Bệnh ung thư mũi – Những kiến thức cơ bản cần biết

Ung thư mũi hay còn gọi là ung thư mũi xoang là một căn bệnh ung thư tuy rất hiếm gặp nhưng nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Hãy cùng GHV KSOI đi tìm hiểu kiến thức tổng quan về ung thư mũi qua bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Ung thư mũi là bệnh gì?

Ung thư mũi là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành và phát triển quá mức tạo nên các khối u trong khoang mũi hoặc xoang mũi. Đây là căn bệnh ở vùng mặt sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bệnh ung thư mũi thường được chia thành 2 loại phổ biến nhất là ung thư khoang mũi và ung thư các xoang bên cạnh mũi.

benh-ung-thu-mui_14
Khi bị ung thư mũi, các khối u sẽ hình thành trong mũi khiến người bệnh đau đớn

2. Các giai đoạn phát triển của ung thư mũi

Các bác sĩ chuyên khoa đã chia bệnh ung thư mũi thành 4 giai đoạn phát triển cụ thể như sau:

Ung thư mũi giai đoạn sớm

Ở giai đoạn sớm, những biểu hiện của bệnh ung thư mũi thường chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mũi khác như bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ung thư mũi giai đoạn sớm chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn mà khối u chỉ mới hình thành ở lớp trên cùng của tế bào lót bên trong khoang mũi. Chúng không phát triển sâu hơn và cũng không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, khối u đã phát triển sâu hơn, nhưng nó chỉ ở một phần của khoang mũi (mặc dù khối u có thể xâm lấn vào xương). Tuy nhiên, khối u vẫn chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, khối u đã phát triển lớn hơn và nó sẽ chiếm một phần của khoang mũi hoặc toàn bộ khoang mũi. Những tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
benh-ung-thu-mui_12
Ở những giai đoạn sớm của bệnh, khối u có kích thước nhỏ, hình thành bên trong khoang mũi

Ung thư mũi giai đoạn 3

Trong giai đoạn này, bệnh ung thư mũi có thể phát triển theo 2 trường hợp là: 

  • Trường hợp 1: Khối u đã xâm lấn vào một bên hoặc đáy của ổ mắt, vòm miệng hoặc xoang hàm trên nhưng không lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các phần xa của cơ thể.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc chưa xâm lấn ra bên ngoài khoang mũi hoặc vào các cấu trúc lân cận nhưng tế bào ung thư đã lan đến một hạch bạch huyết ở cùng một bên của cổ và kích thước khối u lớn hơn 3 cm. Tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các phần xa của cơ thể.

Ung thư mũi giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư mũi. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì bệnh đã tiến triển nặng và rất khó chữa trị:

Trong giai đoạn 4A có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Khối u đã di căn vào một phần phía trước của ổ mắt, da của mũi hoặc má, xoang trán hoặc một số xương ở mặt với mức độ tiến triển vừa phải. Tuy nhiên, khối u không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc nó đã lan đến một hạch bạch huyết duy nhất trên cùng một bên của cổ với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm. Lúc này tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các phần xa của cơ thể.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc không xâm lấn vào các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Nhưng nó đã lan đến một hạch bạch huyết trên cùng một bên của cổ như khối u với kích thước lớn hơn 3 cm và nhỏ hơn 6 cm. Hoặc nó đã lan đến nhiều hơn một hạch bạch huyết trên cùng một bên của cổ với kích thước nhỏ hơn 6 cm.
ung-thu-mui_1
Ở giai đoạn 4, khối u phát triển lớn hơn, lan đến các hạch bạch huyết lân cận

Trong giai đoạn 4B có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Khối u đang di căn vào mặt sau của ổ mắt, não, màng nhĩ (mô bao bọc não), một số bộ phận của sọ (xương đòn hoặc xương sọ sọ giữa), một số dây thần kinh sọ hoặc vòm họng khoang mũi.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc không xâm lấn thành các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết với kích thước lớn hơn 6cm, Hoặc nó đã lan đến hạch bạch huyết và sau đó phát triển bên ngoài hạch bạch huyết nhưng tế bào ung thư chưa di căn.

Trong giai đoạn 4C:

  • Khối u có thể hoặc không phát xâm lấn vào các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Tế bào ung thư có thể hoặc không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và nó đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
ung-thu-mui_13
Bệnh nhân ung thư mũi

3. Nguyên nhân gây ung thư mũi

Cho đến nay thì các bác sĩ vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư mũi này. Nhưng họ đã xác định được một số yếu tố có khả năng cao khiến cho con người bị mắc bệnh đó là: 

  • Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại: Đây là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư mũi. Nếu bạn làm những công việc phải tiếp xúc với các chất độc hại như: bụi gỗ, hóa chất kim loại, xăng dầu, khoáng sản… thì rất dễ bị ung thư mũi.
  • Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại có nguy cơ gây ung thư rất cao, trong đó có bệnh ung thư mũi.
  • Lây nhiễm Virus HPV: Đây là loại virus thường được biết đến là có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung rất cao. Trong số các loại HPV thì loại 16 là loại gây ra ung thư mũi và xoang thường thấy nhất.
  • Bệnh lý: Những người bị ung thư võng mạc di truyền sẽ có nguy cơ gia tăng ung thư khoang mũi nếu u nguyên bào võng mạc được điều trị bằng xạ trị.
benh-ung-thu-mui_15
Khói thuốc lá có thể gây ung thư mũi

4. Các triệu chứng của ung thư mũi

Nếu như các bạn thấy cơ thể mình thường xuyên xuất hiện những triệu chứng sau đây và kéo dài dai dẳng thì nên đi khám ngay vì có thể đó là cảnh báo của bệnh ung thư mũi:

  • Xuất hiện các vấn đề về mũi như: Thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở ở một bên hoặc cả hai bên mũi, suy giảm khứu giác. Có dấu hiệu chảy nước mũi, dịch mũi có mùi hôi khó chịu với tần suất nhiều và bị chảy máu cam bất thường. 
  • Xuất hiện các vấn đề về mắt: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau phía trên hoặc dưới mắt, nhức mắt, mắt chảy nước liên tục và bị suy giảm thị lực.
  • Xuất hiện các vấn đề mắt tai: Khi bị ung thư mũi thì người bệnh sẽ cảm thấy đau ở một tai, ù tai, suy giảm thính giác do khối u phát triển lớn, chèn ép vào dây thần kinh thính giác.
  • Ngoài ra, người bệnh ung thư mũi có thể gặp những triệu chứng bất thường trên mặt như: đau nhức vùng mặt, mũi hoặc miệng, đau hoặc tê răng, khó mở miệng, sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Đau đầu: Phần lớn bệnh nhân ung thư mũi đều cảm thấy đau đầu do các mô ung thư xâm nhập vào sọ, dây thần kinh và mạch máu.
benh-ung-thu-mui_1
Bệnh nhân mắc ung thư mũi thường xuyên bị chảy máu cam bất thường

Những triệu chứng của bệnh ung thư mũi rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của một số bệnh hô hấp khác. Cho nên để biết chính xác mình có bị ung thư mũi hay không thì các bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất. 

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư mũi

Ngày nay, bệnh ung thư mũi được chẩn đoán và điều trị bằng rất nhiều phương pháp y khoa tiên tiến mang đến độ chính xác cao và tỷ lệ chữa khỏi rất khả quan.

Phương pháp chẩn đoán ung thư mũi

Để chẩn đoán được người bệnh có bị ung thư mũi hay không thì các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát về các triệu chứng của cơ thể. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh như: 

  • Soi mũi họng: Là phương pháp mà bác sĩ sẽ nhìn vào mũi với một tấm gương nhỏ, dài để kiểm tra các vùng bất thường, kiểm tra mặt và cổ nơi có khối u hoặc các hạch bạch huyết bị sưng lên .
  • Chụp X-quang đầu và cổ: Là biện pháp giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ bên trong mũi và các xoang mũi, giúp phát hiện các khối u rõ rang hơn.
  • Sinh thiết: Là phương pháp dung kim khó lấy các tế bào hoặc các mô và dịch mũi để xét nghiệm để biết khối u lành tính hay ác tính.
benh-ung-thu-mui_16
Nội soi mũi để phát hiện các khối u ung thư

Phương pháp điều trị ung thư mũi

Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư mũi thì bệnh nhân sẽ tiến hành điều trị theo các phương pháp được bác sĩ đưa ra như sau; 

  • Phẫu thuật: Là phương pháp thông dụng nhất để điều trị ung thư mũi và các bệnh ung thư khác. Theo đó thì phẫu thuật sẽ giúp cắt bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khỏi vùng khoang mũi hoặc xoang cạnh mũi.
  • Xạ trị: Là phương pháp dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt khối u ung thư. Nó thường được áp dụng cho những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc kết hợp với phẫu thuật để điều trị triệt để hơn. 
  • Hóa trị: Là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư được đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống nhằm loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư.
ung-thu-mui_12
Tùy theo kích thước khối u, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

6. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư mũi

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư mũi thì người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:

  • Người nhà hãy chú ý luôn bên cạnh chăm sóc, động viên bệnh nhân ung thư mũi, giúp họ lấy lại tinh thần tích cực, phấn chấn hơn. Vì đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người bệnh có thể tiếp nhận việc điều trị tốt hơn.
  • Hãy chú ý đảm bảo một chế độ sinh dưỡng hợp lý cho người bệnh để giúp họ tăng cường sức khỏe, chống chọi lại bệnh tật. Theo đó thì bệnh nhân ung thư mũi nên chú ý ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất như: đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất từ những thực phẩm tươi sạch.
  • Hạn chế những món ăn có hại như đồ đóng hộp, đồ ăn lên men, thực phẩm sống, thực phẩm đã bị hư hỏng, ôi thiu… vì nó sẽ khiến cho bệnh diễn biến xấu hơn.
  • Đồng thời, bệnh nhân nên chú ý kiêng hút thuốc lá, uống rượu bia vì những chất kích thích có trong chúng sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị của bạn.
  • Ngoài ra, người bệnh cần phải chịu khó vận động, tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn. 
  • Đặc biệt là bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ rất cao. Bên cạnh đó, sau khi được chữa khỏi thì người bệnh nên thăm khám thường xuyên để tránh tình trạng bệnh tái phát. 

7. Ung thư mũi sống được bao lâu?

Ung thư mũi xoang thường gặp nhất là ung thư biểu mô vảy vì đây là loại tế bào cấu tạo nên lớp niêm mạc lót bên trong mũi. Ở giai đoạn đầu, bệnh có ít biểu hiện, một số triệu chứng bệnh có thể gặp ở giai đoạn bệnh tiến triển là đau đầu, chảy máu mũi, xuất hiện khối u ở trong mũi, tê bì mặt…

Bệnh nhân ung thư mũi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là độ tuổi, thể trạng bệnh nhân, giai đoạn tiến triển bệnh, mức độ đáp ứng điều trị cũng như lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân ung thư.

Bác sĩ đưa ra tiên lượng sống 5 năm, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân ung thư mũi sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh để dự đoán thời gian sống cho người bệnh.

Ở giai đoạn I, khi khối u mới chỉ phát triển sâu hơn vào lớp trên cùng của các tế bào lót bên trong khoang mũi, giới hạn ở một phần nhỏ ở mũi nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết, cơ quan ở xa bệnh nhân có khoảng 63% cơ hội sống.

Ở giai đoạn II, khi tế bào ung thư lan đến nhiều phần của khoang mũi nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết, bệnh nhân có khoảng 61% cơ hội sống.

Ở giai đoạn III, ung thư đã phát triển toàn bộ một bên mũi, hốc mắt, xương sàng… bệnh nhân có khoảng 50% cơ hội sống.

Ở giai đoạn IV, khối u phát triển vượt ra ngoài cấu trúc khoang mũi, lan đến ít nhất một nút hạch bạch huyết với kích thước trên 6 cm và di căn đến các bộ phận ở xa. Ở giai đoạn này, bệnh nhân ung thư mũi chỉ có khoảng 35% cơ hội sống.

8. Các biện pháp kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư

Nhằm giúp cho người bệnh ung thư di căn có thể chữa bệnh hiệu quả và kéo dài được thời gian sống của mình thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp như sau:

Thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ: Để điều trị bệnh ung thư bàng quang thì các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học. Dù đi theo phương pháp nào thì bạn cũng phải tuân thủ tuyệt đối cách điều trị đó, uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân còn phải thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn và báo với bác sĩ những triệu chứng bất thường để kịp thời điều trị.

Thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn: Yếu tố dinh dưỡng, thói quen ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới việc ung thư nên người bệnh cần phải chú ý vấn đề này. Người bị ung thư bàng quang cần phải hạn chế các loại thức ăn nhiều chất béo, uống rượu, bia… và ăn nhiều thức ăn lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, protein, uống nhiều nước.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe: Bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng thì người bệnh còn phải xây dựng một lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên hút thuốc lá, tránh đi tới những nơi nhiều bụi bặm, chất độc hại sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh ung thư bàng quang phải thường xuyên vận động, tập thể dục, xây dựng thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc để tăng cường sức lực chống chọi với bệnh.

Tham gia các câu lạc bộ, nói chuyện với chuyên gia để giữ tâm lý luôn thoải mái: Bệnh nhân ung thư bàng quang hãy tham gia vào các câu lạc bộ có các thành viên bị bệnh giống mình để có thể chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Họ có thể nói cho bạn cách chữa bệnh hữu ích, tư vấn những vấn đề mà bạn phải đối mặt để có thể yên tâm hơn về tình trạng của mình.

Người nhà cần luôn ở bên động viên, chăm sóc và chia sẻ với bệnh nhân: Khi bị ung thư bàng quang thì người bệnh sẽ rất lo lắng, buồn chán sẽ khiến thời gian sống bị giảm đi. Do đó mà người nhà cần phải luôn bên cạnh động viên, chăm sóc để truyền nghị lực sống, tinh thần lạc quan cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để bệnh không phát triển theo chiều hướng xấu.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Tuy rằng là một dạng ung thư rất hiếm gặp nhưng ung thư mũi là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó mà các bạn không nên chủ quan, khi thấy mình thường xuyên xuất hiện những triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu… thì nên đi khám để được chẩn trị kịp thời.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7