Bệnh nhân ung thư vòm họng nên tránh những loại thực phẩm nào?
Nội dung bài viết
Một chế độ ăn thiếu lành mạnh với các loại thực phẩm không tốt sẽ làm tình trạng của bệnh nhân ung thư vòm họng tồi tệ hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Cùng xem bài viết dưới đây để nắm được bệnh nhân ung thư vòm họng nên tránh những loại thực phẩm nào nhé.
1. Bạn biết gì về ung thư vòm họng?
Ung thư vòm họng là 1 trong những bệnh lý phổ biến và cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh ung thư chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu, cổ và đứng thứ 4 trong các bệnh lý ung thư nói chung.
Ung thư vòm họng hay còn được biết đến với tên gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC). Bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên để phát hiện căn bệnh này ngay ở giai đoạn đầu là khá khó khăn. Ngay cả các bác sĩ cũng rất khó để có thể chẩn đoán bằng mắt thường bởi các triệu chứng của ung thư vòm họng giống một số bệnh lý thông thường khác. Ung thư vòm họng có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu, trong đó, di căn phổ biến nhất là xương, phổi và gan.
Các triệu chứng cảnh báo ung thư vòm họng rất khó phát hiện, tuy nhiên nếu có một số biểu hiện như sau thì bạn nên cẩn trọng:
– Xuất hiện khối u ở mũi hoặc cổ
– Có máu trong nước bọt
– Bị đau họng
– Chảy máu mũi, hay nghẹt mũi
– Mất thính lực
– Thường xuyên bị nhiễm trùng tai
– Nhức đầu
– Khó nuốt, khó nói, khó thở
– Bị cứng cổ
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trên, bạn nên đi khám và tầm soát ung thư ngay để được chẩn đoán bệnh sớm tăng cơ hội chữa bệnh.
2. Ung thư vòm họng có chữa được không?
Khi bị chẩn đoán ung thư vòm họng, phần lớn bệnh nhân đều cảm thấy hoang mang, bế tắc và lo lắng, và ung thư vòm họng có chữa được không là băn khoăn phổ biến nhất của các bệnh nhân. Việc có thể chữa khỏi được bệnh ung thư vòm họng hay không còn tùy thuộc vào các giai đoạn và tình trạng cụ thể của bệnh.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng hiện nay bao gồm xạ trị, phẫu thuật và hóa trị:
– Xạ trị: Đây là phương pháp thường được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu khối u còn nhỏ và chưa di căn. Phương pháp này sẽ sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
– Phẫu thuật: Cũng là phương pháp được chỉ định trong giai đoạn sớm giúp loại bỏ khối u, phương pháp này có thể kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để giúp loại bỏ các tế bào ung thư tối ưu nhất.
– Hóa trị: Là phương pháp điều trị toàn thân bằng hóa chất có thể truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống, phương pháp này thường áp dụng cho giai đoạn muộn khi các tế bào ung thư đã di căn hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp xạ trị và phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư.
3. Bệnh nhân ung thư vòm họng nên tránh những loại thực phẩm nào?
Bệnh nhân ung thư vòm họng cũng cần nắm được một số loại thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe của bản thân để tránh sử dụng. Những thực phẩm cần tránh khi bị ung thư vòm họng bao gồm:
3.1. Các loại đồ uống có ga, chất kích thích
Rượu bia, các loại nước ngọt nhiều ga hay bất kì đồ uống nào có chứa chất kích thích bệnh nhân ung thư vòm họng đều nên tránh. Đây là những loại thực phẩm không tốt, làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn cũng như cản trở tác dụng của nhiều phương pháp điều trị.
Ngoài ra, việc xạ trị điều trị ung thư vòm họng có thể làm người bệnh đau nhức vùng miệng. Lúc này, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh.
3.2. Thực phẩm quá chua, cay nóng
Để đảm bảo vùng miệng họng của người bệnh không bị tổn thương nhiều hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị như tiêu, ớt…
3.3. Thịt đỏ
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500g/tuần) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và phòng tránh các loại bệnh ung thư.
3.4. Ăn mặn
Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp
Không ít bệnh nhân ung thư vòm họng có các bệnh lý đi kèm về huyết áp, tim mạch… Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp… tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
3.5. Ăn quá nhiều đường
Một số nhà khoa học của Thụy Điển cho rằng việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.
3.6. Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Thuốc lá tác động xấu lên toàn bộ cơ thể, các chất độc trong khói thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong…
Thực tế, lựa chọn chế độ ăn uống, bao gồm cả các loại thực phẩm cần tránh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người. Để biết bệnh nhân ung thư vòm họng nên tránh những loại thực phẩm nào bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch