Bệnh nhân sau xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Khi bị mắc ung thư vòm họng, bệnh nhân phải trải qua các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị. Đây là “con dao hai lưỡi” khiến người bệnh phải chịu nhiều tác dụng phụ nặng nề. Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày để nâng cao sức khỏe trong điều trị là điều vô cùng quan trọng. Vậy bệnh nhân sau xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Ung thư vòm họng là căn bệnh như thế nào?

Ung thư vòm họng hay còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là những tổn thương ác tính xuất phát từ vòm họng phía sau hốc mũi chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Đây là căn bệnh ung thư thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi từ 40 – 60 tuổi thường gặp nhất và tỷ lệ nam thường cao hơn nữ gấp 3 lần.

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, thường được phát hiện trong giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa có biểu hiện xâm lấn và di căn, bệnh nhân có cơ hội được điều trị khỏi bằng các phương pháp bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Ở giai đoạn 1, 2 nếu được điều trị tích cực, đúng phương pháp, tỷ lệ sống sau 5 năm là  90%; giai đoạn 3 sau năm 5 năm là 60%, giai đoạn 4 sau 5 năm 30%.

2. Xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị được coi là phương pháp chính trong điều trị ung thư vòm họng hiện nay. Dựa vào các kết quả, kích thước của khối u, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, phương pháp xạ trị được thực hiện với 4 biện pháp đó là: xạ trị đơn thuần, xạ trị kết hợp với hóa trị, xạ trị kết hợp với phẫu thuật, xạ trị giảm triệu chứng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, đây là phương pháp còn có nhiều hạn chế trong việc điều trị vì ảnh hưởng đến sức khỏe, gây rất nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, sụt cân. Chi phí xạ trị ung thư vòm họng thường rất lớn, mỗi bệnh nhân có thể mất từ 100 – 500 triệu đồng tùy theo từng giai đoạn của bệnh trong suốt quá trình điều trị.

Phương pháp xạ trị được áp dụng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư vòm hòng
Phương pháp xạ trị được áp dụng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư vòm họng

Mục đích của phương pháp xạ trị là nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp xạ trị khi nào còn phải phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và yêu cầu của bệnh nhân.

Xạ trị đơn thuần: được thực hiện ở giai đoạn 1, 2, đây là giai đoạn đầu của bệnh, khi các khối u chưa lây lan, mục đích để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ, hạn chế làm tổn thương tế bào lành.

Xạ trị kết hợp với phẫu thuật: được thực hiện ở giai đoạn 1, 2, 3, 4 với các biện pháp:

  • Xạ trị tiền phẫu: mục đích giảm thể tích, chuẩn bị cho phẫu thuật lấy triệt để khối u, giảm nguy cơ tái phát, di căn vào các bộ phận lân cận.
  • Xạ trị hậu phẫu: được thực hiện khi không lấy hết được các khối u, có nhiều nguy cơ tái phát.
  • Xạ trị trong lúc phẫu thuật: nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật.

Xạ trị kết hợp với hóa trị: được thực hiện ở giai đoạn 3, 4 nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư tránh di căn tới các cơ quan trên cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

3. Xạ trị ung thư vòm họng gây tác dụng phụ như thế nào?

Xạ trị ung thư vòm họng có thể đem đến nhiều tác dụng phụ khác nhau cho người bệnh, liên quan đến các cơ quan trên cơ thể ở vùng đầu và cổ. Trong đó, có những tác dụng phụ sẽ biến mất theo thời gian nhưng cũng có những tác dụng phụ tồn tại lâu dài. Cụ thể:

  • Lở loét trong miệng và cổ họng có thể dẫn đến khó khăn khi nuốt và giảm cân.
  • Khàn tiếng: mức độ khàn tiếng phụ thuộc quá trình xạ trị.
  • Đau lưỡi, khô miệng dẫn đến thay đổi vị giác khiến người bệnh chán ăn, sụt cân…
  • Da thay đổi trong vùng điều trị như: bị đỏ, phồng rộp.
  • Buồn nôn và ói mửa, ăn vào nôn ra, chán ăn, sụt cân.
  • Mệt mỏi, người gầy yếu: đây là tác dụng phụ phổ biến trong xạ trị thường kéo dài 2 – 3 tháng, có thể kéo theo tình trạng thiếu máu, trầm cảm, thiếu ngủ…
  • Các bệnh về răng: Người bệnh sau khi xạ trị có nguy cơ gặp các bất lợi về răng như: sâu răng, viêm nướu răng, hoại tử nướu răng, xơ các khớp thái dương hàm, xơ cứng hoặc hoại tử, trường hợp nặng có thể hoại tử xương hàm trên, hoại tử xương hàm dưới. Hầu hết, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra răng trước khi bắt đầu xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ thậm chí có thể khuyên người bệnh nên nhổ một số răng trước khi điều trị xạ trị.
  • Dây thần kinh bị ảnh hưởng, tuyến giáp và tuyến yên bị tổn thương gây rối loạn chức năng các trong cơ thể.
Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng khiến vòm miệng lở loét
Tác dụng phụ của xạ trị ung thư vòm họng khiến vòm miệng lở loét

4. Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì?

Đối với bênh nhân, việc lựa chọn các loại thực phẩm để kích thích ăn ngon miệng và thèm ăn là hết sức quan trọng trong việc điều trị sau mỗi đợt xạ trị nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

4.1. Rau, hoa quả ép

Sau xạ trị, vòm họng của bệnh nhân bị tổn thương, sức khỏe suy yếu do đó việc sử dụng các rau, nước ép hoa quả sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp vết mổ mau lành, tăng sức đề kháng. Khi vòm họng bị tổn thương, nước ép rau, hoa quả giúp cho bệnh nhân dễ uống, dễ dàng tiêu hóa thức ăn nhanh và không ảnh hưởng đến vùng họng như các loại đồ ăn khô cứng. Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại rau, hoa quả cần được đảm độ sạch, rõ nguồn gốc, không chứa thuốc trừ sâu, chất bảo quản. Các loại nước ép, rau xanh người bệnh nên dùng như: dưa hấu, đu đủ, lê, kiwi, các loại rau súp lơ xanh, cải ngọt, rau ngót, bina…

4.2. Thực phẩm giàu protein, chất đạm

Chất đạm, protein là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, đối với những người mắc ung thư vòm họng việc bổ sung đạm và protein góp phần làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, xạ trị. Các loại thực phẩm giàu chất đạm, protein bao gồm các loại tôm, cua, hải sản, trứng  thịt gà, cá…

4.3. Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn carbohydrate và chất xơ giúp duy trì năng lượng cho người bệnh. Trong ngũ cốc nguyên hạt có nhiều vitamin B, giúp giảm các triệu chứng ung thư vòm họng. Do đó, khi bị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên ăn các loại ngũ cốc như: lúa mạch, gạo, mè đen, kê, ngô, củ dền… bởi các loại hạt sẽ cung cấp vitamin B và carbohydrate, giúp kích thích não bộ sản sinh ra Serotonin – một loại hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, buồn nôn, lo âu, đau cho bệnh nhân. Giúp cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, để bệnh nhân có đủ sức khỏe điều trị bệnh lâu dài. Đây cũng là thực phẩm giúp cho người bệnh dễ ăn, dễ nuốt và tiêu hóa tốt phù hợp cho vùng họng đang bị tổn thương. Người bệnh có thể pha ngũ cốc với nước ấm để uống 2 – 3 lần/ngày và tùy theo nhu cầu.

Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư vòm hòng nên dùng
Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư vòm họng nên dùng

5. Sau xạ trị ung thư vòm họng nên kiêng gì?

5.1. Các loại đồ uống có ga, chất kích thích

Rượu bia, các loại nước ngọt nhiều ga hay bất kì đồ uống nào có chứa chất kích thích người bệnh ung thư vòm họng đều nên tránh. Đây là những loại thực phẩm không tốt, làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn cũng như cản trở tác dụng của nhiều phương pháp điều trị.

Ngoài ra, việc xạ trị ung thư vòm họng có thể làm người bệnh đau nhức vùng miệng. Lúc này, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh.

5.2. Thực phẩm quá chua, cay nóng

Để đảm bảo vùng miệng họng của người bệnh không bị tổn thương nhiều hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị như tiêu, ớt…

5.3. Thịt đỏ

Người bệnh mắc ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì?
Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên hạn chế ăn thịt đỏ

5.4. Ăn mặn

Không ít người bệnh ung thư vòm họng có các bệnh lý đi kèm về huyết áp, tim mạch… Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp… tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

5.5. Ăn quá nhiều đường

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.

5.6. Thuốc lá

Thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Thuốc lá gây tác động xấu lên toàn bộ cơ thể, các chất độc trong khói thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong…

Thực tế, việc lựa chọn chế độ ăn uống và lưu ý các loại thực phẩm cần tránh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người bệnh. Để tìm cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể thêm.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Giải Nhất – Cuộc thi viết “Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời” năm thứ 2

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7