Ung thư thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & phương pháp điều trị

Ung thư thận ở trẻ em hay còn gọi là u Wilms là một loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 4 tuổi. Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bậc phụ huynh về bệnh ung thư thận ở trẻ em.

Xem thêm:

1. Ung thư thận ở trẻ em là gì?

Ung thư thận ở trẻ em hay u nguyên bào thận hoặc u Wilms là loại khối u ác tính hay gặp nhất trong số các khối u nguyên phát của thận ở trẻ em.

Theo các điều tra dịch tễ học, tại Hoa kỳ từ năm 1975 đến 2003, tỷ lệ mắc hàng năm của ung thư thận ở trẻ em là 7,5/1.000.000 trẻ em dưới 15 tuổi, chiếm 6% các loại UT trẻ em. Bệnh gặp ở cả hai giới, tỷ lệ nam : nữ ở Hoa kỳ là 0,92:1. Bệnh có thể biểu hiện ở cả hai bên thận với tỷ lệ 5-10% các trường hợp.

Bệnh thường xuất hiện ở trước tuổi đi học với độ tuổi trung bình mắc bệnh là 41,5 tháng ở nam và 46,9 tháng ở nữ. Đối với bệnh ở 2 bên thận, tuổi xuất hiện trung bình là 29,5 tháng ở nam và 32,6 tháng ở nữ.

ung-thu-than-o-tre-em-1
Ung thư thận ở trẻ em

2. Nguyên nhân nào gây ra ung thư thận ở trẻ em?

Hiện tại các chuyên gia chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư thận ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, di truyền có thể liên quan đến việc tồn tại khối u này.

Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường trong DNA của cơ thể. Các bất thường này cho phép các tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát. Các tế bào này tồn tại và không chết theo chu trình chết thông thường. Chúng sẽ tích lũy và tạo thành một khối u. 

Trong một số những trường hợp hiếm hoi, các bất thường trong DNA dẫn đến ung thư thận ở trẻ em được di truyền từ cha mẹ sang con.

3. Nhóm đối tượng nguy cơ cao

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư thận ở trẻ em  bao gồm:

  • Giới tính: bé gái có nhiều khả năng mắc bệnh hơn bé trai.
  • Màu da: trẻ em da đen có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong khi trẻ em gốc châu Á có tỉ lệ rủi ro thấp hơn so với trẻ em thuộc các chủng tộc khác.
  • Tiền sử gia đình: nếu ai đó trong gia đình đã mắc bệnh, thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Ung thư thận ở trẻ em hay gặp hơn ở trẻ em có một số bất thường bẩm sinh, bao gồm: Aniridia (không có mống mắt), Hemi Hypertrophy (phì đại nửa người), ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không xuống bìu), hoặc lỗ đái thấp.
  • Hội chứng WAG: Hội chứng này bao gồm ung thư thận ở trẻ em, không có mống mắt (A), bất thường của bộ phận sinh dục – tiết niệu (Genitourinary anomalies) và chậm phát triển trí tuệ (Retardation).
  • Hội chứng Denys-Drash: Hội chứng này bao gồm u Wilms, bệnh thận và lưỡng giới giả nam (pseudohermaphroditism-trong đó một cậu bé được sinh ra có tinh hoàn nhưng có đặc điểm sinh dục thứ phát là của nữ).

4. Triệu chứng ung thư thận ở trẻ em

Trẻ mắc ung thư thận thường có các triệu chứng giống bệnh cúm như ói mửa, sốt, buồn nôn, và rùng mình, đồng thời mất cảm giác thèm ăn và kéo theo giảm cân nhanh chóng.

Nếu bệnh tiến triển và lan đến các nội tạng thuộc hệ hô hấp như phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng ho, thở nông cũng có thể xảy ra. 

Do các triệu chứng này tương tự như bệnh cúm, nên các bậc cha mẹ thường lầm tưởng là cúm mà không đưa các bé đến bác sĩ kiểm tra.

5. Các giai đoạn ung thư thận ở trẻ em

  • Giai đoạn I: U giới hạn ở một bên thận và có thể cắt bỏ hoàn toàn. Chưa xâm lấn đến vỏ thận và các mạch máu của xoang thận.
  • Giai đoạn II: U lan ra ngoài thận nhưng có thể cắt bỏ hoàn toàn (diện cắt và hạch âm tính).
  • Giai đoạn III: U xâm lấn vào ổ bụng (hạch bụng, chậu, phúc mạc, hoặc tới các vị trí quan trọng trong ổ bụng)
  • Giai đoạn IV: Di căn theo đường máu tới phổi, gan, xương, máu hoặc hạch ngoài ổ bụng.
  • Giai đoạn V: U cả hai bên thận.

6. Các phương pháp chẩn đoán ung thư thận ở trẻ em

ung-thu-than-o-tre-em-2-min
Chẩn đoán ung thư thận ở trẻ em

Lâm sàng

  • Hầu hết bệnh nhi được đưa tới viện do gia đình nhận thấy bụng to hoặc thấy khối u ở bụng, thường phát hiện khi tắm hoặc mặc quần áo cho trẻ. 
  • Đau bụng, đái máu đại thể và sốt là những biểu hiện thường gặp khác. 
  • Tăng huyết áp cũng thường gặp do tăng hoạt tính của renin.
  • Các biểu hiện hiếm gặp bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, sút cân, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, đau xương, thiểu niệu hoặc đa niệu. Khám lâm sàng, thầy thuốc cần xác định vị trí và kích thước khối u vùng bụng. Ung thư thận ở trẻ em thường là khối lớn ở mạng sườn và đặc biệt không di động theo nhịp thở. Những đặc điểm này giúp phân biệt với lách to và u nguyên bào thần kinh.
  • Giãn tĩnh mạch tinh thứ phát có thể liên quan đến huyết khối do u ở tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới. Giãn tĩnh mạch tinh vẫn tồn tại khi trẻ nằm ngửa là dấu hiệu gợi ý nhiều đến tắc tĩnh mạch.
  • Một điểm cần lưu ý là kiểm tra các dấu hiệu của các hội chứng liên quan với ung thư thận ở trẻ em không có mống mắt, những dị dạng mặt liên quan đến hội chứng BWS, phì đại nửa người một phần hay hoàn toàn và các bất thường về sinh dục, tiết niệu như lỗ sáo lệch dưới, tinh hoàn ẩn và lưỡng tính giả.

Cận lâm sàng

Thực hiện các xét nghiệm:

  • Công thức máu
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận
  • Đo canxi huyết
  • Phân tích nước tiểu

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm ổ bụng: là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ban đầu cho phép xác định khối u nguyên phát từ thận, dạng đặc hay nặng và đo đường kính của u. Siêu âm màu Doppler cho phép đánh giá tình trạng tĩnh mạch chủ dưới có huyết khối hay không và mức độ lan rộng của huyết khối.
  • Chụp cắt lớp ổ bụng: cho phép đánh giá thêm bản chất và mức độ lan rộng của u, tình trạng thận bên đối diện. Trên phim chụp thấy khối u không đồng nhất có vùng hoại tử, xen kẽ có vùng chảy máu và canxi hoá.
  •  Chụp ổ bụng: tiến hành ngay sau tiêm thuốc đối quang khi chụp cắt lớp, tư thế nằm ngửa để lập kế hoạch và đánh giá xạ trị sau này.
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): giúp đánh giá thêm tình trạng đài bể thận và giúp lập kế hoạch xạ trị.
  • Chụp X-quang thường hoặc cắt lớp lồng ngực: để phát hiện di căn phổi.
  • Chụp xạ hình xương và rà soát hệ xương khớp bằng X-quang thường ở những trẻ đã có di căn phổi hoặc gan và có những triệu chứng gợi ý.
  • Chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp sọ não nếu nghi ngờ di căn não.
  • Sinh thiết kim nhỏ qua da: để xác định mô bệnh học, ít được làm vì các chẩn đoán hình ảnh đã đủ để phẫu thuật mở bụng.

7. Điều trị ung thư thận ở trẻ em

Tùy theo giai đoạn cũng như tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị ban đầu cho hầu hết các trường hợp ung thư thận ở trẻ em. Phẫu thuật viên có trách nhiệm thực hiện lấy bỏ an toàn và toàn bộ khối u. 

Những yếu tố trong mổ có thể làm tác động xấu tới thời gian sống của bệnh nhân bao gồm: làm gieo rắc u ra ngoài, lấy bỏ không hoàn toàn và các biến chứng của phẫu thuật. Lấy bỏ cẩn thận khối u không làm vỡ vỏ hoặc gieo rắc u là nguyên tắc quan trọng bởi nếu không sẽ làm tăng nguy cơ tái phát trong ổ bụng. Cắt bỏ được khối u hoàn toàn sẽ cải thiện thời gian sống.

Xạ trị

Ung thư thận ở trẻ em là loại u nhạy cảm với tia xạ nên xạ trị được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị ung thư thận ở trẻ em. Cũng theo nguyên tắc chung của xạ trị trên trẻ em, cần phải lưu ý cả đến các biến chứng muộn.

Trường tia cần phải vượt qua đường giữa để hai bên thân các đốt sống chịu liều tia như nhau. Trẻ sẽ không cong vẹo cột sống khi phát triển. Dựa vào chụp tiết niệu có thuốc cản quang và các chẩn đoán hình ảnh khác lúc đánh giá ban đầu, xác định vị trí và kích thước thận cùng khối u. Do vậy có thể xác định các vùng là diện u sau phẫu thuật và đặt được các giới hạn trên, dưới, bên của trường tia.

Liều tia cần điều chỉnh theo tuổi, trẻ ít tuổi cần liều tia thấp hơn bởi khả năng chịu đựng của mô lành thấp hơn.

Xạ trị toàn bộ phổi cũng được chỉ định cho các trường hợp di căn phổi.

Sử dụng hoá chất

Ung thu thận là khối u đặc đầu tiên ở trẻ em đáp ứng với thuốc hoá chất dactinomycin. Farber là người tiên phong sử dụng dactinomycin trong điều trị bổ trợ ung thư thận ở trẻ em. 

Các thuốc khác cũng được thấy là có hoạt tính với bệnh là vincristine với tỷ lệ đáp ứng là 63%, doxorubicin với tỷ lệ đáp ứng 60% và cyclophosphamide với tỷ lệ này là 27%.

Điều trị hoá chất trước mổ chỉ dành cho các trường hợp không mổ được (u xâm lấn rộng, không thể cắt bỏ)

Điều trị theo giai đoạn và mô bệnh học

– Giai đoạn I hoặc II thể mô bệnh học thuận lợi; giai đoạn I, thể bất thục sản:

  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ bên thận tổn thương
  • Hoá chất bổ trợ dactinomycin và vincristine
  • Không cần điều trị tia xạ

– Giai đoạn III hoặc IV, thể mô bệnh học thuận lợi; giai đoạn từ II đến IV, thể bất thục sản loại khu trú:

  • Phẫu thuật cắt thận tổn thương (nếu còn phẫu thuật được)
  • Xạ trị tại chỗ từ 10 đến 30Gy tùy trường hợp. Xạ trị toàn bộ phổi nếu có di căn phổi.
  • Hoá chất: actinomycin, vincristine và doxorubicin

– Giai đoạn II-IV thể bất thục sản loại lan toả:

  • Phẫu thuật cắt thận tổn thương
  • Xạ trị tại chỗ từ 10 đến 30Gy tùy trường hợp. Xạ trị toàn bộ phổi nếu có di căn phổi.
  • Hóa chất: doxorubicin, vincristine, cyclophosphamide và etoposide.

– Giai đoạn V: điều trị khó khăn

  • Hoá chất trước để lui bệnh
  • Tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư nguyên phát và di căn
  • Điều trị hoá chất củng cố

8. Tiên lượng điều trị ung thư thận ở trẻ em

Tiên lượng khối u Wilms phụ thuộc vào:

  • Mô bệnh học (thuận lợi hoặc không thuận lợi)
  • Giai đoạn tại thời điểm chẩn đoán
  • Tuổi của bệnh nhân (độ tuổi cao hơn thường tiên lượng xấu hơn)

Hiệu quả điều trị cho trẻ em bị ung thư thận ở trẻ em thường khá tốt. Tỷ lệ chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn bệnh khu trú tại thận dao động từ 85% đến 95%. Ngay cả trẻ em có bệnh ở giai đoạn muộn hơn, tỷ lệ chữa khỏi vẫn đạt 60% (mô học không thuận lợi) đến 90% (mô học thuận lợi).

Bệnh có thể tái phát trong vòng 2 năm đầu sau chẩn đoán, và có thể chữa khỏi ở trẻ em bị ung thư tái phát. Kết quả điều trị sau tái phát sẽ tốt hơn đối với trẻ ban đầu có giai đoạn bệnh sớm, hoặc có khối u tái phát tại một địa điểm không bị chiếu xạ. Tiên lượng cũng khả quan hơn với các trường hợp tái phát trên 1 năm sau khi phát hiện bệnh, và những người được điều trị ban đầu với liệu pháp ít nặng nề.

9. Nên có lối sống như thế nào để phòng ngừa ung thư thận ở trẻ em

Rèn luyện thể dục hàng ngày

Vận động tích cực không chỉ tốt cho tim và phổi, mà còn giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, 20 phút tập thể dục mỗi ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tập luyện hàng ngày.

Tránh xa nấm mốc

Độc tố aflatoxin được tìm thấy trong nấm mốc là một trong những chất gây ung thư được phát hiện. Nếu trong nhà có một đường ống nước bị vỡ hoặc tầng hầm, phòng tắm của gia đình bị ẩm ướt và có mùi ẩm mốc hãy tìm cách loại bỏ chúng. 

Bổ sung thực phẩm xanh trong bữa ăn

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn bao gồm nhiều rau, trái cây, đậu, ngũ cốc bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi hư hại dẫn đến ung thư. Hơn nữa, rau xanh và trái cây chứa ít calo, giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

Giảm thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn nhanh

Ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thức uống có ga, nước tăng lực… có thể gây thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Do đó, cha mẹ nên hạn chế những món này trong chế độ ăn của trẻ.

Nên giảm muối

Ăn quá nhiều muối có thể có hại cho sức khỏe của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận cũng như tăng huyết áp. Natri là thành phần chính của muối. Để tính ra lượng muối có trong thực phẩm, hãy nhân hàm lượng natri với 2,5. Chúng ta chỉ nên ăn dưới 5g muối mỗi ngày.

Phụ huynh nên bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá là điều quan trọng nhất mà phụ huynh có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ung thư cho con cái. Thuốc lá (kể cả hít phải khói thuốc thụ động) gây ra khoảng 90% của bệnh ung thư phổi và ung thư ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả vòm họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tụy…

Trên đây là những chia sẻ về bệnh ung thư thận ở trẻ em. Các bậc phụ huynh nếu có con trong độ tuổi từ 3-4 tuổi mà có các dấu hiệu nêu trên hãy đưa con mình đến các cơ sở y tế chuyên môn để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời nhé!

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư