Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Vấn đề thay đổi vị giác do ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì là điều mà gia đình nào có người bệnh cũng băn khoăn và cần được giải đáp. Bởi dinh dưỡng có vai trò tương đương với điều trị, có đến 30% người bệnh ung tử vong vì suy kiệt, thiếu dinh dưỡng.

1. Bàn về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý? Câu trả lời chính xác và tổng quát nhất cho trường hợp này là người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: chất đạm (protid) – tinh bột (glucid) – chất béo (lipid) – vitamin và chất khoáng.

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng?
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng?

Rất nhiều bệnh nhân ung thư bị suy dinh dưỡng, sụt cân, thậm chí suy kiệt trầm trọng do không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trước, trong và sau điều trị bệnh theo thông báo của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư ở Việt Nam. Điều đáng buồn là thời gian sống của người bệnh đã bị rút ngắn đến ⅓ với mỗi 5% cân nặng bị sụt giảm theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy trên Thế giới.

Tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt cơ thể của bệnh nhân ung thư có thể do các nguyên nhân sau:

  • Chuyển hóa của cơ thể bị thay đổi do khối u phát triển gây ra: các khối cơ cũng bị phá hủy bên cạnh sự hủy tế bào và mô, cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn.
  • Tác dụng phụ của quá trình điều trị: hóa xạ trị, thuốc đích, các thuốc kèm theo.
  • Tâm lý lo lắng, chán nản, suy sụp của người bệnh.

Hậu quả của tình trạng này trước hết là suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị, làm giảm chất lượng sống và cả thời gian sống của bệnh nhân. Nhiều người bệnh do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng mà không thể theo hết được các liệu pháp điều trị. Nguy hiểm hơn là tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng khi điều trị cũng tăng lên ở các bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém, nhất là dẫn đến nguy cơ tử vong.

Như vậy, để theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề, người bệnh cần sự nâng đỡ của dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hàng ngày. Với mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân, trước, trong và sau quá trình điều trị đều cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh nhân sẽ sống khoẻ hơn, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu được những bất lợi do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị nếu ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị. Như đã nói ở trên, bữa ăn của người bệnh cần phải đầy đủ thực phẩm đảm bảo tất cả các nhóm chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước và luyện tập vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư.

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Dưới đây nêu nên những nguyên tắc chung việc bệnh nhân ung thư nên ăn gì:

2.1. Chất đạm (Protein)

Chất đạm hay protein được tạo thành từ các acid amin, do đó cơ thể người nói chung cần ăn loại nhóm chất dinh dưỡng này vào mục đích xây dựng và tái tạo tổ chức. Vì không loại thực phẩm nào trong tự nhiên có đầy đủ tất cả các loại acid amin nên để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần phối hợp các loại protein từ cả nguồn động vật và thực vật.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, do tình trạng khối cơ giảm như đã nói ở trên.

Thực phẩm giàu protein bệnh nhân ung thư nên ăn
Thực phẩm giàu protein bệnh nhân ung thư nên ăn

Tuy nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa thịt đỏ (thịt gia súc) và ung thư, nhưng cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt này. Do đó việc nhiều người khuyên bệnh nhân ung thư không ăn thịt đỏ có thể dẫn đến việc thiếu một số acid amin và khoáng chất. Người bệnh có thể ưu tiên các loại thịt màu trắng (thịt gia cầm) và cá, tôm, hải sản nhưng cũng vẫn cần ăn thịt đỏ với lượng ít hơn. Cụ thể không nên ăn quá 340-500 gam thịt đỏ đối với bệnh nhân ung thư sau khi điều trị và tránh tuyệt đối các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt đỏ như xúc xích, thịt heo muối – Theo Viện Nghiên cứu về Ung thư Mỹ.

2.2. Tinh bột (Glucid)

Hơn một nửa năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể là do glucid hay tinh bột cung cấp. Do đó bệnh nhân ung thư phải đảm bảo các thực phẩm chứa tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, việc người bệnh ăn uống đầy đủ glucid sẽ giúp giảm lượng protein bị phân hủy đến mức tối thiểu, giảm sụt cân và giảm mức độ phá hủy cơ.

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên tránh các glucid đã tinh chế (mất chất dinh dưỡng và chất xơ) gây nhiều tác hại cho cơ thể như các loại đồ ngọt, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo), các loại củ (sắn, khoai sọ, khoai lang, khoai tây,…).

2.3. Chất béo (Lipid)

Các thực phẩm cần thiết cho thời kì phục hồi dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư không thể thiếu những thức ăn giàu lipid. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao cho cơ thể con người nói chung, nhu cầu năng lượng của cơ thể hàng ngày chỉ cần 15-25g lipid là có thể đáp ứng được.

Chất béo hay lipid cũng là chất quan trọng giúp cho cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Nếu thiếu chất béo, người bệnh sẽ đồng thời thiếu cả những loại vitamin này.

Dầu thực vật và mỡ động vật là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần phải có một hàm lượng chất béo nhất định, cân bằng hàm lượng acid béo no và không no từ 2 nguồn nguyên liệu trên để đồng thời chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

2.4. Vitamin và khoáng chất

Mỗi loại vitamin lại có những vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể. Tuy số lượng cơ thể cần mỗi ngày ít nhưng không thể thiếu, nhất là người bệnh ung thư. Cũng như vậy, chất khoáng tham gia cấu tạo nhiều mô và cơ quan, có vai trò trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nếu người bệnh ăn uống thiếu sẽ sinh nhiều bệnh như còi xương, xốp xương (do thiếu canxi), thiểu sản men răng (do thiếu fluor), bị bướu cổ (do thiếu iốt) và thiếu máu (do thiếu sắt),…

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau củ quả. Cần chọn các loại rau củ quả còn tươi, nhiều màu sắc, bảo quản tốt để tránh mất vitamin, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Vấn đề thay đổi vị giác thường gặp ở bệnh nhân ung thư

Tình trạng suy dinh dưỡng hoặc xáo trộn chuyển hóa dinh dưỡng không ít bệnh nhân ung thư mắc phải gây ra bởi chính căn bệnh ung thư hoặc do các biện pháp trị liệu như hóa trị, xạ trị đã khiến những tiến bộ y học hiện nay cũng không phát huy được hiệu quả của nó trong nhiều trường hợp. Tình trạng này chủ yếu gây ra bởi vấn đề thay đổi vị giác ở bệnh nhân ung thư.

Tình trạng thay đổi vị giác tạm thời hoặc mạn tính xảy ra ở 15%-100% bệnh nhân ung thư là một trong những thách thức lớn nhất trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đặc biệt với những người vừa trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

Thay đổi vị giác khiến bệnh nhân ung thư chán ăn
Thay đổi vị giác khiến bệnh nhân ung thư chán ăn

Tình trạng này có thể xảy ra như sau:

– Người bệnh đột nhiên thấy mọi đồ ăn đều có vị giống nhau, không có mùi vị đặc trưng hay thơm ngon nữa.

– Những mùi vị vốn rất bình thường trước đây người bệnh tự nhiên không thích hoặc không chịu được.

– Cảm thấy vị khác so với trước đây ở thực phẩm, nhất là những loại có vị mặn, ngọt và đắng.

– Một số đồ ăn người bệnh không cảm nhận được mùi vì hoặc có vị rất nhạt nhẽo, khó nuốt.

– Nhiều trường hợp người bệnh sau khi ăn thịt hoặc các thực phẩm giàu protein thì thấy có vị kim loại hoặc hóa chất trong miệng.

Sự thay đổi khẩu vị này có thể hết sau khi kết thúc điều trị, cũng có thể là mạn tính không hồi phục. Một số phương pháp sau có thể giúp người bệnh giảm thiểu một phần tình trạng khó chịu này:

  • Súc miệng trước bữa ăn và sau khi ăn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Chia làm nhiều bữa  ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính, mỗi bữa ăn một ít.
  • Có thể thêm gia vị hay nước sốt để món ăn thêm hương vị hấp dẫn.
  • Trường hợp bệnh nhân không bị tổn thương đau ở miệng hay họng có thể ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…
  • Tăng cường ăn những thức ăn hợp khẩu vị của người bệnh.

Như vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn gì còn phù hợp vào giai đoạn bệnh hoặc bệnh nhân có gặp tình trạng thay đổi vị giác không để có một thực đơn phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trường hợp đặc biệt, người bệnh và người nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể.

 

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7