Chuyên gia giải đáp: Bị hạch ở nách thì đi khám ở đâu?

Nhiều người bị nổi hạch ở nách thì thực sự rất lo lắng, không biết nguyên nhân nào khiến mình bị nổi hạch và bị hạch ở nách thì đi khám ở đâu? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của GHV KSOL để được các chuyên gia giải đáp chính xác vấn đề này nhé!

XEM THÊM:

1. Nổi hạch ở nách là gì?

Nổi hạch ở nách hay u ở nách xảy ra khi các hạch bạch huyết nằm dưới cánh tay của bạn phát triển với kích thước lớn hơn. Bản thân hạch ở nách không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng liên quan đến nhiều loại bệnh và tình trạng khác nhau. Đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đến các loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vì vậy, khi bạn bị nổi hạch ở nách có nghĩa là tình trạng bệnh đang ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết ở vùng dưới cánh tay.

bi-hach-o-nach-thi-kham-o-dau-1
Nổi hạch ở nách có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn đang ảnh hưởng đến hệ bạch huyết dưới cánh tay

2. Triệu chứng

Nổi hạch ở nách được đặc trưng bởi triệu chứng sưng và viêm một hoặc nhiều trong số 20 đến 40 hạch bạch huyết ở nách và ở mỗi bên nách.

Sưng có thể là sưng một bên nách hoặc cả hai bên nách. Sưng một bên nách thường là triệu chứng của các biểu hiện nhiễm trùng hoặc bệnh ở bên ở phía đó của cơ thể. Sưng hai bên nách có xu hướng là các bệnh toàn thân, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Ngoài triệu chứng sưng to và viêm, các triệu chứng thường thấy ở những người bị nổi hạch ở nách đó là:

  • Sự ấm lên của các hạch bạch huyết và vùng da xung quanh nách.
  • Nổi mẩn đỏ của ở các hạch bạch huyết và vùng da xung quanh nách.
  • Cảm thấy các hạch bạch huyết đau hoặc mềm.
  • Phù ở vị trí hạch bạch huyết.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.
  • Có biểu hiện đau khớp và các cơ.
  • Có thể kèm theo đổ mồ hôi đêm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân. 
  • Sờ thấy lách sưng to. 

3. Nguyên nhân gây ra nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách có thể là các bệnh lành tính hoặc lành tính, cụ thể như sau: 

3.1. Nguyên nhân lành tính gây nổi hạch ở nách

Hầu hết các trường hợp nổi hạch ở vùng nách đều là do các nguyên nhân lành tính như:

  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng vùng nách, ngực hoặc vùng cánh tay.
  • Cơ thể có các phản ứng miễn dịch của cơ thể sau phẫu thuật, thủ thuật để đưa vật lạ vào bên trong cơ thể như: bơm silicon, cấy ghép xương, tiêm filler,… 
  • Do sự tấn công của nấm, vi rút vào cơ thể gây ra phản ứng miễn dịch.
  • Phản ứng miễn dịch xảy ra sau tiêm phòng vắc xin.
  • Do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
  • Do u mỡ, là loại u lành hình thành do sự phát triển của mô mỡ.
  • Do u sợi, là u lành hình thành do sự phát triển của các mô sợi.
  • Do tuyến mồ hôi của bạn bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, ở nam giới nổi hạch ở vị trí nách có thể do các nút thắt cơ hoặc do  bạn vận động quá thường xuyên và quá nặng phần thân trên. Cũng có thể do một nguyên nhân hiếm gặp hơn của tình trạng hạch ở nách là tuyến mồ hôi bị nhiễm trùng, nếu tuyến mồ hôi bị nhiễm trùng sẽ thường xuất hiện cả hạch ở vùng đáy chậu. Đây là một bệnh lý này khá nguy hiểm, hạch cần được xử lý điều trị.

3.2. Nguyên nhân ác tính gây ra hạch ở nách

Một số trường hợp người bệnh nổi hạch ở nách là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề về một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Triệu chứng này thường là dấu hiệu của một số bệnh như: ung thư vú, ung thư da hắc tố, ung thư hệ bạch huyết Lymphoma hoặc ung thư máu Leukemia,… 

Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, cần điều khám phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. 

4. Chẩn đoán nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách thường có thể được phát hiện ra khi chúng ta đi khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi bạn không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Để xác định nguyên nhân nổi hạch ở nách, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và xác định một số yếu tố, bao gồm:

  • Kích thước của các hạch bạch huyết.
  • Số lượng các hạch bạch huyết bị sưng lên.
  • Cảm giác đau hay không đau?
  • Vị trí nổi của hạch bạch huyết.
  • Tính chất của hạch: cứng, mềm hay xốp.
  • Các hạch dính liền hay riêng lẻ?
  • Các hạch di chuyển được hay cố định?

Sau khi thăm khám và xem xét các triệu chứng, bác sĩ sẽ có thể đưa ra các chẩn đoán nghi ngờ nhiều nhất. Ví dụ như sau:

  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, khó chịu kèm nổi hạch nách thì khả năng cao là do nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Hạch cứng, không đau, chắc và cố định thì khả năng cao là do ung thư, cụ thể thường gặp nhất là ung thư vú.
bi-hach-o-nach-thi-kham-o-dau
Nổi hạch ở nách có thể là dấu hiệu của ung thư vú
  • Nếu các hạch bạch huyết bị sưng chỉ xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần sau khi quan hệ tình dục thì nên nghĩ ngay đến bệnh HIV.
  • Nếu có tiền sử tiêm chủng vaccine gần đây cũng có thể lý giải được việc nổi hạch ở nách là do phản ứng phụ của vaccine.

5. Một số các xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến nổi hạch ở nách

Ngoài thắn khám sức khỏe, bác sĩ sẽ xem xét dựa trên bệnh sử và các triệu chứng của bạn để chỉ định các một số các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh khi bạn bị nổi hạch ở nách:

  • Một số các xét nghiệm đặc hiệu về nhiễm trùng: có thể tìm vi khuẩn  HIV, lao hoặc liên cầu.
  • Xác định số lượng tế bào bạch cầu: tế bào lympho cao trong máu có thể gợi ý nhiễm trùng.
  • Mức protein phản ứng C: mức độ protein cao trong máu cho thấy tình trạng viêm toàn thân.
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): xét nghiệm máu cho thấy tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Xét nghiệm máu miễn dịch: giúp phát hiện ra các bệnh tự miễn.
  • Chụp X-quang tuyến vú chẩn đoán hoặc siêu âm vú: để phát ra hiện ung thư vú.
  • Sinh thiết hạch bạch huyết:  để xác định xem nổi hạch nách có liên quan đến nhiễm trùng, rối loạn tự miễn dịch hoặc ung thư hay không.
  • Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

6. Nổi hạch ở nách nên khám ở đâu?

Nếu hạch ở nách của bạn không tự khỏi sau một thời gian trong vài ba ngày,  ngoài ra còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác thì bạn nên đi thăm khám. Đầu tiên, bạn có thể đến tại các cơ sở y tế gần nhà đã được Bộ Y tế cấp phép để được khám và chẩn đoán như: trạm y tế xã, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, các phòng khám và các bệnh viện tư nhân.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh bệnh của bạn nghiêm trọng mà cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ tuyến dưới không thể chẩn đoán được, bạn sẽ được chỉ định chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trung ương.

Ví dụ: nếu bạn nổi hạch ở nách do bị ung thư vú, bạn cần lên tuyến trung ương để được chọc dịch sinh thiết để chẩn đoán, điều này nhiều bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay chưa thể chẩn đoán được.

Một lưu ý là bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế đã được Bộ Y tế cấp phép, đặc biệt là đối với các phòng khám tư,  hiện nay mở ra rất nhiều nhưng nhiều khi chưa được Bộ Y tế cấp giấy phép hành nghề và trình độ y bác sĩ còn nhiều thiếu sót, bạn nên chú ý không nên đi khám ở những chỗ này để tránh tiền mất tật mang.

6.1. Một số địa chỉ khám hạch ở nách uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đang thắc mắc bị hạch ở nách thì khám ở đâu tại Hà Nội thì bạn có thể thăm khám tại một trong những địa chỉ uy tín dưới đây:

  • Bệnh viện Bạch Mai, có địa chỉ ở: Số 78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với địa chỉ là: Tòa nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Bệnh viện quốc tế Vinmec có địa chỉ: 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt,  địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

6.2. Những địa chỉ khám hạch ở nách uy tín tại TPHCM

Tại TPHCM cũng có rất nhiều bệnh viện uy tín và chuyên nghiệp sẽ giúp việc chẩn đoán hạch ở nách được chính xác và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số cái tên bạn có thể tham khảo để thăm khám:

  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM – 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy, địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
  • Bệnh viện Từ Dũ, có địa chỉ ở: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP. HCM.
  • Bệnh viện Nhân Dân 115, địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.
  • Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở địa chỉ: 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ở địa chỉ: 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
  • Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn có địa chỉ ở: 60-60A, Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

7. Điều trị nổi hạch ở nách như thế nào?

Tùy theo tình trạng nổi hạch nách của bạn như thế nào mà bác sĩ sẽ có hướng để điều trị thích hợp: 

  • Nổi hạch do nhiễm khuẩn đa số sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thông thường, sau 2 – 3 ngày thuốc có tác dụng thì khối u hạch nách sẽ nhỏ lại rồi biến mất.  Các bác sĩ sẽ ưu tiên kê kháng sinh đường uống để sử dụng cho những trường hợp nhẹ và nặng hơn là kháng sinh đường tiêm.
  • Nếu bạn nổi hạch ở nách do u mỡ, u xơ hoặc nhiễm virus thì không cần điều trị,  bạn sẽ được hướng dẫn tự theo dõi điều trị tại nhà. Nếu hạch gây đau đớn thì các bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thêm thuốc giảm đau. Những hạch này đều là lành tính, vì vậy nếu muốn bạn có thể cắt bỏ mà không cần lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu bạn bị nổi hạch nách do dị ứng, ngay sau khi bạn sử dụng thuốc, hạch sẽ thu nhỏ kích thước. Bạn nên lưu ý những thành phần, thuốc hoặc thực phẩm khiến bạn bị dị ứng để tránh tái phát lần sau.
  • Với những trường hợp phức tạp hơn là hạch ở nách do viêm tuyến mồ hôi thì sẽ cần can thiệp điều trị bằng thuốc kháng sinh, dẫn lưu nếu có áp xe hoặc phẫu thuật loại bỏ… 
  • Với trường hợp hạch do ung thư vú cần được điều trị càng sớm càng tốt với các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị

Trên đây là bài viết về bị hạch ở nách thì đi khám ở đâu? Tóm lại, nếu thấy bị nổi hạch nách bạn nên chú ý đi khám sớm để phát hiện ra các bệnh và có phương án điều trị kịp thời..

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7