Viêm tiền liệt tuyến: nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị ra sao?

Viêm tiền liệt tuyến hay còn gọi là viêm tuyến tiền liệt là một bệnh xảy ra khá phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên. Nếu không được thăm khám và phát hiện sớm, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về viêm tiền liệt tuyến nhé!

Xem thêm:

1. Viêm tuyến tiền liệt là gì?

Viêm tiền liệt tuyến là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tình dục của đàn ông.

Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt

2. Nguyên nhân

2.1. Do nhiễm khuẩn

Viêm tiền liệt tuyến thường xuất hiện sau khi nhiễm trùng ngược dòng của viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn hoặc các vị trí lân cận của vùng trực tràng. 

Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là các vi khuẩn Gram (-) đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu như Ecoli. Ngoài ra, có thể gặp một số các vi khuẩn không điển hình như Chlamydia, lậu, giang mai…

2.2. Không do nhiễm khuẩn 

Một số nguyên nhân khác gây v ra viêm tuyến tiền liệt  có thể gặp phải như:

  • Do chèn ép tuyến tiền liệt: nam giới đi xe đạp nhiều dẫn đến việc tăng áp lực lên tuyến tiền liệt làm máu không lưu thông gây ra kích thích phía trên của tuyến tiền liệt và niệu đạo.
  • Do chấn thương gây ra xung huyết tuyến tiền liệt.
  • Quan hệ tình dục không điều độ: nếu nam giới quan hệ tình dục với tần suất cao trong thời gian ngắn dẫn tới rối loạn xuất tinh, gây sung huyết và giãn nở tuyến tiền liệt quá mức.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: nam giới quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn với bạn tình; quan hệ nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ cao viêm tuyến tiền liệt hơn những người khác.

3. Những triệu chứng hay gặp

3.1. Do vi khuẩn cấp tính

Thường có các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, khó chịu và đau cơ. Tuyến tiền liệt có biểu hiện mềm và sưng to lan toả cả tuyến, mềm nhão hoặc xơ chai hoặc kết hợp. Có thể xảy ra hội chứng nhiễm trùng toàn thân, có đặc điểm là nhịp tim nhanh, thở nhanh, và thỉnh thoảng bị hạ huyết áp.

3.2. Do vi khuẩn mạn tính

Có biểu hiện với các đợt nhiễm trùng tái phát. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể có xu hướng nhẹ hơn viêm tuyến tiền liệt cấp tính.

 3.3. Hội chứng đau vùng chậu mãn tính 

Đau là triệu chứng chủ yếu, đau thường khi xuất tinh, gây ảnh hưởng đến hoạt tình dục. Các triệu chứng kích thích đường tiểu hoặc tắc nghẽn cũng có thể xuất hiện. Kiểm tra thấy tuyến tiền liệt có thể đau nhưng  không bị nhão hoặc sưng lên. 

3.4. Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng 

Bệnh thường không có triệu chứng và được phát hiện tình một cách tình cờ trong quá trình khám các bệnh khác về tuyến tiền liệt khi có bạch cầu niệu.

4. Viêm  tiền liệt tuyến liệu rằng có nguy hiểm không?

Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị một cách kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hoặc có thể gây các biến chứng nghiêm trọng hơn như vô sinh, hiếm muộn, ung thư tiền liệt tuyến.

5. Phác đồ điều trị

5.1. Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính

  • Dùng các loại kháng sinh để điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính.
  • Ưu tiên nhóm dùng kháng sinh nhóm Quinolon khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn.

+ Dùng Levofloxacin viên 500mg, uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày uống trong 14- 28 ngày.

+ Dùng Ofloxacin viên 400mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày uống trong 14 – 28 ngày.

+ Dùng  Ofloxacin viên 200mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày uống trong 14 – 28 ngày.

– Nếu cần phối hợp 2 kháng sinh, có thể phối hợp nhóm Quinolon với Cephalosporin thế hệ 3 – 4 hoặc Amoxicillin +Clavulanate.

Ngoài ra, cần uống đủ nước để nước tiểu đạt khoảng 2 lít/24h và sử dụng Giảm đau Non – steroid nếu cần.

Dùng kháng sinh điều trị
Dùng kháng sinh điều trị

5.2. Điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính

Sử dụng các kháng sinh như Trimethoprim, Clarithromycin và Levofloxacin ,… được sử dụng trong trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh phải được dùng đều đặn trong suốt thời gian chỉ định nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Sử dụng các thuốc chẹn alpha làm thư giãn các cơ trong tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng cường dẫn lưu đường tiểu. Từ đó, cải thiện các triệu chứng như đau rát khi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, rò rỉ nước tiểu,….

Sử dụng thuốc giảm đau phối hợp với thuốc chẹn alpha và thuốc kháng sinh như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Piroxicam,… để làm giảm các triệu chứng đau nhức, tăng thân nhiệt và viêm do nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt gây ra. phối hợp với thuốc chẹn alpha và thuốc kháng sinh.

6. Làm cách nào để dự phòng viêm tuyến tiền liệt?

  • Hạn chế các đồ uống như  rượu, cà phê, và nhiều gia vị và thức ăn có tính axit.
  • Nên ngồi trên một tấm đệm lót gối hoặc bơm hơi.
  • Tránh đi xe đạp, hoặc mặc quần short đệm và điều chỉnh xe đạp để làm giảm áp lực vào khu vực tuyến tiền liệt.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục.
  • Ngâm mình trong bồn tắm có chứa nước ấm.

Trên đây là những thông tin căn bản về viêm tiền liệt tuyến. Hi vọng GHV KSOL đã cung cáp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân của mình được tốt hơn.


Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC14 Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

https://www.youtube.com/watch?v=qIgiPkWQXbI