[Giải đáp] Người bị sỏi thận có uống được vitamin e không?
Nội dung bài viết
Khi bị sỏi thận có uống được vitamin e không là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn đọc trong thời gian gần đây. Do đó, trong bài viết này của GHV KSol sẽ giải đáp thắc mắc bị sỏi thận có uống được vitamin e không?
XEM THÊM:
- Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
- [Giải đáp] Người bị sỏi thận có uống được sữa ensure không?
- [Hỏi đáp] Sỏi thận ăn quả gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- [Mách bạn] Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì và kiêng gì?
1. Tìm hiểu chung về sỏi thận
1.1. Sỏi thận là gì?
Sự hình thành các phân tử rắn do những phân tử vô cơ ở trong nước tiểu kết tinh thành được gọi là sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu gồm nhiều loại như là sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Kích thước của sỏi có thể tăng lên dần gây ra sự cọ sát vào thành đường ống hệ tiết niệu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu, các cơn đau quặn thận. Khi tình trạng này nặng hơn có thể gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu và làm phá hủy cấu trúc của các đài bể thận.
Sỏi thận hình thành xuất phát từ 5 yếu tố chính bao gồm đó là canxi oxalat, canxi photphat, struvite, axit uric và cysteine.
Trong đó, canxi oxalate là thành phần thường gặp nhất hình thành nên sỏi. Khi nước tiểu quá ít, nồng độ của các tinh thể càng cao và xuất hiện sự lắng đọng dần dần trong đài bể thận, theo thời gian lâu dần hình thành sỏi.
Theo thành phần cấu tạo của sỏi thì sỏi thận có thể phân chia thành các loại sau:
- Sỏi calcium: Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-90% tổng số ca mắc. Trong đó, chia thành 2 loại nhỏ đó là sỏi Canxi Oxalat và Canxi Phosphat. Và sỏi Canxi Oxalat là loại sỏi thận phổ biến nhất ở Việt Nam. Loại sỏi này có đặc tính đó là màu vàng hoặc màu nâu, có độ cứng cao, hình dạng gồ ghề và có thể cản quang.
- Sỏi Phosphat: Hay còn có tên gọi khác là sỏi nhiễm trùng. Đây là loại sỏi do nhiễm trùng hệ tiết niệu lâu ngày gây ra, thường nguyên nhân là do một loại vi khuẩn có tên là proteus. Sỏi phosphat thường có màu vàng nhạt, hơi bở và thường có kích thước lớn gây ra tình trạng che lấp kín đài bể thận. Từ đó dẫn tới sự hình thành của sỏi san hô.
- Sỏi axit uric: Loại sỏi này hình thành do cơ thể phải chuyển hóa quá nhiều hợp chất purin ở trong cơ thể. Nguyên nhân hình thành của loại sỏi này là do sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm có chứa purin trong thành phần như là lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm… Một số bệnh lý khác có thể dẫn tới sự hình thành của sỏi axit uric như là bệnh gout, bệnh nhân ung thư đang phải điều trị bằng phương pháp hóa trị.
- Sỏi cystin: Đây là loại sỏi hình thành do có sự sai sót trong quá trình tái hấp thu cystine ở ống thận. Loại sỏi này thường có hình dáng trơn láng và không hấp thụ cản quang. Tuy nhiên, đây là loại sỏi tương đối hiếm gặp ở Việt Nam.
1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận
Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc bị sỏi thận có uống được vitamin E không, trước hết cần hiểu rõ xem loại vitamin này có liên quan đến các nguyên nhân hình thành sỏi thận hay không. Một số nguyên nhân hình thành sỏi thận thường gặp như là:
- Do thói quen uống quá ít nước, khiến cho thận không đủ lượng nước tiểu để bài tiết các chất thải ra ngoài. Dẫn đến nước tiểu bị cô đặc, nồng độ tinh thể trong nước tiểu tăng cao dễ hình thành nên sỏi.
- Ăn mặn thường xuyên làm tăng nồng độ của các ion Na và Ca nạp vào cơ thể. Khiến cho ống thận phải tăng cường đào thải các ion Na+ và Ca++ nên tăng nguy cơ hình thành sỏi Calcium. Tương tự như vậy, những người có chế độ ăn quá nhiều đạm cũng làm tăng độ pH của nước tiểu và tăng sự bài tiết Ca++ có thể dẫn đến hình thành sỏi.
- Bổ sung các vi chất sai cách, ví dụ như là canxi và vitamin C nếu như bổ sung dư thừa hoặc uống nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi Canxi Oxalat.
- Các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa như là tiêu chảy làm mất nước, khiến cho lượng nước tiểu giảm đi sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
- Những người mắc các bệnh lý ở đường tiết niệu như là phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng ở đường tiểu, túi thừa bàng quang cũng sẽ có nguy cơ cao hình thành sỏi thận.
- Ngoài ra, béo phì, thừa cân và yếu tố di truyền trong gia đình cũng là những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý sỏi thận.
2. Người bị sỏi thận có uống được vitamin E không?
Qua nội dung đã trình ở phần bên trên, có thể thấy vitamin E không nằm trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Vì thế, đáp án cho câu hỏi người bị sỏi thận có uống được vitamin E không đó là hoàn toàn có thể. Nếu như biết sử dụng đúng cách, vitamin E sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi thận như là:
Làm đẹp
Làm đẹp da là một trong những tác dụng được nhiều người biết đến nhất của vitamin E. Vitamin E có khả năng làm cải thiện và ổn định hàm lượng Alpha-tocopherol trong có thể. Đây là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự hình thành các tổn thương ở da, giúp cho làn da khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, sử dụng vitamin E đúng cách sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động có hại của tia cực tím và giúp các tổn thương viêm sưng hồi phục một cách nhanh chóng hơn.
Bên cạnh công dụng làm đẹp da, vitamin E cũng giúp cho người sử dụng có được một mái tóc bóng khỏe hơn. Đó là vì loại vitamin này là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, làm giảm các tác động xấu của môi trường đến mái tóc và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng một mái tóc khỏe mạnh hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một tác dụng rất quan trọng nữa của vitamin E đó là giúp cho người dùng giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh lý như là suy thận đang phải chạy thận nhân tạo, bệnh nhân tiểu đường, bệnh huyết áp thì nên sử dụng thêm vitamin E để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Vitamin E có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng oxy hóa cholesterol, giảm các tác hại xấu của cholesterol đến thành mạch máu ở tim.
Tốt cho mắt
Sử dụng vitamin E kết hợp cùng với vitamin A phù hợp còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như là đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng khi cao tuổi. Đồng thời, những người mới phẫu thuật mắt bằng phương pháp laser nếu như sử dụng thêm vitamin A, E phối hợp sẽ giúp cho thị lực nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp để tránh gặp phải các tác dụng phụ.
Cải thiện sức mạnh cơ bắp
Sử dụng vitamin E có thể giúp thúc đẩy nguồn máu đến nuôi dưỡng các cơ bắp, giúp giảm cảm giác mệt mỏi và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
Vitamin E cũng là chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm lại quá trình suy giảm hệ miễn dịch ở tuổi già và giúp giảm bớt những tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh ung thư bằng các phương pháp hóa chất và xạ trị gây ra.
Như vậy, có thể thấy vitamin E có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, người bị sỏi thận hoàn toàn có thể bổ sung thêm loại vitamin này. Tuy nhiên, nếu như sử dụng vitamin E quá liều cũng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ có hại cho sức khỏe như là tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược, rối loạn quá trình đông máu,…
Do đó, nếu như muốn bổ sung thêm vitamin E theo đường uống hay bất kì đường nào khác thì người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ về hàm lượng dùng cũng như thời gian dùng sao cho phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung thêm vitamin E bằng các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ an toàn và ít gây ra tác dụng phụ hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin E có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày như là hạt hướng dương, hạnh nhân, bí đỏ, tôm, quả bơ, rau chân vịt, cá hồi, bông cải xanh,…
3. Người bệnh sỏi thận không nên ăn những loại thực phẩm nào?
Bị sỏi thận không phải kiêng dùng vitamin E, vậy những thực phẩm bệnh nhân sỏi thận phải kiêng để nhanh khỏi hơn và hạn chế nguy cơ tái phát là gì chúng ta cùng theo dõi dưới đây:
- Các loại thức ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sỏi thận cũng như là các bệnh lý thận khác như suy thận. Bên cạnh đó, bánh kẹo và những loại thức ăn nhiều đường cũng chính là thủ phạm có thể làm cho bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, người bị bệnh sỏi thận nên xây dựng một chế độ ăn giảm đường và giảm muối. Mỗi ngày, người bệnh sỏi thận chỉ nên ăn tối đa khoảng 3g muối. Những loại thức ăn có chứa hàm lượng muối cao nên hạn chế sử dụng đó là xúc xích, thịt xông khói, đồ đóng hộp,…
- Các loại thức ăn giàu đạm sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến cho cơ thể chuyển hóa nhiều purin hơn. Chính vì vậy, nếu muốn bệnh sỏi thận không tiến triển xấu hơn thì người bệnh không nên ăn quá nhiều đồ giàu đạm như là thịt bò, thịt chó, hải sản. Thay vào đó, người bệnh có thể chuyển qua ăn các loại thực phẩm có chứa đạm dễ tiêu hơn như là thịt thăn lợn, ức gà…
- Nếu như ăn quá nhiều các loại thực phẩm trong thành phần giàu kali có thể làm tăng gánh nặng cho thận, giảm khả năng đào thải và bài tiết của thận, từ đó tăng nguy cơ hình thành sỏi. Vậy nên, người bị bệnh sỏi thận tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu kali như là chuối, khoai tây, bơ.
- Hàm lượng tinh thể Oxalat cao cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Vì thế những người bị sỏi thận không nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa gốc Oxalat như là đậu, củ cải đường, rau cải bó xôi, rau muống…
- Các loại thực phẩm có thể làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị sỏi thận mà người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng đó là đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, cà phê, đồ uống có cồn.
4. Bị sỏi thận nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Bên cạnh việc chú ý tới những thực phẩm không nên sử dụng, bệnh nhân sỏi thận cũng cần năm được thêm những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để hỗ trợ để đạt được hiệu quả điều trị sỏi thận tốt hơn như là:
- Vitamin A: Đây là loại vitamin có tác dụng điều hòa bài tiết nước tiểu, giảm sự lắng đọng của các tinh thể khoáng chất ở trong nước tiểu. Nhờ đó, giúp hạn chế nguy cơ tăng kích thước của sỏi cũng như sự hình thành thêm sỏi mới. Các thực phẩm giàu vitamin A mà người bệnh nên tăng cường sử dụng như là cà rốt, bí đỏ, cà chua, ớt chuông và bông cải xanh,…
- Canxi: Có rất nhiều người có suy nghĩ bị sỏi thận là không được ăn các loại thực phẩm chứa canxi. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nồng độ canxi trong cơ thể thấp sẽ khiến cho nồng độ oxalat tăng cao, càng làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Do đó, người bệnh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa canxi cùng với những loại thực phẩm chứa vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi vào trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá màu xanh đậm. Thực phẩm giàu vitamin D đó là các loại bao gồm cá hồi, sữa và lòng đỏ trứng…
- Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ nhiều hoạt động chức năng của cơ thể và giảm nguy cơ hình thành nên oxalat. Nhờ đó sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, đây là loại vitamin mà cơ thể không tự tổng hợp được, do đó người bệnh nên bổ sung bằng cách dùng thêm các loại thực phẩm như là đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, cà rốt, các loại cá…
- Thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ hệ bài tiết diễn ra một cách thuận lợi hơn. Các loại trái cây cũng giúp bổ sung nhiều loại vitamin, đặc biệt vitamin C giúp giảm nguy cơ hình thành nên sỏi oxalat. Vì thế, người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm các loại rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và những loại trái cây như là cam, quýt, dâu tây, ổi để hỗ trợ cho quá trình điều trị sỏi thận diễn ra được tốt hơn.
- Đồng thời, người bệnh cần chú ý tới việc uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận và hỗ trợ cho những viên sỏi có kích thước nhỏ được bài tiết ra ngoài.Bên cạnh nước lọc, người bệnh nên uống thêm các loại nước hoa quả như là nước cam, nước ép nho, trà gừng, trà lựu để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Như vậy, thắc mắc người bị sỏi thận có uống được vitamin e không đã được giải đáp trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin sức khỏe bổ ích và giải đáp được phần nào thắc mắc.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng