[GIẢI ĐÁP] Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?
Nội dung bài viết
Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Đây cũng là vấn đề mà người mắc và những người xung quanh họ luôn hoang mang và lo lắng. Chính vì vậy, ngày hôm nay GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?
XEM THÊM
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Liệu bị dương tính với viêm gan B có nguy hiểm không? – Đọc ngay!
- Giải đáp: Người lành mang virus viêm gan B có lây không?
1. Những thông tin cần biết về viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý thường gặp, do virus viêm gan B hay còn gọi là virus HBV gây ra, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Những giai đoạn phát triển của bệnh đó là:
- Bệnh phát triển theo nhiều giai đoạn, tương đối phức tạp: bao gồm giai đoạn cấp tính và mạn tính.
- Giai đoạn cấp tính thường kéo dài trong vòng 6 tháng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có các biểu hiện rõ rệt như vàng da, mệt mỏi,… Người bệnh cần theo dõi sát sao để nắm rõ tình hình bệnh để điều trị, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo là giai đoạn mạn tính.
Khác với viêm gan B cấp tính, viêm gan B mạn tính là khi người bệnh nhiễm virus HBV trong cơ thể quá 6 tháng. Khi đó, việc điều trị trở nên hết sức khó khăn, người bệnh gần như phải “sống chung” cùng bệnh viêm gan B đến hết cuộc đời. Bệnh kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng gan và kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như xơ gan, hoại tử gan, thậm chí là tử vong.
Đây được coi là căn bệnh truyền nhiễm với nhiều con đường lây truyền bệnh khác nhau. Nhiều người mắc bệnh thắc mắc bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không? Bởi tiếp xúc, sinh hoạt hàng ngày cùng bệnh nhân là điều hiển nhiên diễn ra.
Theo thống kê, hiện nay, tỉ lệ người mắc viêm gan B tại Việt Nam tương đối cao, số lượng người mắc liên tục tăng nhanh. Ước tính, khoảng 9 triệu người đang có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
2. Những con đường lây nhiễm chính của virus viêm gan B
Viêm gan B có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, nhưng có 3 con đường chính để lây nhiễm nhất là: đường tình dục, truyền từ mẹ sang con, đường máu.
2.1. Lây nhiễm qua đường tình dục
Trong dịch âm đạo và tinh dịch đều chứa virus viêm gan B. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biêt là có nhiều người quan hệ tình dục với người trong khu vực có nguy cơ cao, quan hệ đồng tính hay mại dâm.
2.2. Lây truyền từ mẹ sang con
Đây là con đường lây nhiễm thường xuyên gặp phải. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con tăng theo giai đoạn của quá trình mang thai:
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: tỉ lệ lây nhiễm 1 %.
- 3 tháng giữa thai kỳ: khả năng lây nhiễm 10%.
- 3 tháng cuối thai kỳ: tỉ lệ lây nhiễm lên tới 70%.
- Đặc biệt, sau khi sinh, nếu không cung cấp đủ các biện pháp bảo vệ bé sau sinh thì tỉ lệ lây nhiễm lên tới 90%.
2.3. Lây nhiễm qua đường máu
Máu là nơi tập trung số lượng lớn Virus HBV, là nguồn dễ dàng lây nhiễm virus nhất.
Với trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, vết thương hở của người bệnh thì khả năng bị nhiễm virus viêm gan B khá cao.
Hoặc có thể bị lây nhiễm trong một số trường hợp khác như đi khám, sử dụng dịch vụ nha khoa, xăm, ống kim tiêm, dùng chung vật dụng cá nhân dao cạo,… cũng có khả năng lây nhiễm virus viêm gan B.
XEM THÊM >>> [Mách bạn] Ung thư gan có nên uống cà phê hay không?
3. Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?
Khác với bênh viêm gan A, bệnh viêm gan B thường không lây nhiễm qua đường thực ăn. Do vậy, tiếp ăn uống hay xa lánh, sinh hoạt riêng biệt với người bệnh là không cần thiết. Tuy vậy, với những trường hợp bệnh nhân có các vết thương hở thì cần hết sức cẩn thận để tránh khi tiếp xúc với bề mặt vết thương.
4. Cách để chẩn đoán, tầm soát virus viêm gan B
4.1 Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B hiện nay dựa trên các kháng thể, kháng nguyên virus viêm gan B. Bao gồm các xét nghiệm:
Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg:
HBsAg thuộc loại kháng nguyên bề mặt viêm gan B, thường định tính, định lượng được ở bệnh nhân nhiễm virus HBV. Đây được coi là xét nghiệm tiên quyết chẩn đoán xem một người có nhiễm virus HBV hay không. Một số phương pháp test nhanh khác cũng dựa trên kiểm tra loại kháng nguyên này.
Xét nghiệm kháng thể kháng nguyên bề mặt HBsAb
HbsAb thuộc loại kháng thể kháng nguyên bề mặt. Khi hệ miễn dịch của cơ thể đã nhận diện HBsAg và đã sản xuất kháng thể HbsAb. Khi xuất hiện HBsAb trong máu chứng tỏ người bệnh đã có miễn dịch với virus viêm gan B hay virus HBV. Thông thường, những người từng mắc hoặc phơi nhiễm, tiêm phòng viêm gan B sẽ có loại kháng nguyên này.
Xét nghiệm HBsAb không chỉ được dùng trong xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B mà còn được dùng trong việc kiểm tra miễn dịch, để chắc chắn bệnh nhân có cần tiêm phòng vắc xin hay không.
Xét nghiệm kháng nguyên HBeAg
Cũng giống như 2 loại xét nghiệm trên, HBeAg cũng là một đoạn kháng nguyên bề mặt, gắn tên lớp vỏ capsid của virus viêm gan B.
Xét nghiệm này được sử dụng nhằm đánh giá lại chức năng gan, bệnh viêm gan có đang hoạt động hay không.
Xét nghiệm kháng thể kháng viêm lõi HBcAb
Một trong những xét nghiệm khác để chẩn đoán viêm gan B, đó là xét nghiệm kháng thể kháng viêm lõi HBcAb, đây là loại kháng thể đặc biệt, chỉ xuất hiện khi cơ thể đã phơi nhiễm với virus viêm gan B, chứ không xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa.
Ngoài ra, có thể định lượng và định tính là kháng thể IgM, IgG để đánh giá giai đoạn của viêm gan. Cụ thể là:
- Với IgM: trong giai đoạn đầu viêm gan B cấp tính, nồng độ IgM tăng rất nhanh. Sau khi chuyển biến đến giai đoạn mạn tinh, nồng độ này trong máu sẽ giảm dần.
- IgG: kháng thể này chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, tức là viêm gan B mạn tính.
Như vậy, có thể đánh giá giai đoạn phát triển bệnh viêm gan B thông qua xét nghiệm HBcAb.
Xét nghiệm HBV-DNA
Cuối cùng là xét nghiệm để định lượng, kiểm tra nồng độ virus trong máu – xét nghiệm HBV-DNA. Từ đó, đánh giá khả năng tăng sinh virus phát triển và nhân lên trong cơ thể.
4.2. Quy trình xét nghiệm viêm gan B
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến viêm gan B, hoặc thuộc đối tượng nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan B, cần tiến hành các xét nghiệm theo quy trình như sau:
- Xét nghiệm HBsAg đầu tiên, để xác định xem có dương tính với viêm gan B hay không.
- Xét nghiệm kháng thể kháng nguyên bề mặt HbcAb để xác định người bệnh có từng phơi nhiễm với virus HBV chưa.
- Xét nghiệm chẩn đoán khác như Anti – HBs, xét nghiệm hóa sinh, HBV – DNA, xét nghiệm huyết học,…
5. Cách để phòng tránh bệnh viêm gan B
5.1. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B?
Gần như không thể biết chính xác những đối tượng nào là người có nguy cơ mắc virus viêm gan B nhất, tuy nhiên, một số đối tượng thường gặp như:
- Nhân viên, người làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Nhân viên y tế, người thường xuyên tiếp xúc với máu, các chế phẩm, sản phẩm về máu của người bệnh.
- Người mắc bệnh tiểu đường, sức đề kháng thấp, trên 60 tuổi.
- Người mắc một số bệnh lý như gan, thận,…
XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Người bệnh ung thư gan có nên ăn sữa chua hay không?
5.2. Cách để phòng tránh bệnh viêm gan B
Tiêm chủng vắc xin dự phòng là biện pháp tốt nhất hiện nay để tăng cường khả năng miễn dịch, sản sinh kháng thể chống virus viêm gan B hiệu quả nhất, đặc biệt quan trọng với những trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu.
Với những đối tượng lớn hơn, nên xét nghiệm nồng độ kháng thể trước khi tiêm phòng ngừa. Người bệnh cũng như những người xung quanh nên chú ý những điều dưới đây để bảo vệ chính mình và người xung quanh:
- Không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, kim tiêm,…
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng các biện pháp như bao cao su,…
- Thông báo với nhân viên y tế khi tiếp xúc phải các chế phẩm liên quan đến máu người mắc viêm gan B.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc, rượu bia,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng, làm các xét nghiệm liên quan để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
- Đi tiêm vắc xin phòng ngừa.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh, con đường lây nhiễm. Vậy chắc hẳn bạn đọc đã có cho mình câu trả lời bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có những hiểu biết đầy đủ nhất về viêm gan B để bảo vệ cho chính mình và những người xung quanh.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng