Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, làm thế nào để phòng ngừa?

Sỏi thận không còn là một căn bệnh quá xa lạ với người Việt Nam nói riêng và người dân trên toàn thế giới nói chung. Vậy sỏi thận là gì? Làm cách nào để chữa khỏi bệnh? Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp hết những thắc mắc này của bạn! 

Xem thêm:

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận hiểu một cách đơn giản là kết tinh của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu.

Sỏi thận là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao nhất trong các bệnh của đường tiết niệu và đặc biệt hay gặp nhất ở nam giới độ tuổi trung niên 30-55 tuổi.

Hình ảnh sỏi thận
Hình ảnh sỏi thận

2. Phân loại sỏi thận

Dựa theo thành phần hóa học mà có thể phân loại sỏi thành các loại sau đây:

  • Sỏi calcium: là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm đến 80-90% các loại sỏi , gồm có sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Đặc điểm của loại sỏi này là rất cứng và cản quang, gồ ghề, có màu vàng hoặc màu nâu.
  • Sỏi phosphat:hay gặp nhất là Magnésium Ammonium Phosphate có màu vàng và hơi bở. Sỏi này thường có kích thước rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận và gây ra sỏi san hô.
  • Sỏi acid uric: sỏi này hình thành do quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể tăng lên so với mức bình thường. 

Nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine là ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất purin: như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm… hoặc cũng có thể do bệnh nhân mắc Bệnh Gout

  • Sỏi cystin: được hình thành do việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận gặp sai sót. Đây là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng và là loại sỏi ít gặp nhất ở người Việt Nam.
Phân loại sỏi thận
Phân loại sỏi thận

3. Có những nguyên nhân nào dẫn đến sỏi thận

Thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện

Việc lạm dụng sử dụng kháng sinh hoặc tự mua thuốc dùng mà không có kê đơn của bác sĩ là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

 Ăn uống không hợp lý

Người Việt nói chung hay có thói quen ăn mặn, các gia vị như nước mắm, muối được sử dụng nhiều trong mỗi bữa ăn. 

Hay như người châu Âu lại ăn nhiều dầu mỡ. Các thói quen ấy làm tăng thể tích tuần hoàn đồng nghĩa với việc thận phải lọc nhiều hơn các chất khoáng làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Uống ít nước

Uống nước quá ít sẽ không cung cấp đủ để thận lọc và đào thải các chất ra ngoài, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh nhiều hơn.

Mất ngủ kéo dài

Khi cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ thì mô thận của bạn sẽ có khả năng tái tạo lại những tổn thương. Vì vậy, việc mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ bạn bị sỏi thận càng cao. 

Không ăn sáng

Vì dịch mật đóng một  vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nên việc nhịn ăn sáng sẽ khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu thường xuyên

Nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến các chất khoáng không được đào thải được mà lắng đọng lại, khi lượng Calci tích tụ lại nhiều sẽ hình thành nên sỏi trong thận

4. Khi nào người bệnh sỏi thận nên đến gặp bác sĩ?

Khi bạn có 1 trong các triệu chứng sau bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám sỏi thận.

Cơn đau quặn thận

Đau dữ dội ở vùng hố thắt lưng một bên, sau đó lan ra phía trước, xuống dưới. Cường độ đau ngày càng tăng mạnh hơn, quằn quại, vật vã. 

Tiểu ra máu

Đối với trường hợp bệnh nhân bị các loại sỏi có bề mặt nhám hoặc gai san hô… bị cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu khi bạn hoạt động mạnh, hoạt động nhiều.

Bí, tắc đường tiểu

Đường tiểu của chúng ta như một ống nước, khi có hòn sỏi xuất hiện sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, bế tắc. Bạn có thể bị bí tiểu, bế tắc thận hoặc thận ứ nước căng to. 

5. Chẩn đoán sỏi thận ra sao

Hiện nay, có nhiều phương pháp dùng để chẩn đoán sỏi thận. 

Siêu âm

Đây là pháp không xâm lấn và khá hiệu quả, ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ, kĩ thuật viên.  

Bệnh nhân nên nhịn ăn 6-8 giờ trước khi siêu âm sỏi thận.

Xét nghiệm phân tích nước tiểu

Đây là xét nghiệm bắt buộc phải có trong chẩn đoán sỏi thận. Từ kết quả của xét nghiệm phân tích nước tiểu, có thể chẩn đoán được về giai đoạn của bệnh. Từ đó, đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.

Chụp X-Quang bụng không chuẩn bị (ASP)

Hầu hết loại sỏi thận người Việt Nam mắc phải là sỏi cản quang nên chỉ định chụp X-quang là rất có giá trị trong chẩn đoán. 

Phương pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí của sỏi, kích thước, số lượng cũng như hình dáng của sỏi. 

Ngoài ra, các biện pháp soi cặn lắng, pH nước tiểu, protein niệu, tìm tế bào vi trùng, Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng, nội soi bàng quang cũng được sử dụng,…

6. Sỏi thận có nguy hiểm không?

Có một điều may mắn là bệnh này không gây ảnh hưởng kéo dài cho người bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách kịp thời. .

Tùy vào kích thước và vị trí của viên sỏi, người bệnh có thể chỉ cần uống các loại thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để tống sỏi ra ngoài qua nước tiểu.

Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi quá lớn sẽ bị kẹt trong đường tiết niệu, gây ra nhiễm trùng tiết niệu hoặc gây biến chứng khác, người bệnh có thể phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nếu nhận thấy người bệnh có nguy cơ tái phát sỏi sau quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị dự phòng.

7. Phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay

Khi có các triệu chứng được nêu ở trên bạn nên đến tại các sơ sở y tế gần nhất để được khám, phát hiện và điều trị sỏi thận một cách kịp thời. Hiện nay, có 2 phương pháp chính được sử dụng trong điều trị sỏi thận.

Điều trị nội khoa

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Dùng morphin và fentanyl nếu có cơn đau quặn thận nếu khởi phát nhanh. Nếu bệnh nhân nôn kéo dài có thể điều trị bằng thuốc chống nôn ondansetron 10mg tiêm tĩnh mạch.
  • Liệu pháp điều trị tống sỏi: Đối với bệnh nhân có sỏi đường kính <1cm mà không có nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn và  đau kiểm soát được bằng các thuốc giảm đau, đồng thời có thể dung nạp với bù dịch được điều trị tại nhà với thuốc giảm đau và thuốc chẹn thụ thể alpha như tamsulosin 0.4 mg uống một lần / ngày để tạo điều kiện cho việc tống sỏi. 

Điều trị ngoại khoa

Khi kích thước sỏi quá lớn sẽ gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng. Lúc này các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để lấy sỏi ra.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các phẫu thuật ít xâm lấn như: tán sỏi nội soi, nội soi tán sỏi qua da, mổ nội soi…

8. Phòng ngừa sỏi thận như thế nào?

Uống nhiều nước

Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.

Giảm thực phẩm chứa oxalate

Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng.

Giảm lượng muối

Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Giảm các chất kích thích

Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
 

Kiểm soát tốt lượng đạm

Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá… sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

Giảm cân

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp.

Trên đây là những điều căn bản nhất về sỏi thận. Hy vọng GHV KSOL đã giúp bạn có thêm được kiến thức để bản thân có một lối sống lành mạnh cũng như sức khỏe tốt cho bạn và gia đình! 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư