Từ A-Z những điều cần biết về bệnh ung thư miệng

Ung thư miệng có những dấu hiệu rất dễ để nhận biết nếu chú ý quan sát và hiểu rõ những triệu chứng sớm của bệnh. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol đi tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư miệng cũng như những kiến thức tổng quan về căn bệnh này nhé.

XEM THÊM:

1. Tổng quan về ung thư miệng

Ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng là 1 trong 6 loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta và cả trên thế giới. Bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính của niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. 

Ung thư miệng đang là vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm hiện nay do tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong ngày càng tăng. Bệnh ung thư miệng có tỷ lệ tử vong cao vì có đến khoảng 53% bệnh nhân ung thư miệng có biểu hiện bệnh di căn xa tại thời điểm chẩn đoán.

Do triệu chứng ung thư miệng khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại khoang miệng nên người bệnh thường chủ quan và đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi được phát hiện sớm, ung thư miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật.

Theo nghiên cứu, nam giới phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp đôi phụ nữ, và nam giới ở độ tuổi trên 50 phải đối mặt với nguy cơ cao nhất.

Các loại ung thư miệng

Khoang miệng được cấu tạo bởi rất nhiều phần và điều đó cũng đồng nghĩa với việc trong khoang miệng có rất nhiều dạng tế bào tham gia tạo thành. Tùy vào dạng tế bào bị đột biến gây nên ung thư mà ung thư miệng cũng rất đa dạng. Phần lớn bệnh ung thư miệng là ung thư tế bào vảy. Người bệnh ung thư miệng sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải.

Khoảng hơn 90% trường hợp mắc ung thư khoang miệngung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư tế bào vảy thường gặp ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như phần đầu, mặt, cổ. Tuy nhiên nó cũng xuất hiện trong khoang miệng. Một số loại ung thư ít phổ biến hơn có thể gặp như: ung thư biểu mô tuyến ở miệng và ung thư hắc tố ở miệng.

Mặc dù phần lớn ung thư miệng là ung thư biểu mô tế bào vảy. Nhưng phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra sẽ còn phụ thuộc vào vị trí của ung thư. Một số vị trí như:

  • Sàn miệng: thường bị nhầm lẫn với vết loét miệng. Ung thư sàn miệng bắt đầu phát triển từ khu vực hình móng ngựa dưới lưỡi.
  • Ung thư nướu: thường bị nhầm lẫn với viêm nướu. Ung thư nướu có khả năng điều trị cao hơn khi phát triển sớm.
  • Ung thư niêm mạc má.
  • Ung thư vòm họng cứng.
  • Ung thư môi.
  • Ung thư lưỡi.
Do triệu chứng ung thư miệng khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại khoang miệng nên người bệnh thường rất chủ quan

Đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư miệng?

  • Nam giới có tiền sử hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên
  • Người có thói quen nhai trầu
  • Người có các tổn thương tiền ung thư tái đi tái lại, điều trị mãi không dứt điểm
  • Người mắc virus HPV, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục qua đường miệng.
  • Chị em phụ nữ mắc hội chứng Plummer-Vinson

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư miệng

Đau đớn

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư miệng, người bệnh thường không thấy đau hoặc chỉ có cảm thấy đau ở một vị trí nào đó trong miệng khi vô tình chạm vào. Khi bệnh phát triển ở giai đoạn muộn hơn có thể sẽ xuất hiện các vết loét da miệng gây cảm giác đau. Theo thời gian, khối u sẽ xâm lấn tới những dây thần kinh xung quanh miệng và có thể dẫn đến đau trong tai và khoang mũi họng.

Vết loét miệng sưng lâu khỏi

Nếu thấy vết loét ở miệng của bạn có cảm giác nóng rát và sưng quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kỹ. Bởi đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư miệng.

Nổi cục u ở cổ và trong miệng

Những cục u nổi lên ở trong miệng hoặc ở cổ mà không rõ lý do cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng bạn cần lưu ý. Đặc biệt, nếu khối u mãi không biến mất thì bạn cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt.

Khó nuốt khi ăn

Khó nuốt khi ăn là triệu chứng rất dễ nhận thấy ở người ung thư miệng. Người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt và khi nuốt thức ăn vào thấy có hiện tượng đau rát trong cổ họng.

Thay giọng nói bất thường

Nếu giọng nói của bạn đột nhiên có sự thay đổi như không thể nói to được, bị khàn giọng, mất giọng hay giọng nói bị thay đổi… cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư miệng cần hết sức lưu ý.

Chảy máu bên trong miệng

Do tế bào ung thư phát triển bên trong khoang miệng khi tiếp xúc nhẹ sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu chảy máu bên trong khoang miệng, cùng với đó là cảm giác tê nhức thì bạn nên chủ động đi khám để phát hiện bệnh sớm.

Thay đổi màu sắc da

Nếu có sự thay đổi màu sắc trong niêm mạc khoang miệng có nghĩa là khi đó tế bào biểu mô niêm mạc miệng của bạn đang có sự thay đổi. Đặc biệt, niêm mạc miệng chuyển thô, dày hơn hoặc xơ cứng lại và còn xuất hiện hiện tượng niêm mạc miệng trắng bợt hoặc ban đỏ thì rất có thể đó chính là là dấu hiệu của ung thư miệng.

Cơ miệng kém linh hoạt

Trong nhiều trường hợp, tế bào ung thư có thể xâm lấn đến cơ đóng mở của miệng và phần xương cằm làm cho vận động đóng mở của cơ miệng bị giới hạn. Từ đó gây ra tình trạng khó khăn khi đóng mở miệng.

3. Ung thư miệng được chia thành bao nhiêu giai đoạn?

Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của ung thư miệng giúp các bác sĩ xây dựng phác đồ và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư miệng được chia thành 4 giai đoạn, trong đó:

Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư miệng bắt đầu xuất hiện và nằm ở lớp niêm mạc của miệng hoặc hầu. Lúc này, các tế bào ung thư chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc và lan rộng sang các mô xung quanh.

Giai đoạn I: Các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển thông qua các mô lót ở miệng hoặc miệng hầu và vào các mô sâu hơn bên dưới. Lúc này, khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm và không lan sang các mô lân cận, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Giai đoạn II: Tế bào ung thư ở giai đoạn II đang phân chia và phát triển mạnh mẽ. Tế bào có kích thước trên 2cm, nhưng nhỏ hơn 4cm và chưa có dấu hiệu xâm lấn hoặc lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.

Giai đoạn III: Ung thư miệng giai đoạn III được chẩn đoán khi người bệnh có những dấu hiệu khối u có kích thước lớn hơn 4cm, nhưng không lan sang bất kỳ hạch bạch huyết hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể. Hoặc khối u có kích thước bất kỳ nhưng đã lan tới một phần hạch bạch huyết ở cùng một phía của cổ và hạch lympho không vượt quá 3cm.

Giai đoạn IV: Là giai đoạn bệnh ung thư miệng bắt đầu phát triển mạnh và khó kiểm soát. Nó được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư đã phát triển qua các mô quanh môi và miệng. Các hạch bạch huyết trong khu vực có thể hoặc không thể chứa tế bào ung thư.
  • Giai đoạn IVB: Tế bào ung thư có thể phát triển bất kỳ kích thước nào và đã lan rộng đến nhiều bạch huyết ở cùng một phía của cổ như ung thư hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ. Ngoài ra tế bào ung thư lan cũng lan đến bất kỳ nút bạch huyết nào lớn hơn 6cm cũng được chẩn đoán ở giai đoạn IVB.
  • Giai đoạn IVC: Tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc xương, đây thường gọi là ung thư miệng giai đoạn cuối.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ cho sự phát triển bệnh ung thư miệng, bao gồm:

Hút thuốc

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khói thuốc lá có hơn 3000 hóa chất độc hại, một phần sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan hệ hô hấp, một phần được giữ lại khoang miệng gây các bệnh về răng miệng

ung-thu-mieng-1
Hút thuốc nhiều là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư miệng

Uống quá nhiều rượu bia

Sử dụng quá nhiều rượu là nguyên nhân thứ hai gây ung thư miệng, chỉ đứng sau thuốc lá. Các chất kích thích trong rượu cũng có thể tác động trực tiếp, làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng dẫn đến ung thư.

Các tổn thương tiền ung thư

Tổn thương tiền ung thư thường gặp trong ung thư khoang miệng là bạch sản, hồng sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng. Các tổn thương này chưa phải là ung thư miệng nhưng cũng có nguy cơ chuyển thành ung thư khi các tác nhân sinh ung thư tác động vào.

  • Bạch sản là phần tổn thương màu trắng, không mất đi khi gạt. Bạch sản được chia ra thành 4 loại: dạng mụn cóc, dạng phẳng, dạng loét và dạng chồi.
  • Xơ hóa dưới niêm mạc miệng là tổn thương mạn tính, gây ra sẹo xơ trong khoang miệng, biểu hiện bởi các sợi xơ dưới niêm mạc dẫn đến các cử động hạn chế của miệng và lưỡi.
  • Hồng sản là tổn thương màu đỏ ở trong khoang miệng, mịn như nhung và hơi nhô cao và chiếm tỷ lệ ung thư khá cao. khoảng 33,3%.

Gia đình có tiền sử ung thư

Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư miệng thì tỷ lệ mắc ung thư miệng và các nhóm bệnh ung thư khác của bạn sẽ cao hơn người bình thường.

Papillomavirus (HPV)

Một số chủng HPV có trong cơ thể cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư biểu mô tế bào đốm chậu ( OCCF )

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn cần xây dựng cho mình một thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Cùng với đó, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ở vùng khoang miệng và ở xung quanh cổ.

Nhai trầu

Người nhai trầu cũng có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp nhiều lần người không có thói quen này. Nhai trầu liên quan tới bạch sản – một tổn thương tiền ung thư. Thành phần trầu khi được nhai hoặc nghiền trong cối sẽ tạo nên một dung dịch màu đỏ thường đọng lại ở phần lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Khi nhai miếng trầu sẽ cọ xát vào môi, niêm mạc má là lợi hàm dưới. Một số trường hợp mọi người còn dùng thêm một chút thuốc lào để chà xát lên răng và lợi hàm, sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng sẽ phải chịu đồng thời tác động cơ học và hóa học dễ gây ung thư miệng.

5. Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư miệng

Kiểm tra toàn bộ đầu và cổ

Bác sĩ sẽ quan sát và khám bằng tay để kiểm tra khu vực đầu và cổ để có thể phát hiện bất kỳ khu vực nào bất thường, bao gồm miệng và phần giữa họng. Các hạch bạch huyết vùng cổ cổ sẽ được kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ung thư miệng không. Vì không dễ dàng nhìn thấy một số bộ phận của miệng và họng nên bác sĩ có thể sử dụng gương, đèn chiếu sáng hoặc ống soi đặc biệt để xem xét vùng miệng và phần giữa họng.

Nội soi

Phương pháp nội soi được thực hiện trong phòng phẫu thuật sau khi bạn được tiêm thuốc mê. Bác sĩ sẽ xem xét bên trong mũi, miệng, họng và thực quản, khí quản, bằng các ống mỏng được gọi là ống soi và có thể lấy ra các mảnh mô sinh thiết để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Sinh thiết

Bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ bằng cách phẫu thuật, dùng kim hoặc nạo ở vùng bất thường, nơi nghi ngờ là ung thư. Mô sẽ được tiến hành kiểm tra để tìm ra tế bào ung thư. Đây là cách tốt nhất để biết được chắc chắn bạn có bị ung thư miệng hay không.

Xét nghiệm gen và protein

Tế bào ung thư miệng trong mô sinh thiết có thể được xét nghiệm gen hoặc protein. Từ đó có thể biết được gen hoặc protein của bệnh ung thư và giúp bác sĩ quyết định xem liệu các phương pháp điều trị như liệu pháp miễn dịch có thể hữu ích hay không.

Ung thư miệng cũng có thể được xét nghiệm để tìm một loại protein có liên quan đến nhiễm HPV. Nếu người bệnh có nhiễm HPV có thể ảnh hưởng đến giai đoạn ung thư và các lựa chọn điều trị.

Chụp CT

Chụp CT sẽ cho hình ảnh chi tiết để xem liệu ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, phổi hay các cơ quan khác hay không. Chụp CT cũng có thể được sử dụng để giúp làm sinh thiết.

Chụp MRI

Chụp MRI được dùng để bác sĩ xác định thêm về kích thước của tế bào ung thư và tổn thương đã lan đến các cấu trúc lân cận hoặc các khu vực nào khác của cơ thể.

Chụp X-quang ngực

Chụp X-quang ngực có thể được thực hiện nhằm mục đích xem tế bào ung thư miệng đã di căn đến phổi hay chưa.

Chụp PET

Chụp PET có thể giúp xác định được tế bào ung thư đã di di căn hay chưa.

Uống barit

Đối với loại xét nghiệm này, người bệnh được chụp X-quang khi nuốt chất lỏng có barit trong đó. Barit sẽ phủ bề mặt bên trong khoang miệng và cổ họng và giúp có được hình ảnh rõ ràng nhất. Xét nghiệm này có thể được thực hiện trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi nuốt vì xét nghiệm cho thấy họng của bạn trông như thế nào khi nuốt.

Siêu âm

Phương pháp siêu âm được sử dụng để giúp tìm ung thư trong các hạch bạch huyết ở cổ để xem liệu có di căn hay không.

Khám răng

Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra toàn bộ răng và chụp X-quang phần răng và hàm của bạn trước khi thực hiện xạ trị vì bức xạ có thể làm tổn thương các tuyến nước bọt và gây khô miệng. Các bác sĩ cũng có thể loại bỏ răng xấu để giảm nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng.

Kiểm tra thính lực

Loại thuốc hóa trị được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ung thư khoang miệng và hầu họng là cisplatin, nó có thể gây ù tai hoặc thậm chí mất thính lực. Vì vậy, bạn có thể được kiểm tra thính lực đồ trước khi bắt đầu điều trị và liệu pháp hóa trị có thể được thay đổi nếu có giảm thính lực.

Kiểm tra giọng nói

Bác sĩ trị liệu ngôn ngữ có thể kiểm tra khả năng nuốt, nói và cung cấp cho bạn các bài tập giúp tăng cường cơ bắp để bạn có thể ăn uống, nói chuyện bình thường sau khi điều trị xong.

6. Phương pháp điều trị bệnh ung thư miệng hiệu quả hiện nay

Để điều trị đạt được hiệu quả, các bác sĩ cần phải xác định chính xác vị trí của khối u trong khoang miệng, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ xác định vị trí, kích thước khối u và khoanh vùng cần phẫu thuật cắt bỏ. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các tế bào ung thư cùng với một ít mô xung quanh hoặc tế bào bình thường để đảm bảo ung thư được loại bỏ hoàn toàn.

Xạ trị 

Các bác sĩ sẽ sử dụng chùm tia X năng lượng cao, nhằm loại bỏ hoặc thu nhỏ các khối u trong khoang miệng người bệnh. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của xạ trị là: cảm thấy mệt mỏi, khàn giọng, thay đổi vị giác, lở loét miệng và họng…

Hầu hết các tác dụng phụ của xạ trị gây ra sẽ thuyên giảm sau khi điều trị kết thúc và nhiều tác dụng phụ có thể được điều trị nhưng một số có thể tồn tại lâu hơn.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc mạnh để diệt các tế bào ung thư. Trường hợp các tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang hệ bạch huyết, tuyến nước bọt…các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị.

Phương pháp này có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, đau bụng và rụng tóc. Nhưng phần lớn những vấn đề này sẽ biến mất sau khi điều trị kết thúc. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra như các vấn đề về thính giác hoặc tổn thương thần kinh có thể tồn tại trong một thời gian dài.

ung-thu-mieng-3
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất để diệt các tế bào ung thư

Liệu pháp trúng đích

Liệu pháp trúng đích được sử dụng sẽ có tác dụng trực tiếp lên các tế bào ung thư và không ảnh hưởng đến tế bào bình thường của cơ thể. Phương pháp điều trị này có thể hiệu quả dù cho các phương pháp khác không hiệu quả. Liệu pháp trúng đích sẽ có có tác dụng phụ khác so với hóa trị.

Tác dụng phụ của liệu pháp trúng đích sẽ phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Những thuốc này có thể làm cho người bệnh cảm thấy đau bụng và giảm tế bào máu, đây có thể là nguyên nhân thay đổi màu sắc da ở tay hoặc chân. Các tác dụng phụ này sẽ mất dần đi sau khi điều trị kết thúc. 

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của chủ thể hoặc sử dụng các cấu trúc nhân tạo của hệ thống miễn dịch để tấn công vào các tế bào ung thư trong khoang miệng và ung thư họng miệng. Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng bằng đường tĩnh mạch.

Liệu pháp miễn dịch sẽ có nhiều tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Những thuốc này có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và đau bụng hoặc phát ban. Có nhiều cách để xử lý các vấn đề này và đa phần chúng sẽ mất đi khi kết thúc điều trị.

7. Cách phòng bệnh ung thư miệng hiệu quả

  • Không hút thuốc lá: Từ bỏ hút thuốc lá sẽ giúp bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra căn bệnh này.
  • Hạn chế uống rượu: Nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng sẽ tăng gấp 6 lần ở những người thường xuyên uống rượu. Vì vậy, bạn không nên uống quá nhiều rượu hoặc chỉ nên uống ít trong trường hợp bất khả kháng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng sáng và tối đúng cách, thay bàn chải răng 3 tháng một lần để phòng ngừa ung thư khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng ít nhất hai lần mỗi năm. 
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Luôn đeo khẩu trang hoặc thoa kem dưỡng và chống nắng để bảo vệ đôi môi bất cứ khi nào phải ra ngoài vào lúc trời nắng gắt.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Cần kết hợp chế độ ăn uống với hoạt động thể dục thể thao giúp cho cơ thể tăng sức miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật. Để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ ung thư biểu mô khoang miệng, bạn cần nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn hàng ngày. Các vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong các loại thực phẩm này được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư khoang miệng.

Kết luận: Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy người bệnh nên khám tầm soát để phát hiện sớm một số bệnh ung thư trong đó có ung thư miệng. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thông tin về ung thư miệng hoặc những bệnh ung thư khác, vui lòng liên hệ qua hotline 18006808 để được Dược sĩ tư vấn. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7