Bị sỏi bàng quang nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Nội dung bài viết
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì hay không nên ăn gì được rất nhiều người bệnh quan tâm. Do chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh. Do đó, trong bài viết dưới đây, GHV KSol sẽ nói về những thực phẩm mà người bị sỏi bàng quang nên ăn, cũng như những vấn đề cần lưu ý khác về chủ đề này.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- TOP 11+ cách chữa sỏi bàng quang dân gian hiệu quả
- Sỏi thận rơi xuống bàng quang: Vì sao phải hết sức cẩn trọng?
- Bệnh nhân ung thư bàng quang ăn gì và không nên ăn gì?
1. Người bị sỏi bàng quang nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?
Sỏi bàng quang được hình thành do sự lắng đọng các chất cặn, khoáng chất không được đào thải ra bên ngoài mà kết tinh thành những viên sỏi ở trong bàng quang. Hoặc sỏi có thể ở những vị trí khác trong đường tiết niệu và trôi theo dòng nước tiểu tới bàng quang.
Chính bởi vậy nên chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với những người bị sỏi bàng quang. Một số điều người bệnh cần lưu ý trong chế độ ăn uống đó là:
1.1. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
Đây được coi là nguyên tắc đầu tiên cần phải thực hiện để ngăn ngừa sỏi bàng quang hình thành và phát triển. Lượng nước mà người bệnh cần bổ sung mỗi ngày là từ 2 lít trở lên.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tăng bài tiết, loại bỏ những chất lắng cặn. Từ đó sẽ hạn chế việc hình thành sỏi mới. Bên cạnh đó, đối với những sỏi nhỏ thì uống nhiều nước cũng có thể giúp đào thải sỏi qua đường nước tiểu ra ngoài.
1.2. Bổ sung canxi cho cơ thể với lượng vừa đủ
Canxi là thành phần phổ biến và chủ yếu có trong các loại sỏi bàng quang. Chính bởi điều này nên gây tâm lý không nên bổ sung canxi ở nhiều người bệnh.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thừa hay thiếu hụt canxi đều ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi bàng quang. Khi cơ thể bị thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng oxalat được hấp thu nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang.
Không những thế, canxi đóng vai trò rất quan trọng đối với các hệ cơ quan trong cơ thể. Nó giúp cho hệ xương chắc khỏe, duy trì hoạt động nhịp nhàng của hệ tim mạch và thần kinh. Chính bởi vậy, khi bị sỏi bàng quang không nên kiêng hay bổ sung quá nhiều canxi cho cơ thể. Hãy bổ sung canxi với lượng vừa đủ theo lời khuyên của các chuyên gia.
1.3. Ăn uống điều độ, đủ số bữa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang hình thành hoặc tái phát sau điều trị chình là bỏ bữa, ăn uống không điều độ.
Rất nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, ăn nhiều vào bữa tối. Chính điều này dẫn đến cơ thể bị tích tụ quá nhiều chất đạm, chất khoáng sau bữa tối. Và điều này sẽ tăng nguy cơ tạo sỏi bàng quang.
Do đó, người bệnh nên ăn đầy đủ 3 bữa trong ngày. Đồng thời cân bằng các hàm lượng các chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn.
Xem thêm >>> Phòng ngừa ung thư bàng quang bằng cách nào hiệu quả?
2. Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
2.1. Ăn thực phẩm chứa ít chất béo
Người bệnh bị sỏi bàng quang không cần thiết phải kiêng hoàn toàn chất béo trong thực đơn ăn hàng ngày của mình. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, chứa ít chất béo và tránh những thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật.
Các loại thực phẩm ít chất béo phù hợp với người bị sỏi bàng quang đó là ngũ cốc nguyên hạt, sữa tách béo… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung protein từ các loại đậu, cá, thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt..
2.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể vừa giúp bạn cải thiện được sức khỏe tổng thể vừa hỗ trợ giảm cân. Chất xơ sẽ có tác dụng tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, nhờ đó mà quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Nhờ vậy mà phòng ngừa được các bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi như viêm dạ dày, táo bón, viêm đường ruột…
Lượng chất xơ nên bổ sung hàng ngày sẽ khác nhau theo từng đối tượng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần bổ sung từ 21-25g chất xơ mỗi ngày, còn với đàn ông thì là 30-38g/ngày.
Những thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể lựa chọn là ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, củ quả tươi như rau cần tây, ớt chuông, bắp cải, súp lơ xanh, atiso… Không chỉ bổ sung chất xơ, các loại rau xanh, hoa quả này còn bổ sung rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.
2.3.Uống nhiều nước và chất lỏng
Như đã nói ở trên, việc bổ sung nhiều nước cho cơ thể là điều rất thiết đối với người bị sỏi bàng quang. Người bệnh có thể lựa chọn bổ sung nước từ các loại như nước lọc, nước ép trái cây, rau củ, các món canh ăn hàng ngày. Hay từ các loại trà thảo mộc như nước râu ngô, nước rễ cỏ tranh, bông mã đề.
Tùy theo thời tiết và mức độ vận động mà lượng nước cần bổ sung có thể thay đổi. Bình thường cơ thể sẽ cần bổ sung từ 2-3 lít nước/ngày, nhưng vào những ngày nắng nóng, vận động ra nhiều mồ hôi thì có thể cần tới 3-4 lít nước/ngày. Tuy nhiên bạn không nên uống nhiều nước trong một lần, hay chia thành nhiều lần uống nhỏ trong ngày.
2.4. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, vitamin A, vitamin D
Vitamin B6 có khả năng làm giảm sự kết tinh oxalat và canxi, từ đó ngăn ngừa tạo sỏi bàng quang. Còn vitamin A có tác dụng giúp cho hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, nhờ thế mà hạn chế sự lắng cặn tại bàng quang và các vị trí khác trên đường tiết niệu.
Trong khi đó, vitamin D cũng có khả năng gián tiếp làm giảm sự hình thành và phát triển của sỏi bàng quang. Đó là do bổ sung vitamin D giúp tăng hấp thu canxi của cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu vitamin nên bổ sung là:
- Thực phẩm giàu vitamin A như bí ngô, cải xoăn…
- Thực phẩm giàu vitamin B6 như đậu đỏ, cá, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, cá ngừ, cá trích…
2.5. Ăn các loại trái cây có chứa citrat tự nhiên
Citrat tự nhiên có trong trái cây sẽ có khả năng kiềm hóa nước tiểu, giảm sự kết tinh tạo thành các viên sỏi mới hay gia tăng kích thước của những viên sỏi đã có trong bàng quang. Các loại trái cây này đó là cam, chanh, bưởi, quýt…
Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều những loại quả này. Vì bên cạnh citrat thì trong những trái cây này thường chứa nhiều vitamin C. Mà vitamin C có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do biến đổi oxalat. Vậy nên, hãy ăn các loại hoa quả này với một lượng vừa đủ.
Xem thêm >>> Người bị bệnh ung thư bàng quang sống được bao lâu?
3. Sỏi bàng quang nên kiêng ăn gì?
3.1. Thực phẩm có tính axit cao
Các thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, dưa chuột muối… là những món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, những món ăn này lại không hề tốt cho sức khỏe của người bị sỏi bàng quang. Do các thực phẩm muối chua có tính acid cao, sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của sỏi bàng quang. Vì vậy, người bệnh nên loại bỏ những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
3.2. Những thực phẩm chứa nhiều oxalat
Khi gặp canxi, oxalat sẽ gây ra hiện tượng tích tụ và kết tích tạo sỏi diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Chính vì vậy, người bệnh bị sỏi thận nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalat như tỏi tây, khoai lang, khoai tây, đậu bắp, cải cầu vồng, socola, củ cải tím…
3.3. Tránh ăn nhiều muối
Trong muối có nhiều chất cặn và khoáng chất nên ăn quá nhiều muối sẽ rất dễ dẫn đến kết tinh hình thành sỏi. Chính vì vậy, người bị sỏi bàng quang nên khống chế lượng muối tối đa nạp vào cơ thể hàng ngày. Theo khuyến cáo thì trung bình không nên nạp quá 6g muối vào cơ thể mỗi ngày.
Do đó, người bệnh không nên ăn các món quá mặn, thực phẩm muối như chân giò muối, thịt ba chỉ muối…
3.4. Hạn chế ăn nhiều đường
Đường chính là một nguồn sản sinh ra nhiều oxalat. Chính vì thế, ăn nhiều đường sẽ không tốt cho tình trạng sỏi bàng quang. Người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, các loại kẹo, nước ngọt…
3.5. Hạn chế protein động vật
Với những bệnh nhân bị sỏi uric ở bàng quang thì nên giảm lượng protein động vật như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật. Vì protein từ những nguồn này có thể làm gia tăng sự hình thành sỏi mới hoặc kích thước của các sỏi cũ. Lượng thịt mỗi ngày người bệnh nên ăn chỉ là khoảng 1,1-1,7g.
3.6.Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp nhiều chất bảo quản, các món chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe con người bị viêm bàng quang. Do những thực phẩm này rất khó để tiêu hóa và hấp thụ.
3.7. Thực phẩm chứa nhiều kali
Kali có nhiều trong các thực phẩm như chuối, bơ, khoai tây… sau khi vào cơ thể sẽ tạo áp lực rất lớn lên thận để giải phóng acid uric cũng như các chất độc ra bên ngoài. Do kali là chất làm tăng khả năng tích tụ acid uric trong máu lên nhiều hơn. Vậy nên nếu bạn bị sỏi bàng quang thì nên hạn chế những thực phẩm này.
3.8. Rượu bia, chất kích thích.
Rượu bia, đồ uống có cồn, các món cay nóng hay các chất kích thích khác, đặc biệt là thuốc lá không có lợi cho sức khỏe của người bị viêm bàng quang. Bởi chúng có thể làm đẩy nhanh quá trình hình thành và tăng kích thước của sỏi. Không những thế, những thực phẩm này còn có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị viêm bàng quang.
Xem thêm >>> Thực đơn cho bệnh nhân ung thư bàng quang
4. Lưu ý cho người mắc sỏi bàng quang
Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học, hợp lý cần phải được duy trì trong suốt quá trình điều trị cũng như sau khi chữa khỏi sỏi bàng quang. Vì rất nhiều người bệnh chủ quan sau khi điều trị xong, không kiểm soát thói quen sinh hoạt của mình mà dẫn đến tình trạng sỏi bàng quang tái phát
- Phải tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ. Chế độ ăn chỉ khả năng hỗ trợ các biện pháp điều trị chứ không thể thay thế được.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, hay đi tiểu khi có nhu cầu. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya.
- Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên, sạch sẽ.
- Thường xuyên đi tái khám để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như tái khám định kỳ sau khi chữa khỏi để dự phòng nguy cơ bị tái phát.
Trên đây là những gợi ý của GHV KSol về câu hỏi “ bị sỏi bàng quang nên ăn gì”. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho mình về vấn đề này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL