Bệnh ung thư hạ họng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khi nói về các bệnh ung thư đường hô hấp tại Việt Nam thì nhiều người thường nghĩ ngay tới bệnh ung thư vòm họng mà không để ý rằng bệnh ung thư hạ họng cũng chiếm tỷ lệ người mắc khá cao. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh và nguy hiểm nhất là có nguy cơ tử vong cao. Sau đây, các bạn hãy dành thời gian đọc bài viết của GHV KSOL để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé. 

Xem thêm:

1. Ung thư hạ họng và thông tin tổng quan

Ung thư hạ họng cũng là một loại ung thư hay gặp ở vùng tai mũi họng đang ngày một phổ biến do nhiều nguyên nhân. Nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình.

Ung thư hạ họng là bệnh gì?

Ung thư hạ họng là khối u ác tính xuất phát từ biểu mô phủ vùng hạ họng, chia thành 3 vùng xoang lê, máng họng thanh quản và vùng thành sau hạ họng. Khi phát hiện bệnh muộn nên khối u lan rộng ra ngoài hạ họng vào thanh quản thì được gọi là ung thư hạ họng – thanh quản. Còn nếu khối u xuất phát từ thanh quản lan ra hạ họng được gọi là ung thư thanh quản.

ung-thu-ha-hong_1
Khối u ác tính phát triển trong biểu mô vùng hạ họng

Các giai đoạn phát triển của ung thư hạ họng

Bệnh ung thư hạ họng phát triển âm thầm và thường được chia thành 4 giai đoạn chính gồm:

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn khối u chỉ mới hình thành nên kích thước khá nhỏ, khoảng hơn 2cm và chỉ phát triển tại 1 vùng hạ họng, chưa xâm lấn ra xung quanh và chưa nổi hạch cổ.
  • Giai đoạn 2: Lúc này khối u đã phát triển về kích thước lớn hơn 2cm nhưng vẫn nhỏ hơn 4cm. Khối u có thể sẽ xâm lấn vị trí khác của hạ họng hoặc lan ra xung quanh nhưng chưa xâm lấn dây thanh âm, thanh quản và cũng chưa nổi hạch cổ hay di căn tới cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, kích thước khối u sẽ lớn hơn 4cm hoặc đã ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc đã xâm lấn tới thực quản. Người bệnh có thể nổi hạch với kích thước hạch nhỏ hơn 3cm ở 1 bên cổ.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh khi mà khối u đã xâm lấn tới sụn, xương và phần mềm, bệnh nhân có thể nổi hạch cổ hai bên, xuất hiện các di căn ở các bộ phận xa.
ung-thu-ha-hong_13
Bệnh ung thư hạ họng tiến triển theo 4 giai đoạn

2. Nguyên nhân gây ung thư hạ họng

Theo các bác sĩ thì nguyên nhân ung thư hạ họng tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng họ đã tìm thấy được một số yếu tố có thể gây nên bệnh ung thư hạ họng bao gồm:

  • Thuốc lá, rượu bia: phần lớn bệnh nhân ung thư hạ họng đều có liên quan tới việc sử dụng quá nhiều bia rượu và hút thuốc lá. Vì trong chúng có chất độc hại có thể gây các kích thích niêm mạc và thanh quản dẫn đến ung thư.
  • Tiền sử bệnh lý: nếu người bệnh bị viêm mũi họng mãn tính thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư vì tiết dịch chảy xuống vòm họng sẽ gây viêm và sau thời gian dài thì niêm mạc họng, thanh quản sẽ bị tổn thương gây ung thư.
  • Vệ sinh răng miệng kém: điều này sẽ làm các vi khuẩn hội sinh phát triển mạnh gây nên các viêm nhiễm mãn tính vùng họng kéo dài sẽ gia tăng nguy cơ ung thư hạ họng.
  • Virus HPV: đây là nguyên nhân có thể gây nên những bệnh ung thư vòm mũi họng, trong đó có ung thư hạ họng.
  • Hội chứng Plummer-Vinson: đây là hội chứng khó nuốt, thiếu máu thiếu sắt và lưới thực quản và nó có thể gây nên ung thư hạ họng.
  • Môi trường: những người thường tiếp xúc trong môi trường nhiều khí độc, hóa chất độc hại thì tỷ lệ mắc ung thư hạ họng khá cao.
ung-thu-ha-hong_16
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư hạ họng

3. Các triệu chứng của ung thư hạ họng

Lý do mà các bệnh nhân ung thư hạ họng phát hiện ra bệnh khi đã trễ là do triệu chứng của bệnh không rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn đầu. Theo đó thì dấu hiệu của bệnh sẽ tiến triển như sau:

  • Người bệnh thường cảm thấy khó nuốt, có cảm giác như có dị vật ở hạ họng trong thời gian đầu và chỉ xuất hiện ở một bên. Lâu ngày thì cảm giác nuốt vướng sẽ tăng dần lên và lan sang 2 bên họng.
  • Bệnh nhân còn bị đau họng kéo dài với tần suất tăng dần, có thể kèm theo đau tai dù không bị ốm. 
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị nổi hạch vùng cổ, hạch rắn, chắc, không đau và hạn chế di động.
  • Với một số trường hợp, người bệnh ung thư hạ họng còn bị ho ra máu, ho nhiều về đêm.
  • Khi đã vào giai đoạn cuối thì bệnh nhân có biểu hiện sút cân do không ăn uống được, khó thở và khàn tiếng do khối u đã di căn vào thanh quản, dây thần kinh.
ung-thu-ha-hong_12
Khi bị u hạ họng, bệnh nhân luôn cảm thấy đau, khó chịu vùng cổ

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư hạ họng

Nếu như bạn nghi ngờ mình bị mắc bệnh ung thư hạ họng thì hãy đến bệnh viện để thực hiện các chẩn trị sau đây.

Phương pháp chẩn đoán ung thư hạ họng

Để chẩn đoán ung thư hạ họng thì các bác sĩ sẽ thực hiện các bước khám như:

  • Soi thanh quản để có thể quan sát được những tổn thương ở nơi thành họng lan xuống miệng thực quản. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp động tác sờ nắn vùng cổ để xác định vị trí hạch cổ và kiểm tra thanh, khí quản.
  • Phương pháp chụp X- quang vùng hạ họng để thấy được điểm xuất phát và thương tổn u ở vùng thành sau thanh quản có lan xuống miệng thực quản chưa.
  • Phương pháp chụp CT scan, MRI sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác sự lan rộng của ung thư để chọn phương pháp điều trị thích hợp.
  • Sinh thiết khối u: có tác dụng nhằm để xác định tính chất xâm nhiễm của khối u vào hạch.
ung-thu-ha-hong_14
Các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và làm xét nghiệm để chẩn đoán ung thư hạ họng

Phương pháp điều trị ung thư hạ họng

Hiện nay, để chữa trị bệnh ung thư hạ họng thì chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp chính bao gồm:

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật phù hợp: thứ nhất là phẫu thuật cắt bỏ họng và thanh quản rồi phẫu thuật tái tạo lại. Thứ hai là phẫu thuật nạo vét hạch cổ, loại bỏ khối u và sau đó thì xạ trị.
  • Xạ trị: là phương pháp có thể tiến hành đơn độc hoặc kết hợp bổ trợ sau phẫu thuật để nâng cao hiệu quả điều trị hơn.
  • Hóa trị: là phương pháp dùng thuốc tiêm hoặc uống điều trị bệnh ung thư hạ họng nhưng có ít tác dụng.
  • Miễn dịch trị liệu: là phương pháp hỗ trợ, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân để hạn chế ung thư phát triển.

ung-thu-ha-hong_15

4. Những việc cần làm khi bị ung thư hạ họng

Nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của bệnh ung thư hạ họng thì người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây: 

  • Hãy bỏ ngay thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia để làm giảm nguy cơ khiến cho bệnh ung thư hạ họng nặng thêm.
  • Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng với thức ăn lành mạnh như rau củ, trái cây và hạn chế những đồ ăn quá cay nóng, thực phẩm lên men, nhiều dầu mỡ.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Chú ý về vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế việc tế bào ung thư hạ họng phát triển mạnh hơn. 
  • Nên hạn chế tiếp xúc với vùng ô nhiễm, khói bụi và hóa chất độc hại, nếu phải làm việc trong môi trường này thì cần trang bị đồ bảo hộ.
  • Chú ý thực hiện tốt phác đồ điều trị của bác sĩ và thăm khám đúng lịch hẹn để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

Ngày nay, căn bệnh ung thư hạ họng đang có dấu hiệu gia tăng rất cao ở Việt Nam và có xu hướng trẻ hóa. Do đó, các bạn cần phải nắm được những thông tin hữu ích nói trên để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Như vậy thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống và chúng ta sẽ có thể bảo vệ sức khỏe, cơ thể mình được an toàn hơn. Để được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến ung thư, hãy liên hệ chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc hotline 096 268 6808.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7