Bệnh Ung thư da đầu – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị ung thư da đầu
Nội dung bài viết
Bệnh ung thư da đầu là một dạng của ung thư da tuy không quá phổ biến nhưng cũng không phải là bệnh hiếm gặp, đặc biệt là tại Việt Nam. Bệnh ung thư da trên đầu rất nguy hiểm, giai đoạn phát triển nhanh và dễ di căn não, gây nguy cơ tử vong cao. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh và hướng điều trị bệnh phù hợp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GHV KSol để hiểu hơn về bệnh này nhé.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người lính già ung thư tuyến yên – Để thêm những nụ cười
- Tiếp xúc quá mức ánh sáng mặt trời dễ bị ung thư da
- Bảo vệ da đúng cách để phòng ngừa ung thư hắc tố
Tổng quan về bệnh ung thư da đầu
Trong một vài thập kỷ gần đây, số người mắc ung thư da đầu ngày càng tăng lên với nhiều thể loại khác nhau, giai đoạn tiến triển bệnh nhanh và phức tạp nên rất nguy hiểm.
Bệnh ung thư da đầu là gì?
Bệnh ung thư da đầu là loại ung thư da xuất hiện ở vùng đầu (từ phần cổ trở lên) gây ra bởi các tế bào da bị biến đổi do tiếp xúc một thời gian dài với các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời hoặc do tiếp xúc trực tiếp với các loại chất hóa học độc hại, ngoài ra còn có một số nguyên nhân tác động khác.
- Khi bị ung thư da đầu ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bao gồm xuất hiện các mảng màu đỏ nhỏ (có thể xuất hiện tróc vảy) nằm rải rác trên da đầu sau đó lan rộng dần ra sần sùi, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, tóc rụng nhiều và ngày một tăng.
- Ở các giai đoạn tiếp theo các khối u phát triển nhanh, lở loét trên bề mặt và có thể xâm lấn vào khu xương sọ, biến dạng và bội nhiễm.
- Trong giai đoạn di căn, các khối u kích thước to, chắc xuất hiện ở vùng cổ, chẩm hoặc trước tai, dưới cằm, dưới quai hàm.
Ung thư da đầu có nguy hiểm không?
Ung thư da đầu là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm do bệnh thường biến thể thành nhiều dạng khác nhau. Các giai đoạn của bệnh cũng tiến triển nhanh, diễn biến phức tạp. Các khối u dễ di căn, khi phát hiện bệnh thường đã ở các giai đoạn cuối nên hiệu quả điều trị bệnh không cao.
- Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ung thư da đầu trên thế giới thấp hơn nhiều so với các loại ung thư ác tính khác. Tuy nhiên về mức độ nguy hiểm lại cao hơn gấp nhiều lần. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh ung thư da đầu cao gấp 2 lần do các khối u trên da đầu dễ di căn và xâm lấn vào các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là não, mạch máu.
- Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư da nói chung trong đó có ung thư da đầu có tỷ lệ mắc tương đối cao (không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ), tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp do thường phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da đầu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư da đầu đó là do da đầu tiếp xúc nhiều với các tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời ở cường độ mạnh hoặc do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại như thuốc nhuộm tóc, uốn tóc,….
- Ung thư da đầu do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh sáng mặt trời nếu ở mức năng lượng cao rất có hại cho làn da, đặc biệt là đối với vùng da đầu, phần nằm ở vị trí cao nhất của cơ thể dễ đón ánh nắng mặt trời. Khi da đầu tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời ở mức cao năng lượng mà không được bảo vệ, làn da sẽ hấp thụ tia UV gây nên ung thư da.
- Ung thư da đầu có thể do sử dụng các loại thuốc làm tóc không rõ nguồn gốc, hóa chất độc hại: Trong các loại hóa chất làm tóc đặc biệt là thuốc nhuộm tóc có chứa hóa chất Benzen, Naphtalen, Phenol, Anilin có thể gây ngộ độc chì, ung thư da.
- Ngoài ra ung thư da đầu còn có thể do nguyên nhân di truyền, khi người bệnh đang mắc các hội chứng như bệnh xơ da nhiễm sắc, hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi, hội chứng Gardner, hội chứng Torres,…
Các dấu hiệu của bệnh ung thư da đầu
Do đầu chúng ta được che phủ bởi 1 lớp tóc dày nên khi xuất hiện những biểu hiện ung thư da đầu đầu tiên, rất khó để có thể nhận biết ngay bằng mắt thường. Các triệu chứng thường gặp khi bị ung thư da đầu gồm:
- Đầu xuất hiện nhiều gàu bất thường, gàu ướt, nhiều bã nhờn, đầu luôn có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy khắp da đầu, dù có gội đầu không hết cảm giác ngứa và bứt rứt. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác.
- Da đầu nổi các mảng màu đỏ nhỏ, nằm rải rác sau đó lan rộng: Đây là dấu hiệu thường hay gặp khi đang ở giai đoạn đầu của bệnh, rất khó phát hiện do thường bị phần tóc dày che khuất đi. Da đầu xuất hiện những nốt đỏ nhỏ nằm rải rác sau đó tạo thành từng mảng nhỏ phẳng rồi lan rộng ra khắp da đầu. Sau một thời gian các vết đỏ phẳng nổi lên thành những mảng sần, sờ vào có cảm giác đau như mụn.
- Tóc rụng nhiều bất thường: Khi để ý thấy tóc rụng nhiều bất thường (trên 100 sợi/ngày), chỉ vuốt nhẹ cũng khiến rụng tóc, lâu dần tóc rụng thành từng mảng không thấy tóc con mọc lên có thể là dấu hiệu của ung thư da đầu. Tuy nhiên đây cũng có thể là rụng tóc do một số bệnh khác gây ra như nấm đầu, vảy nến,…
- Ở các giai sau, khi các khối u bắt đầu tiến triển, các vết loét lan rộng trên bề mặt da đầu, các khối u bắt đầu xâm lấn vào xương sọ, bị biến dạng và bội nhiễm.
- Đến giai đoạn di căn, khối u có kích thước lớn, có thể nằm riêng lẻ hoặc dính thành từng đám bắt đầu di chuyển đến vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm.
Các dấu hiệu của ung thư da đầu qua các giai đoạn, càng về giai đoạn sau càng dễ nhận biết, tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Chính vì vậy khi thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Chẩn đoán và điều trị ung thư da đầu
Ung thư da đầu khi phát hiện ở giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi nếu như áp dụng đúng phương pháp và nguyên tắc điều trị. Chọn lựa được phương pháp điều trị bệnh ung thư da trên đầu là rất quan trọng đối với người bệnh, ngoài ra sự thành công trong kết quả điều trị ung thư còn phụ thuộc lớn vào tinh thần, tâm lý, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân cũng như sự quan tâm, chăm sóc của gia đình.
Chẩn đoán bệnh ung thư da đầu
Khi phát hiện các dấu hiệu ung thư da đầu nêu trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào dấu hiệu, triệu chứng sau đó chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư da đầu
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư da đầu chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy vào tình trạng bệnh học, quá trình tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân.
- Sau khi phát hiện bệnh, bệnh nhân và người nhà người bệnh nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị. Những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp điều trị cũng nên được tìm hiểu để lựa chọn phương pháp thích hợp theo tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn.
- Trong quá trình điều trị bệnh ung thư da đầu, người bệnh cần nghiêm chỉnh thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, người nhà cần động viên, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân để thực hiện phác đồ điều trị tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật khi bị ung thư da đầu
Đây là phương pháp thường được chỉ định đối với bệnh nhân ung thư da trên đầu mang lại hiệu quả cao lên tới 90%, tỷ lệ tái bệnh lại chỉ khoảng 1% sau 5 năm phẫu thuật. Nguyên tắc của phương pháp này là cắt khối u và mô lành xung quanh.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao tới 90% đặc biệt với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
- Nhược điểm: Với những khối u có kích thước lớn, vị trí khó thường khó thực hiện hơn, tốn nhiều diện tích da.
Phương pháp xạ trị khi bị ung thư da đầu
Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân trong giai đoạn ung thư tế bào đáy, cần điều trị hỗ trợ kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và hóa chất để ngăn tái phát tại chỗ.
- Ưu điểm: Hiệu quả điều trị cao, ít gây tổn thương trực tiếp như phẫu thuật, giữ được tính thẩm mỹ.
- Nhược điểm: Tốn kém chi phí, không kiểm soát được các tổn thương do tế bào ung thư gây ra, bên cạnh đó còn dẫn đến nguy cơ gây ung thư tế bào gai.
Phương pháp hóa trị khi bị ung thư da đầu
Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân ung thư da đầu giai đoạn di căn, các khối u lan rộng tại nhiều vị trí, không thể phẫu thuật. Phương pháp hóa trị làm giảm các triệu chứng của bệnh, tăng chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư da đầu giai đoạn cuối.
- Ưu điểm: Tăng hiệu quả điều trị trong giai đoạn ung thư di căn, giảm triệu chứng cho bệnh nhân nặng.
- Nhược điểm: Gây nhiều tác dụng không mong muốn như phát ban đỏ, đau đớn, loét da,….; chi phí tốn kém
Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư da đầu
Đối với người bị ung thư da đầu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh ung thư, tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư nếu được bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thể lực được tăng cường, quá trình tiếp nhận điều trị bệnh của cơ thể tốt hơn, giúp cơ thể phục hồi tốt sau mỗi đợt điều trị. Để lên được chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh và người nhà người bệnh cần nắm rõ được các quy tắc trong việc chọn lựa và chế biến món ăn.
Những loại thực phẩm tốt cho người ung thư da đầu
Trong mỗi bữa ăn của người bị ung thư da đầu cần đảm bảo đủ chất dưỡng bao gồm 4 nhóm chất chính đó là đạm, tinh bột, chất béo, các loại vitamin. Những loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư da đầu bao gồm:
- Nhóm thực phẩm giàu Protein: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,.. hoặc các loại thịt trắng như thịt gà, cá rất giàu đạm và các loại axit amin cần thiết cho cơ thể người bệnh, bổ sung một nguồn năng lượng lớn, tăng sức đề kháng.
- Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Người bị ung thư da đầu nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì,… hoặc ăn các loại củ giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây,…
- Nhóm thực phẩm chứa chất béo tốt: Bệnh nhân nên sử dụng dầu oliu, dầu hạt cải, ăn bơ,…
- Rau củ quả: Nên chọn rau củ quả tươi, có màu xanh đậm như rau nabi, bông cải xanh,… hoặc các loại củ quả như bí ngô, củ cải, cà rốt,… giàu vitamin tốt cho sức khỏe.
- Trái cây: Người bị ung thư da đầu có thể ăn được hầu hết các loại trái cây đặc biệt là kiwi, cam, chuối, nho,…
Những loại thực phẩm người bị ung thư da đầu nên kiêng
Thực đơn cho người bị ung thư da đầu cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh không cần kiêng khem quá nghiêm ngặt, tuy nhiên trong quá trình lên thực đơn ăn uống cần lưu ý:
- Bệnh nhân ung thư da đầu không nên uống các loại đồ uống có ga, chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt đóng chai.
- Không nên ăn các loại đồ ăn được chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, các loại thịt hộp hoặc đồ chiên xào nhiều giàu mỡ như gà rán,…
- Không nên ăn các loại thức ăn nên men như dưa muối, giăm bông, thịt muối chua,… vì những loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Khi bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp hóa trị hay xạ trị, nên kiêng các loại đồ ăn cay nóng, có tính nhiệt cao.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật nên kiêng các loại hải sản tanh, đặc biệt là loại hải sản đánh bắt gần khu có chất thải công nghiệp, các loại ốc, hến,…
Những cách phòng chống bệnh ung thư da đầu ở người bình thường
Bệnh ung thư da đầu mức độ xuất hiện không phổ biến, có thể phòng tránh dễ dàng bằng các biện pháp thông thường.
- Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời ở cường độ mạnh: Trong khoảng thời gian từ 10h – 14h hàng ngày là thời điểm tia cực tím ở mức năng lượng cao, không nên tắm nắng hoặc làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu như cần thiết phải ra ngoài thì cần dùng mũ, nón, mặc quần áo dài kín hoặc che ô để bảo vệ da đầu.
- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất làm tóc như thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc,… nếu như sử dụng thì cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ, nên chọn các loại đã được kiểm định an toàn.
- Nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần hoặc thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da đầu để được chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời.
Ung thư da đầu là căn bệnh không quá phổ biến như các bệnh ung thư khác nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại cao hơn gấp nhiều lần. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, cần được thăm khám ngay để được điều trị bệnh hiệu quả.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng