Bệnh ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trong cơ thể người, tuyến nước bọt có vai trò tạo ra nước bọt và giúp bạn nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn, làm sạch miệng và có các kháng thể tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố tác động mà tuyến nước bọt này có thể mắc phải bệnh ung thư nguy hiểm. Vậy ung thư tuyến nước bọt là gì? Cách điều trị và phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé.

XEM THÊM:

Ung thư tuyến nước bọt và những thông tin tổng quan

Về cơ bản thì ung thư tuyến nước bọt là bệnh ung thư hiếm gặp thuộc khu vực đầu cổ và có thể phát sinh ở các vị trí có nhiều tuyến nước bọt nhất như: mang tai, dưới hàm, lưỡi, niêm mạc đường hô hấp… Tuy là bệnh rất hiếm gặp nhưng ung thư tuyến nước bọt có nguy cơ tử vong nếu chúng ta không sớm phát hiện và điều trị.

Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt xảy ra do các tế bào tuyến nước bọt phát triển mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính có khả năng di căn. Các khối u này thường xảy ra nhiều nhất ở vùng tai – tuyến ở phía trước của tai.

ung-thu-tuyen-nuoc-bot_1
Khối u ác tính hình thành do các tế bào tuyến nước bọt phát triển mất kiểm soát

Theo báo cáo từ luận văn “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị ung thư tuyến nước bọt mang tai tại bệnh viện K từ năm 2005 đến 2009” cho biết tỷ lệ mắc ung thư tuyến nước bọt trên toàn thế giới là 0,2 – 3,2/100 000 dân/năm. Trong đó, tại các nước Phương Tây có tỷ lệ người mắc khoảng từ 1,2 – 1.5/100 000 dân/năm. Còn tại Việt Nam thì tỷ lệ người mắc có khoảng 0,3 – 0,35 trường hợp mới mắc/100 000 dân/năm. Theo tỷ lệ này, ước tính chúng ta sẽ có khoảng 278 người mới mắc/1 năm.

Những hậu quả của bệnh ung thư tuyến nước bọt

Khi bị mắc ung thư tuyến nước bọt thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện mà luôn cảm thấy đau đớn trong việc ăn uống. Ngoài ra, nó còn khiến cho sức khỏe bệnh nhân sẽ bị giảm sút, suy giảm hệ miễn dịch và rất bị mắc những căn bệnh khác. Nghiêm trọng hơn là bệnh còn có thể gây tử vong cho người bệnh bệnh nhân không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

ung-thu-tuyen-nuoc-bot_18
Ung thư tuyến nước bọt khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút

Các loại ung thư tuyến nước bọt

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa đã nghiên cứu và chia ung thư tuyến nước bọt ra thành nhiều loại bao gồm:

  • Ung thư tế bào Acinic.
  • Ung thư tế bào tuyến
  • Ung thư nang tuyến.
  • Ung thư tế bào trong suốt.
  • Khối u ác tính hỗn hợp.
  • Ung thư tế bào biểu mô tiết nhầy
  • Ung thư nang tuyến ung thư.
  • Ung thư dạng tuyến đa hình cấp thấp
  • Ung thư biểu mô ống dẫn nước bọt.
  • Ung thư tế bào vảy.
ung-thu-tuyen-nuoc-bot_15
Khối u tuyến nước bọt phát triển to chèn lên các bộ phận khác trên mặt

Những nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Thực tế thì nguyên nhân cụ thể gây bệnh ung thư tuyến nước bọt hiện nay vẫn chưa được chắc chắn. Nhưng qua quá trình khám chữa bệnh thì các bác sĩ đã nắm được một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt như sau:

  • Tuổi tác: Bệnh ung thư tuyến nước bọt thường được phát hiện nhiều nhất ở người lớn tuổi, thường là ở độ tuổi 40 trở lên.
  • Giới tính: Theo thống kê, thì nam giới có tỷ lệ mắc ung thư tuyến nước bọt cao hơn nữ giới.
  • Tiếp xúc với phóng xạ: Nếu như bạn đã từng dùng phương pháp phóng xạ để điều trị ung thư đầu và cổ thì nguy cơ bị ung thư tuyến nước bọt khá cao.
  • Yếu tố môi trường: Những người thường phải sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, bụi bặm sẽ rất dễ bị mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Lối sống: Những người thường hay dùng rượu, bia, thuốc lá, có chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến nước bọt.
  • Virus: Virus HPV là một trong những virus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung.
ung-thu-tuyen-nuoc-bot_13
Ung thư tuyến nước bọt gây ra bởi nhiều yếu tố

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến nước bọt

Bệnh ung thư tuyến nước bọt thường phát sinh ở nhiều vị trí khác nhau và tùy vào từng vị trí phát bệnh thì các biểu hiện, triệu chứng sẽ có sự khác nhau:

Khi khối u thường phát triển ở mang tai:

  • Trong trường hợp này, người bệnh thường sẽ khó phát hiện ra khi khối u còn nhỏ, đến khi khối u phát triển to ra thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện hạch ở vùng đầu cổ. Đồng thời, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện sự nhiễm khuẩn ở vùng da đầu, vùng trán, mí mắt… gây đau đớn, khó chịu và thậm chí là tê liệt một bên mặt có khối u

Khi khối u phát triển ở dưới hàm:

  • Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm là một khối u khó nhận biết và không có biểu hiện rõ ràng, rất khó nhận biết, khi bệnh nặng thể kéo theo các dấu hiệu như: đau miệng, hàm và cổ sưng tấy, lưỡi hoặc mặt bị tê liệt. Khi nhai, nuốt thức ăn thường thấy đau đớn, khó chịu kèm theo biểu hiện chán ăn, người mệt mỏi, suy nhược.
ung-thu-tuyen-nuoc-bot_14
Khối u phát triển ở tuyến nước bọt, khiến người bệnh bị đau

Khi khối u phát triển ở tuyến nước bọt nhỏ:

  • Người bệnh khi xuất hiện khối u ở tuyến nước bọt nhỏ sẽ có các triệu chứng như: tắc nghẹt mũi, khó thở, khoang miệng bị đau và xuất hiện các vết loét nhỏ. Phần cổ, miệng và mặt thường bị sưng và một phần khuôn mặt sẽ bị tê liệt, khi nuốt, mở miệng sẽ thấy đau đớn, khó khăn.

Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt, nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh khác. Do đó mà các bạn cần phải thật bình tĩnh, không nên quá lo lắng mà hãy đến bệnh viện để khám và được chẩn đoán bệnh cụ thể, chính xác hơn.

Cách phòng tránh ung thư tuyến nước bọt

Nếu muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, có thể tránh được căn bệnh ung thư tuyến nước bọt này thì các bạn hãy thực hiện ngay những biện pháp sau đây:

  • Không nên hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia vì những chất độc hại trong chúng là yếu tố chính gây nên nhiều loại bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Nên tránh tiếp xúc với các chất độc hại vì chúng sẽ gây ra hiện tượng biến đổi gen và hình thành bệnh ung thư tuyến nước bọt và nhiều bệnh ung thư khác.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách hằng ngày để ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh ung thư tuyến nước bọt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin như rau, củ, quả để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn quá cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên nướng… vì chúng chứa rất nhiều chất độc hại và dễ gây ra ung thư tuyến nước bọt.
  • Mỗi ngày bạn nên uống đủ 2 lít nước để giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch tối ưu.
  • Quan trọng nhất là chúng ta cần phải đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là hực hiện việc tầm soát ung thư tuyến nước bọt để có thể phát hiện ra bệnh ngay trong giai đoạn đầu. Như vậy thì sẽ nâng cao khả năng chữa bệnh thành công, dễ dàng hơn.
ung-thu-tuyen-nuoc-bot_17
Ung thư tuyến nước bọt có thể phòng tránh và phát hiện sớm nếu như đi khám định kỳ

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

Nhờ có sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện nay thì bệnh ung thư tuyến nước bọt đã có thể được chữa khỏi với nhiều phương pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật: là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh ung thư tuyến nước bọt nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần nhỏ các mô lân cận. Nếu khối u lớn bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt. Đối với bệnh nhân được chẩn đoán đã di căn hạch bạch huyết ở cổ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt hạch bạch huyết và loại bỏ các cơ, dây thần kinh ở cổ.
  • Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia X hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Có thể sử dụng phương pháp xạ trị đơn hoặc kết hợp với sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ ung thư tái phát.
  • Hóa trị: là phương pháp điều trị bằng thuốc chống ung thư được truyền vào tĩnh mạch hoặc bằng đường uống và thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư đã di căn ra khỏi đầu và cổ. 
ung-thu-tuyen-nuoc-bot_16
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khối u

Những lưu ý đối với người mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt

Khi mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt thì  bên cạnh việc áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp thì bệnh nhân cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Nên vệ sinh răng miệng hằng ngày với những loại bàn chải có lông mịn, thao tác vệ sinh nhẹ nhàng để tránh những cơn đau ở miệng. Nếu miệng trở nên quá nhạy cảm thì hãy báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Ngoài việc chải răng thì bạn hãy dùng nước muối ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công.
  • Tuyệt đối không sử dụng những loại đồ uống có chứa cồn, cafein và nhất là không hút thuốc lá để tránh cho bệnh tình nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với những thức ăn mềm, lỏng có nhiều chất dinh dưỡng như cháo, súp, rau, củ quả tươi. Đồng thời bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt nên hạn chế những thực phẩm có nhiều gia vị hay có tính axit mạnh, thực phẩm quá khô, cứng để tránh gây kích ứng cho miệng.
  • Hãy lưu ý luôn giữ ẩm miệng bằng việc uống nước thường xuyên hoặc có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích quá trình tiết nước bọt.
  • Luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất và yên tâm tiếp nhận việc điều trị vì đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chữa bệnh có nhanh thành công hay không.
  • Hãy chăm chỉ đi tái khám theo đúng lịch trình để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện được tình trạng tái phát của tế bào ung thư nếu có.

Dựa vào những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp thì các bạn hẳn đã có thể trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích trong việc điều trị và phòng ngừa được bệnh ung thư tuyến nước bọt. Mong rằng các bạn sẽ biết cách chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe bản thân và gia đình mình một cách tốt nhất để có thể vui vẻ tận hưởng niềm vui của cuộc sống.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7