[Xem ngay] Người bị sỏi bàng quang uống gì để tốt cho sức khỏe
Nội dung bài viết
Khi bị sỏi bàng quang uống gì để tốt cho sức khỏe là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc gửi về cho GHV KSol. Do đó, bài viết này được thực hiện để giải đáp một cách chi tiết thắc mắc bị sỏi bàng quang uống gì.
XEM THÊM:
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Những điều cần biết về mổ nội soi sỏi bàng quang
- Sỏi thận rơi xuống bàng quang: Vì sao phải hết sức cẩn trọng?
1. Đôi nét về sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang là những tinh thể rắn được hình thành do sự lắng đọng các khoáng chất, chất cặn có trong nước tiểu. Sỏi bàng quang có thể hình thành đơn lẻ hoặc xuất hiện cùng lúc với số lượng nhiều và kích thước khác nhau.
Nếu không được điều trị kịp thời, tích cực thì sỏi bàng quang có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như rò hoặc teo bàng quang, viêm thận, suy thận…
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang như viêm bàng quang, sa bàng quang, thói quen sinh hoạt không khoa học. Trong đó, thói quen lười uống nước là một nhân phổ biến gây ra bệnh. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu xem bị sỏi bàng quang uống gì để tốt cho tình trạng của người bệnh ở phần tiếp sau đây.
2. Sỏi bàng quang nên uống gì?
2.1. Sỏi bàng quang uống gì – Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là điều đầu tiên mà người bị sỏi bàng quang cần thực hiện. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà sẽ được bác sĩ kê đơn những loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị sỏi bàng quang như thuốc kháng sinh, thuốc làm tan sỏi, thuốc giảm đau, lợi tiểu, giãn cơ…
Người bệnh cần tuân thủ đúng, đủ về liều lượng và thời điểm uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Không được tự ý mua thuốc về uống hay thay đổi số lượng thuốc, ngưng thuốc giữa chừng. Bởi những việc làm này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho sức khỏe người bệnh. Điển hình nhất đó chính là bị kháng thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị tiếp theo.
2.2. Sỏi bàng quang uống gì – Uống nhiều nước
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể sẽ giúp tăng lượng nước tiểu được cơ thể bài tiết. Từ đó sẽ giảm được tình trạng lắng đọng những chất cặn có thể tạo thành sỏi thận. Không những thế, với một số trường hợp sỏi nhỏ thì uống nhiều nước có thể giúp đào thải sỏi ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Ngoài ra, thường xuyên uống nước còn giúp làm loãng, thay mới nước tiểu liên tục. Điều này sẽ hạn chế được sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong bàng quang cũng như trong đường tiết niệu. Từ đó ngăn ngừa các triệu chứng của sỏi bàng quang trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
Bên cạnh nước lọc thôi, bạn cũng có thể bổ sung nước bằng nhiều loại nước khác. Một số đồ uống gợi ý mà bạn có thể tham khảo như:
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà húng quế, trà gừng… rất tốt cho cơ thể người bị sỏi bàng quang. Do trong những loại trà này có chứa các thành chất kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp lợi tiểu và làm sạch đường tiết niệu rất tốt. Vậy nên uống trà thảo mộc hàng ngày vừa giúp bổ sung nước lại vừa hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng khó chịu của sỏi bàng quang.
Các loại nước ép hoa quả
Trong hoa quả có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và dưỡng chất nhất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Do đó ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến thành các nước ép hoa quả thơm ngon, dễ uống mà lại giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước ép các loại hoa quả như ổi, táo, dứa, cam, cà rốt, cần tây…
Sữa
Sỏi bàng quang có nên uống sữa không gây ra rất nhiều tranh cãi. Do nhiều ý kiến cho rằng hàm lượng canxi cao trong sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào khẳng định canxi trong sữa có thể làm nặng thêm tình trạng sỏi bàng quang. Bởi quá trình canxi lắng đọng, kết tinh tạo ra sỏi rất phức tạp.
Mặc khác, canxi có vai trong quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như xương khớp, tim mạch, thần kinh. Đồng thời, không chỉ việc thừa canxi mà thiếu canxi cũng có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi oxalat trong có thể.
Vậy nên, người bị sỏi bàng quang vẫn có thể uống các loại sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sữa dê… với một lượng vừa phải.
Một điều mà bạn hết sức phải lưu ý đó là không sử dụng những loại thức uống trên để thay thế hoàn toàn lượng nước uống trong ngày. Hãy lựa chọn và phối hợp các loại đồ uống này một cách hợp lý.
2.3. Sỏi bàng quang uống gì – Một số bài thuốc nam
Bên cạnh uống các thuốc tây y, người bị sỏi bàng quang có thể sử dụng các bài thuốc từ các cây thuốc nam. Những bài thuốc này đã được sử dụng lâu đời và cho thấy hiệu quả với nhiều trường hợp bệnh nhân. Chúng có ưu điểm là lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ cho người uống. Tuy nhiên, thời gian để thể hiện tác dụng của các bài thuốc nam cần một khoảng thời gian dài và thường chỉ có hiệu quả với những sỏi bàng quang nhẹ, có kích thước bé.
Một số bài thuốc nam phổ biến như trị sỏi bằng cây sài đất, bằng rau dừa nước, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, rau mã đề, hoàng bá, bán liên liên…
Tất nhiên, tương tự như thuốc tây y, việc người bệnh uống các bài thuốc nam để trị sỏi bàng quang phải có sự đồng ý và hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn, tay nghề cao. Bạn không nên tự ý mua các bài thuốc nam về sử dụng, bởi vì có bị dùng thuốc không đúng với tình trạng, dùng sai dược liệu hoặc mua phải dược liệu kém chất lượng.
Xem thêm >>> Ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng gì? 8 thực phẩm tốt cho người bệnh
3. Sỏi bàng quang không nên uống gì
3.1. Rượu bia
Không chỉ ở bệnh nhân bị sỏi bàng quang mà với tất cả những bệnh khác hay kể cả người khỏe mạnh cũng không nên uống rượu bia. Bởi vì uống nhiều rượu bia khiến cơ thể bị mất nước do đi tiểu nhiều lần. Từ đó gây tăng nguy cơ hình thành sỏi bàng quang. Không những thế, lạm dụng rượu bia còn có thể để lại những hệ quả nguy hiểm như các bệnh tim mạch, thận, viêm tụy. loãng xương, xuất huyết dạ dày…
3.2. Trà xanh
Mặc dù trong trà xanh có các chất oxy hóa tốt nhưng người bị sỏi bàng quang nên hạn chế uống trà xanh. Đó là trong trà xanh có chứa nhiều oxalat, khi vào cơ thể sẽ kết hợp cùng canxi tạo thành tinh thể lắng đọng lại trong bàng quang.
3.3. Đồ uống có caffein
Trà xanh, cafe là những thức uống có chứa caffeine mà người bị sỏi bàng quang nên tránh sử dụng quá nhiều. Bởi hàm lượng caffeine cao sẽ khiến cho nồng độ calci trong nước tiểu tăng lên. Không những thế, trong các loại đồ uống này thường có nhiều oxalat. Chính bởi vậy, uống nhiều trà xanh, cafe sẽ không tốt cho sức khỏe của người bị sỏi bàng quang.
3.4. Nước ngọt có ga
Các loại nước ngọt giải khát thường có nồng độ đường hóa học cao, không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đồng thời những đồ uống có gas sẽ chứa hàm lượng axit cao, sau khi vào cơ thể sẽ gây axit hóa nước tiểu. Và điều này sẽ dẫn đến tăng sự lắng đọng axit uric trong đường tiết niệu và có thể gây sỏi bàng quang.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về chủ đề người bị sỏi bàng quang uống gì. GHV KSol hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc trong quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư