thì các bạn hãy dành thời gian xem qua bài viết này cùng GHV KSOL nhé.
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- Người mắc bệnh máu trắng sống được bao lâu?
- Những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bạn không nên bỏ qua
Thông tin sơ lược về bệnh máu trắng
Bệnh máu trắng là bệnh hình thành khi hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn và tạo ra những bạch cầu ác tính trong cơ thể. Bạch cầu có nhiệm vụ kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể nhưng nếu số lượng bạch cầu tăng đột biến thì sẽ gây nguy hiểm cho chúng ta. Bởi vì sự phát triển quá mức và không thể kiểm soát được sẽ khiến chúng phải lấn át và ăn tế bào hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu cho người bệnh.
Cho tới nay, các bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh máu trắng nhưng họ đã xác định được yếu tố gây bệnh thường là do tác động của hóa chất, tia phóng xạ và khả năng di truyền.
Xem thêm:
- Người mắc bệnh máu trắng sống được bao lâu?
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối
Khi bị bệnh máu trắng thì người bệnh thường sẽ gặp những triệu chứng dễ chảy máu, gãy xương, mệt mỏi, sốt, đau bụng, buồn nôn, sụt cân nhanh… Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng và dẫn tới tử vong. Do đó mà vấn đề bệnh máu trắng có chữa được không luôn là nỗi lo lắng thường trực của các bệnh nhân.
Bệnh máu trắng có chữa được không?
Đối với câu hỏi bệnh máu trắng có chữa được không thì các chuyên gia giải đáp rằng căn bệnh này có thể chữa được. Tuy nhiên, tỷ lệ chữa thành công bệnh không cao, chỉ khoảng 10% khi phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, mới chớm bệnh. Hơn nữa, có nhiều bệnh nhân khi tới khám bệnh thì bệnh đã nặng nên việc chữa trị càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, những biện pháp điều trị bệnh máu trắng hiện nay chỉ mang tính chất giảm triệu chứng, hạn chế sự phát triển của khối u, kéo dài sự sống cho bệnh nhân mà thôi. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có thể sống chung, sống khỏe với bệnh lâu dài hơn nhờ có biện pháp hỗ trợ sau điều trị thích hợp.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh máu trắng
Nhờ có sự phát triển của nền y học hiện đại ngày nay thì bệnh máu trắng sẽ được chẩn trị với nhiều phương pháp hữu hiệu sau đây.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh máu trắng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những biểu hiện lâm sàng trên cơ thể như da có nhợt nhạt do thiếu máu hay không? Có sưng hạch bạch huyết không?… Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh máu trắng thì có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhằm giúp bác sĩ có thể xác định xem mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu để chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm tủy xương: Là phương pháp lấy mẫu tủy xương từ xương hông bằng kim dài và mỏng để tìm kiếm các tế bào ung thư bạch cầu.
Những phương pháp điều trị bệnh máu trắng
Tùy vào tình trạng bệnh, loại bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh máu trắng những phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Hóa trị: Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân bị máu trắng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào bạch cầu thông qua việc đưa thuốc uống hoặc thuốc tiêm vào đường tĩnh mạch.
- Liệu pháp sinh học: Là các phương pháp điều trị giúp hệ thống miễn dịch của bạn nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Là phương pháp sử dụng các loại thuốc tấn công các khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư bạch cầu nhằm kiểm soát bệnh.
- Xạ trị: Là phương pháp sử dụng tia X hoặc các chùm năng lượng cao để làm tổn thương các tế bào ung thư bạch cầu và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
- Ghép tế bào gốc: Đây là một thủ thuật để thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, bệnh nhân sẽ thực hiện hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh rồi mới tiến hành truyền tế bào gốc tạo máu cho cơ thể để xây dựng lại tủy xương.
Bệnh máu trắng sống được bao lâu?
Ngoài vấn đề bệnh máu trắng có chữa được không thì người bệnh còn thắc mắc không biết bệnh máu trắng sống được bao lâu nữa. Theo đó thì tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh, phác đồ điều trị mà tỷ lệ sống của bệnh nhân máu trắng sẽ khác nhau như:
Với dạng bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính:
- Trong trường hợp người bệnh ở giai đoạn đầu được thực hiện điều trị thì thời gian sống trung bình khoảng 8 năm.
- Với người bệnh ở giai đoạn giữa được điều trị kịp thời thì có thời gian sống trung bình khoảng 5,5 năm.
- Còn với người bệnh ở giai đoạn cuối thì thời gian sống sẽ giảm chỉ còn khoảng gần 4 năm mà thôi.
Với dạng bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính:
- Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có khoảng 20% – 40% bệnh nhân sống được ít nhất 5 năm.
- Nếu người bệnh phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì tiên lượng bệnh khá xấu.
Với dạng bệnh bạch cầu lympho mạn tính:
- Nếu bệnh nhân mắc bạch cầu tế bào lympho B thì có thể sống khoảng từ 10 năm đến 20 năm.
- Còn trong trường hợp người bệnh bị bạch cầu lympho mạn tính tế bào T thì có tỷ lệ sống rất thấp.
Với dạng bệnh bạch cầu lympho cấp tính thì thời gian sống trung bình của những người mắc phải loại này chỉ khoảng 4 tháng do bệnh phát triển rất nhanh và khó kiểm soát.
- Nếu bệnh nhân là trẻ em thì sẽ có khoảng 80% trẻ có thể chữa lành bệnh được vì đây là giai đoạn trẻ có khả năng tiếp nhận điều trị cao hơn người lớn nên hồi phục nhanh hơn và cao nhất.
- Đối với người lớn chỉ có khoảng 40% bệnh nhân có cơ hội chữa lành bệnh mà thôi.
Qua đây thì các bạn cũng có thể trả lời được thắc mắc bệnh máu trắng có chữa được không và những phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Mặc dù căn bệnh này rất nguy hiểm và khó chữa nhưng nếu chúng ta có thể phát hiện bệnh sớm thì sẽ có cơ hội chữa bệnh thuận lợi và kéo dài được thời gian sống lâu hơn. Vậy nên các bạn hãy chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để có thể sớm phát hiện bệnh và cứu chữa kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng