Bệnh ung thư vòm họng có lây không và thường lây qua đường nào?
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng là căn bệnh thường xuất phát từ các tế bào biểu mô vòm họng khi xuất hiện những tế bào bất thường không thể kiểm soát được và hình thành các khối u. Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ngày càng tăng, câu hỏi được nhiều người đặt ra liệu ung thư vòm họng có lây không? Cùng GHV KSOL tìm hiểu bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Ung thư vòm họng ở nữ và những thông tin cần biết
- Bị ung thư vòm họng phải kiêng gì để giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn?
1.Ung thư vòm họng là bệnh như thế nào?
Ung thư vòm họng hay còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là những tổn thương ác tính xuất phát từ vòm họng phía sau hốc mũi chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Đây là căn bệnh ung thư thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi từ 40 – 60 tuổi thường gặp nhất và tỷ lệ nam thường cao hơn nữ gấp 3 lần.
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, thường được phát hiện trong giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa có biểu hiện xâm lấn và di căn, bệnh nhân có cơ hội được điều trị khỏi bằng các phương pháp bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Ở giai đoạn 1, 2 nếu được điều trị tích cực, đúng phương pháp, tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%; giai đoạn 3 sau năm 5 năm là 60%, giai đoạn 4 sau 5 năm là 30%.
2. Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Để trả lời cho câu hỏi ung thư vòm họng có lây không thì trước hết cần phải biết về những nguyên nhân có thể dẫn tới ung thư vòm họng. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể kể tới như:
2.1 Bị nhiễm Virus Epstein – Barr (EBV)
Virus Epstein – Barr (EBV) hay còn gọi là herpesvirus, 1 trong 8 loại virus thuộc họ virus Herpes gây ra các loại ung thư ở người như: u lympho Hodgkin (ung thư hạch Hodgkin), ung thư dạ dày, ung thư vòm họng… Virus EBV có kích thước khoảng 122nm đến 180nm và thường lây nhiễm cho các tế bào lympho B của hệ thống miễn dịch và các tế bào biểu mô. Virus EBV thường lây nhiễm qua đường nước bọt hoặc lây qua chất bài tiết của đường sinh dục. Do đó, cần tránh tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch sinh dục của người bị nhiễm EBV.
2.2 Yếu tố di truyền
Được xác định khi trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng, nguyên nhân của tình trạng này do các nhiễm sắc thể 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q gây đột biến các gen ức chế khối u phát triển, dẫn đến hình thành ung thư vòm họng.
2.3 Lạm dụng rượu bia và thuốc lá
Những người có tiền sử uống bia rượu, hút thuốc lá thường xuyên rất dễ mắc bệnh ung thư vòm họng bởi trong rượu, bia có chứa chất cồn (ethanol) khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất rất có hại cho cơ thể, kích thích các tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, trong thuốc lá có chứa các chất: Nicotin, Benzen, Clorua vinyl, Amoniac, Cadmium, Asen gây ung thư mạnh. Kết hợp cả hai thói quen, làm cho quá trình mắc bệnh ung thư vòm họng tăng lên đáng kể.
2.4 Môi trường ô nhiễm
Ô nhiễm không khí được coi là yếu tố liên quan đến gây ung thư vòm họng. Quá trình này diễn ra là do con người tiếp xúc với khói bụi, hóa chất lâu dài từ môi trường, khi đi vào cơ thể ảnh hưởng lớn sức khỏe, hoặc các DNA bị thay đổi hoặc hư hỏng có thể sẽ kéo theo quá trình đột biến gen. Các gen đột biến không còn hoạt động một cách bình thường, phát triển vượt quá tầm kiểm soát, từ đó dẫn đến ung thư.
2.5 Mắc các bệnh về Tai – Mũi – Họng mãn tính
Tai – Mũi – Họng là nhóm bệnh lý thường gặp với các bệnh như: viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi dị ứng. Các bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành mãn tính khó chữa hoặc biến chứng thành ung thư vòm họng với các triệu chứng như: Đau cổ họng hoặc gặp khó khăn khi nuốt, sốt trên 380C, đau đầu, ù tai, ăn không ngon, buồn nôn, đau họng. Sưng hạch hầu hoặc xuất hiện những chấm đỏ nhỏ có thể trên vòm miệng.
2.6 Thực phẩm gây ung thư
Các thói quen ăn uống phổ biến hiện nay như thịt nướng, dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân gây ung thư vòm họng, nguy cơ tăng dần lên theo thời gian.
2.7 Quan hệ tình dục bằng miệng
Trên cơ thể người, có một số loại ung thư có quan hệ mật thiết với việc quan hệ tình dục bằng miệng thường xuyên trong đó có ung thư vòm họng, thủ phạm chính gây ra do bị nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là vi rút gây u nhú lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Trong số các tuýp HPV lây nhiễm, HPV 16 được cho là có liên quan đến ung thư vòm họng.
3. Bệnh ung thư vòm họng có lây không và thường lây qua đường nào?
Ung thư vòm họng có lây không? Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, ung thư vòm họng có thể có nguy cơ cao xảy ra ở một số người có thói quen sinh hoạt hay lối sống không tốt khi sống chung với những người mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm virus gây bệnh. Theo đó, những người có thói quen sinh hoạt chung hoặc quan hệ tình dục với những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại virus gây bệnh ung thư vòm họng.
Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra, một số trường hợp bị ung thư vòm họng có khoảng 30 gen nội sinh, khi có một yếu tố cảm ứng ảnh hưởng, chúng sẽ được tác động và làm tăng nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng là một con đường khiến lây truyền virus HPV, một loại virus gây ung thư vòm họng.
Virus HPV (Human Papilloma) là virus DNA có kích thước nhỏ, gây viêm nhiễm da và bề mặt ẩm ướt của cơ thể như miệng, âm đạo, cổ tử cung hay hậu môn. Hiện có khoảng 100 tuýp HPV khác nhau thì có tới 40 loại có khả năng gây mụn cóc ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại có khả năng gây ung thư, đặc biệt là HPV 16, Virus Epstein – Barr (EBV) được coi là thủ phạm làm gia tăng ung thư vòm họng.
Virus HPV 16, Virus Epstein – Barr (EBV) có thể lây truyền qua đường tình dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng dương tính virus HPV 16 tăng gấp đôi ở những người quan hệ bằng đường miệng với 1 – 5 bạn tình trong suốt cuộc đời. Nguy cơ mắc bệnh tăng 5 lần ở những người quan hệ tình dục với trên 6 bạn tình…
Như vậy có thể thấy rằng, ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp mà chỉ gián tiếp thông qua sự lây nhiễm của virus HPV.
4. 5 cách giúp phòng tránh ung thư vòm họng cần lưu ý
Để phòng tránh ung thư vòm họng, mọi người cần phải có một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và cần lưu ý 5 cách phòng tránh sau đây:
Cách 1
Về chế độ ăn uống: nên hạn chế ăn những thức ăn lên men, những thức ăn sẵn có chứa nhiều muối và chất bảo quản. Không ăn các món ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, những món ăn ôi thiu… Không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, những món ăn khó nuốt, thịt đỏ, cay nóng bởi các loại thực ăn này sẽ gây tổn thương vòm họng, từ đó có thể gây ung thư vòm họng.
Cách 2
Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia…vì đây là một trong những yếu tố hàng đầu gây nên bệnh ung thư vòm họng. Những người sử dụng các chất kích thích có nguy cơ mắc ung thư vòm họng thường cao hơn những người không sử dụng.
Cách 3
Khi bị các bệnh về viêm nhiễm thì cần phải điều trị sớm tránh để bệnh trở thành các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng. Định kỳ 3 – 6 tháng/lần đi thăm khám sức khỏe để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Cần điều trị sớm và triệt để các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng.
Cách 4
Cần thực hiện một chế độ rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, làm việc và học tập sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên đều đặn sẽ giúp tăng sức đề kháng từ đó có thể đẩy lùi được nhiều bệnh tật trong đó có ung thư vòm họng. Nên tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng.
Cách 5
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh stress bằng việc có thể tham các câu lạc bộ yoga, đi bộ vào buổi sáng, xem phim, đi du lịch, mua sắm, nghe nhạc, đảm bảo luôn có giấc ngủ sâu.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư vòm họng có lây không? Để được hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh ung thư vòm họng người bệnh và người nhà gọi tới tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính).
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Chia sẻ của chú Trần Văn Tiến – Tác giả đạt Giải Nhất trong cuộc thi Viết năm thứ 2
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng