Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Và những điều cần biết khác về căn bệnh này
Nội dung bài viết
Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu là một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay nhất là những người được chẩn đoán xuất hiện khối u ở tuyến yên. Do đó, GHV KSol thực hiện bài viết dưới đây nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ không chỉ về câu hỏi bệnh u tuyến yên sống được bao lâu mà còn cả về nguyên nhân, phương pháp điều trị, phòng ngừa căn bệnh này.
XEM THÊM:
- Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
- Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư được hiểu như thế nào?
- Tâm lý bệnh nhân ung thư và biện pháp điều trị tâm lý phù hợp
1. U tuyến yên là bệnh gì?
U tuyến yên một tình trạng được hình thành do các tế bào của tuyến yên phát triển nhanh chóng một cách bất thường và vượt qua mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào bất thường này sẽ phát triển với số lượng lớn nhưng không chết đi theo cơ chế tự nhiên mà chúng sẽ tập hợp lại với nhau thành nhóm và hình thành nên khối u.
Khi khối u tuyến yên xuất hiện thì chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng, từ đó khiến quá trình sản xuất cũng như quá trình điều hòa các hormone trong cơ thể sẽ bị xáo trộn. Do đó, các khối u tuyến yên có thể tác động làm tăng hoặc giảm khả năng sản sinh của các hormone. Hậu quả của tác động này là gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như các hoạt động của cơ thể con người.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên
Theo các nghiên cứu đã được thực hiện thì bệnh u tuyến yên chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
Tuy nhiên. theo nghiên cứu của các chuyên gia thì căn bệnh u tuyến yên này có mối liên hệ với những yếu tố di truyền. Tình trạng rối loạn trong di truyền chính là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số khối u trong tuyến yên là kết quả của rối loạn di truyền trong cơ thể có tên là tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (hay còn gọi là MEN I).
Căn bệnh u tuyến yên này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng hay gặp hơn ở những người cao tuổi, những người có tiền sử bị một số vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều MEN I thì sẽ có nguy cơ bị khối u tuyến yên cao hơn.
3. Triệu chứng thường gặp của u tuyến yên
Không phải tất cả những người bị u tuyến yên đều xuất hiện triệu chứng.
Bệnh u tuyến yên gây ra các triệu chứng như thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào vị trí, mức độ phát triển cũng như kích thước của khối u. Đồng thời, triệu chứng xuất hiện còn bị ảnh hưởng bởi loại nội tiết tố mà khối u tiết ra. Do đó, các triệu chứng phổ biến của bệnh sẽ được chia thành 3 nhóm sau:
3.1. Triệu chứng về rối loạn nội tiết
- Bệnh u tuyến yên gặp ở nữ giới có thể xuất hiện các triệu chứng như loạn kinh nguyệt, chậm kinh, vô sinh, tăng tiết sữa ở vú do tăng tiết hormon prolactin.
- Ở nam giới thì bệnh u tuyến yên sẽ khiến cánh mày râu bất lực, suy giảm khả năng cương dương cũng như chức năng tình dục.
- U tuyến yên có thể gây ra các biểu hiện như da thô, môi dày, to đầu chi, mắt to, cằm rộng,… nguyên nhân của các triệu chứng trên là do khối u tuyến yên làm tăng tiết hormon tăng trưởng (GH).
- Ngoài ra, khối u tuyến yên còn làm tăng tiết hormone ACTH gây ra bệnh Cushing. Triệu chứng của căn bệnh này thường là tay chân nhỏ, bụng to, cơ nhão, tăng cân, dấu hiệu rạn da ở bụng, tay, đùi,…
3.2. Triệu chứng về rối loạn chức năng quan sát
Bệnh u tuyến yên có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng quan sát với các biểu hiện như mắt nhìn mờ, giảm thị lực,…
Tình trạng rối loạn chức năng quan sát thường xảy ra ở những bệnh nhân bị u tuyến yên khi kích thước khối u lớn làm chèn ép lên các dây thần kinh thị giác gây ảnh hưởng đến thị lực.
3.3. Tăng áp lực nội sọ
Khi khối u tuyến yên phát triển đến một giới hạn sẽ khiến các mạch máu bị chèn ép gây ra tình trạng tăng áp lực nội sọ.
Vì thế, các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi bị tình trạng này là:
- Tăng huyết áp
- Giảm ý thức
- Buồn nôn
- Thở nông
- Đau đầu
- Hôn mê sâu
Khi khối u tuyến yên khiến áp lực nội sọ tăng lên mà không được can thiệp xử lý kịp thời thì sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm phải kể đến như tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê kéo dài,… Và trong nhiều trường hợp thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh u tuyến yên
Trước khi có câu trả lời cho câu hỏi bệnh u tuyến yên sống được bao lâu thì hãy cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này có thể.
Theo ghi nhận thì trên thực tế có rất nhiều người bị u khối u tuyến yên nhưng vẫn có thể sống cả đời mà không cần điều trị. Nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều trường hợp khi khối u tuyến yên phát triển với kích thước lớn sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.
Các biến chứng đó là:
- Giảm thị lực: Khi các dây thần kinh thị giác bị khối u tuyến yên chèn ép thì sẽ khiến cho thị lực của người bệnh bị suy giảm. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc thậm chí cả 2 mắt.
- Thiếu hormone vĩnh viễn: Khối u tuyến yên có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của tuyến yên. Vì thế, không ít bệnh nhân u tuyến yên bị thiếu hormone vĩnh viễn do sự suy giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến yên. Do đó, những người này sẽ buộc phải dùng các loại thuốc thay thế hormone đến suốt đời.
- Nguy hiểm đến tính mạng: Trong một số ít trường hợp bệnh nhân bị khối u tuyến yên phát triển quá lớn khiến áp lực nội sọ tăng lên và gây xuất huyết não. Nếu như tình trạng này không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
5. Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?
Như đã trình bày ở trên thì u tuyến yên có thể gặp ở bất cứ ai. Theo các thống kê, tỷ lệ bị mắc u tuyến yên ở người trưởng thành là 10%, như vậy có nghĩa là cứ 10 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị khối u tuyến yên.
Tuy nhiên một điều đáng mừng là các u tuyến yên đa phần là các khối u lành tính, do đó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người mắc. U tuyến yên là u lành tính nên sẽ phát triển chậm và theo thời gian chúng vẫn sẽ ở nguyên vị trí đó mà không xâm lấn sang các cơ quan khác như ung thư.
Theo thống kê thì nhiều người bệnh dù bị u tuyến yên nhưng vẫn có thể sống khỏe suốt cả đời với khối u tuyến yên mà không cần phải lo lắng quá nhiều.
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh u tuyến yên
Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên thì ngoài thăm khám lâm sàng có thể kết hợp thêm các phương pháp sau:
- Định lượng nồng độ hormon thông qua việc xét nghiệm mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu
- Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để tìm ra khối u cũng như đo kích thước của khối u.
- Kiểm tra đánh giá thị lực để xác định được những tổn thương của thị giác.
7. Điều trị u tuyến yên bằng cách nào?
U tuyến yên phần lớn đều là khối u lành tính, có kích thước nhỏ và phát triển chậm. Do đó, với những bệnh nhân mà khối u không gây triệu chứng gì bất thường cho cơ thể thì chỉ cần theo dõi và thăm khám định kỳ mà không cần phải điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để hạn chế sự tăng trưởng của khối u và điều chỉnh việc sản xuất hormone.
Trong một vài trường hợp khi khối u phát triển đến kích thước lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị phổ biến như là:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Điều trị nội khoa
Tùy thuộc vào từng kích thước và vị trí khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị theo phù hợp. Hay có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau để gia tăng hiệu quả.
8. Phòng ngừa u tuyến yên
Chúng ta nên thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa khối u tuyến yên và để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe được ổn định:
- Xây dựng thực đơn ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là ưu tiên sử dụng các loại rau củ quả tươi để giúp bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế dung ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, những đồ ăn có nhiều dầu mỡ…
- Dừng việc hút thuốc lá đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ đồng thời không thức khuya quá 23h.
- Luôn giữ tinh thần và tâm trạng được vui vẻ, thoải mái, tránh để tình trạng căng thẳng hay stress kéo dài.
- Tập thể dục thể thao đều đặn thường xuyên hàng ngày.
- Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì nên đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi “Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?” và cả những thông tin khác của bệnh này. Mong rằng nhờ đó mà bạn sẽ có những biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 11: UNG THƯ-NGƯỜI BẠN KHÔNG MỜI VÀ CUỘC CHIẾN SINH TỬ CỦA NGƯỜI LÍNH GIÀ