[Tư vấn] Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không uống gì?

Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không uống nước gì là thắc mắc của không ít người đang mắc phải tình trạng này. Hãy cùng GHV KSol giải đáp vấn đề bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì qua bài viết dưới đây nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng khi lượng axit dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường. Từ đó axit sẽ bị lẫn chung với thức ăn cũ và trào ngược lên thực quản. Các chất trào ngược này có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, vào thanh quản hoặc vào phổi.

Trào ngược dạ dày đi kèm với các biểu hiện bệnh như: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; buồn nôn, nôn; đau, tức ngực; khó nuốt; khàn giọng và ho; miệng tiết ra nhiều nước bọt, đắng miệng, chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.

bi-trao-nguoc-da-day-nen-uong-nuoc-gi-1
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì là băn khoăn của không ít người

Các bác sĩ đã xác định được một số nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày, bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Bao gồm các loại thuốc Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp…
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên các chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá…
  • Do ác bệnh gây tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản, các bệnh lý di truyền hoặc thoát vị hoành, viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày
  • Thói quen ăn uống: Do ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa…
  • Một số nguyên nhân khác dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản như: thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, mang thai, stress…

Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, thực phẩm và đồ uống được dung nạp vào dạ dày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu sử dụng các thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Ngược lại, có những loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp chứng bệnh trào ngược dạ dày được cải thiện hiệu quả.

Xem thêm >>> Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?

2. Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?

Như đã nói ở trên, bị trào ngược dạ dày nên uống gì là băn khoăn của không ít người. Người bệnh có thể điểm danh các loại nước uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày sau đây:

2.1. Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? – Nước lọc

Nước lọc là lựa chọn tối ưu, đơn giản và tiết kiệm nhất. Nước lọc là một loại nước uống có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày vì trong loại nước này có độ pH trung tính. Khi người bệnh nạp đủ nước mỗi ngày sẽ giúp độ pH trong dạ dày tăng lên làm trung hòa với nồng độ axit. Nhờ đó mà giảm bớt được chứng trào ngược đáng kể.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên lưu ý chỉ nên uống đúng, đủ và không nên uống quá nhiều nước. Khi bị quá tải nước thì sẽ làm phá vỡ đi sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và sẽ là nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày tái phát. 

bi-trao-nguoc-da-day-nen-uong-nuoc-gi-3
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước lọc giúp bù nước mỗi ngày

2.2. Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người có bệnh lý về dạ dày. Với thành phần chủ yếu từ những thảo dược tự nhiên nên tiết kiệm chi phí đồng thời còn giúp người bệnh an tâm hơn khi sử dụng với tính an toàn cao. Khi bị trào ngược dạ dày thì nên chọn các loại nguyên liệu có tác dụng giảm chướng khí, tạm thời ổn định cảm giác ợ hơi, nóng ở ngực, buồn nôn, nôn… Một số thảo dược được tin dùng có thể kể đến như:

  • Trà gừng: Trong y học cổ truyền, gừng là vị thuốc hữu ích trong điều trị nhiều bệnh về tiêu hóa. Đặc tính điển hình của gừng là ấm nóng, khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Chính vì vậy việc sử dụng trà gừng thường xuyên sẽ giúp giảm cảm giác đau bụng, buồn nôn… ở người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cam thảo: Người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng cam thảo bắc hoặc cam thảo thông thường để điều trị và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên cân lưu ý với những người mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại thảo dược này.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng bảo vệ dạ dày, đào thảo độc tố và thanh lọc cho cơ thể. Do đó trà hoa cúc là một loại trà thảo dược được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trà hoa cúc có giá thành trên thị trường khá cao.

2.3. Nước muối ấm

Nước muối ấm với nhờ khả năng khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung chất khoáng, chất điện giải và bù nước nên nước muối ấm rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh nên để ý nồng độ và pha loãng ở mức độ vừa phải. Nồng độ nên sử dụng là từ 1 – 2 thìa cà phê muối pha cùng với 350ml nước nóng khuấy đều lên cho đến muối tan hết. Bạn cần kiên trì sử dụng một thời gian sẽ cảm thấy bệnh được tình trạng trào ngược thuyên giảm, cơ thể sẽ đỡ mệt mỏi hơn.

2.4. Bị trào ngược dạ dày uống nước gì? – Giấm táo

Nước giấm táo cung cấp một lượng vitamin, lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột, cũng như giúp tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và kháng khuẩn của dạ dày.

Bạn chỉ cần hòa 1 thìa cà phê giấm táo với khoảng 300ml nước ấm và khuấy đều. Sau đó chia nhỏ lượng uống thành 3 lần uống đều trong ngày. Thời điểm sử dụng nước giấm táo tốt nhất là trước mỗi bữa ăn để phát huy tốt nhất hiệu quả của các chất trong loại nước này.

2.5. Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? – Nước dừa

Nước dừa mang tính kiềm, có công dụng giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Hơn nữa, nước dừa còn có khả năng tạo thành một lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn trong axit dư thừa. Mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày nên uống 2 ly nước dừa vào buổi sáng và tối. Kiên trì thực hiện đều đặn để ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày được tốt nhất. 

2.6. Uống nước siro tỏi ngâm mật ong

Tỏi là một nguyên liệu khả năng kháng khuẩn cao và được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng giảm căng thẳng và ngăn ngừa hiệu quả quá trình tiết dịch axit dư thừa trong dạ dày, từ đó giúp hạn chế trào ngược dạ dày hiệu quả.

2.7. Uống nước ép trái cây, rau củ

Khi không biết bị trào ngược dạ dày uống nước gì thì bạn không nên bỏ qua danh sách các loại nước ép vừa đẹp da, kết hợp đào thải độc tố và đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị bệnh trào ngược như:

  • Nước ép nha đam: Nha đam một trong những nguyên liệu được biết với nhiều tính năng vượt trội, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng.
  • Nước ép lá bạc hà: Người mắc trào ngược dạ dày thường có các dấu hiệu nôn ói nên sử dụng nước ép bạc hà sẽ giúp cải thiện triệu chứng đó hiệu quả. Người bệnh có thể uống sinh tố phần lá nguyên chất hoặc dùng trực tiếp.
  • Nước ép cà rốt: Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A, C, K và nhiều hoạt chất khác có vai trò kháng viêm rất tốt. Khi sử dụng có thể kết hợp cùng nhiều loại quả khác như táo, ổi, dứa….
  • Nước ép táo: Táo là loại trái cây giàu pectin, chất xơ hòa tan nên có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên cần lưu ý người bị trào ngược dạ dày là nên sử táo ngọt, tránh các loại táo chua, táo xanh. 
  • Nước ép dưa chuột: Trong quả dưa chuột giàu chất xơ, chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như canxi, vitamin C, folate, chất béo , đặc biệt là Erepsin – là một loại protein dễ tiêu hóa. Do đó, nước ép dưa chuột được lựa chọn để giúp giảm các triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.
  • Việt quất: Đây là loại quả chứa nhiều vitamin C và chất xơ có tác dụng chống oxy hóa và chúng giúp các vết loét dạ dày mau lành hơn. Nên sử dụng việt quất dưới dạng nước ép đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thanh long: Đây là loại quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa vì trong quả thanh long có hàm lượng nước, chất xơ hòa tan. Hơn thế, chất nhầy trong loại quả này còn hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại cho cơ thể.
  • Nước ép dưa hấu hoặc dưa gang có khả năng hiệu quả trong việc trung hòa acid dư thừa trong dạ dày. Đồng thời giúp cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể, có thể cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng ở người bị trào ngược dạ dày.
bi-trao-nguoc-da-day-nen-uong-nuoc-gi
Các loại nước ép trái cây có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có nên mổ không?

2.8. Uống sinh tố bơ

Như mọi người đều biết quả bơ đem lại rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Loại quả này với đặc tính mềm, dễ tiêu hóa và thân thiện với dạ dày. Do đó, việc thường xuyên ăn bơ cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của nhu động ruột một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bơ còn chứa nhiều kali có tác dụng cải thiện tình trạng căng thẳng, stress.

2.9. Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? – Nước chanh

Mặc dù người bị trào ngược dạ dày cần tránh nước hoa quả họ nhà cam quýt vì chứa nhiều axit nhưng đối với chanh thì khác. Bạn có thể kết hợp chanh với mật ong để giảm bớt tính axit và mang đến hiệu quả rất tốt trong việc trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn… Đặc biệt nước chanh còn có thể sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt. Khi uống người bệnh nên lưu ý không được uống khi bụng còn đói, nên pha với nước ấm và không được uống nước cốt. 

2.10. Thức uống bổ sung probiotics

Probiotics là lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cũng như đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn nhằm cải thiện các triệu chứng của trào ngược. Ngoài men vi sinh, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua uống lên men tự nhiên để nâng cao hệ miễn dịch cho đường ruột.

Mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày nên dùng 1 – 2 ly sữa chua uống hoặc sinh tố sữa chua kèm theo trái cây để giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.

2.11. Uống sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn

Các thành phần có trong sữa bò chứa khá nhiều chất béo nếu dung nạp vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa bị áp lực, khó tiêu hoặc tiêu hóa chậm. Chính vì vậy, sữa bò thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, trướng bụng… rất khó chịu cho người bị trào ngược.

Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh trào ngược dạ dày nên thay thế sữa bò thành sữa dê vì trong sữa dê ít chất béo hơn, dễ tiêu hóa mà vẫn rất bổ dưỡng. Và nên uống trước khi ăn khoảng 30 phút.

2.12. Nước nghệ và mật ong

Trong nghệ có chứa thành phần curcumin giúp vết loét, tổn thương ở dạ dày mau lành hơn. Các đặc tính của nghệ bao gồm: chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chống ung thư, chống viêm… 

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp hạn chế viêm và tăng khả năng miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng nghệ tươi đập dập cho vào 1 cốc nước sôi và chút mật ong, khuấy đều lên để uống bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất là trước bữa ăn khoảng 30 phút.

2.13. Nước ép khoai tây

Khoai tây là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tốt. Hàm lượng tinh bột trong khoai tây là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột có lợi. Nó được chuyển thành Butyrat axit béo chuỗi ngắn giúp giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Người bệnh có thể sử dụng 1 – 2 cốc nước ép khoai tây mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường tiêu hóa, cải thiện tình trạng trào ngược của mình.

2.14. Nước ép bắp cải

Trong bắp cải có chứa Sulforaphane, Kaempferol và các chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống viêm đáng kinh ngạc. Bắp cải giàu chất xơ hòa tan, được chứng minh là làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Hợp chất gefarnate được tìm thấy trong bắp cải còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit. Người bị trào ngược dạ dày hãy dùng 1-2 cốc nước ép bắp cải mỗi ngày.

2.15. Nước ép củ dền đỏ

Củ dền đỏ có chứa các sắc tố gọi là Betalain có khả năng chống viêm và có tác dụng tránh được tình trạng đau dạ dày do tâm lý căng thẳng gây ra. Bạn nên uống 1 – 2 cốc nước ép dền đỏ mỗi ngày sau khi ăn là giải pháp nâng cao sức khỏe dạ dày hiệu quả.

2.16. Nước khoáng tự nhiên chứa kiềm

Nước khoáng tự nhiên cũng là một đồ uống tốt mà người bị trào ngược dạ dày không thể bỏ qua. Nước khoáng tự nhiên có chứa kiềm giúp trung hòa axit, bảo vệ thực quản. Nước khoáng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn trào ngược dạ dày thực quản.

2.17. Một số loại hạt người bị trào ngược dạ dày nên uống

Ngoài những loại nước uống kể trên, người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại hạt có tác dụng thuyên giảm bệnh đó là

Hạt thìa là: Có thể cải thiện các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau bụng… Người bệnh có thể đun lên để hạt thìa là ra được nhiều chất nhất, khi uống cũng có thể thêm một chút nước chanh rồi khuấy đều lên, vị uống sẽ ngon hơn. Người bệnh nên uống trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa tốt nhất.

Hạt bạch đậu khấu: Đây lại là loại hạt được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y dùng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Nếu muốn hạt bạch đậu khấu phát huy được hết tác dụng của nó thì nên nấu cùng vài hạt thìa là vào cho đến khi sôi kỹ thì tắt bếp. Sau đó bạn chắt lấy được nước cốt thì chia đều ra làm 3 lần trong ngày.

Hạt carom (ajwain) có khả năng cải thiện các chứng rối loạn của dạ dày. Bạn chỉ cần rửa sạch rồi đun lên lấy nước uống. Tuy nhiên, khi uống nên cho thêm một chút muối để dễ uống và kháng khuẩn tốt hơn. Thời điểm uống hạt carom tốt nhất là trước ăn 30 phút, để dưỡng chất ngấm vào dạ dày và kích thích tiêu hóa được tốt nhất. 

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày phải kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

3. Bị trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?

Bên cạnh việc biết bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì thì người bệnh cũng cần biết về những loại nước uống không nên uống. Dưới đây là các loại nước uống người bị trào ngược dạ dày nên loại ra khỏi chế độ dinh dưỡng của mình:

3.1. Nước ngọt có ga

Sử dụng nước ngọt có ga sẽ trực tiếp gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng. Nếu người bệnh uống quá nhiều nước ngọt có ga thì sẽ tác động không tốt đến thực quản và dạ dày. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng tích tụ các chất độc tố trong cơ thể.

3.2. Các loại nước có tính axit cao

Trong quá trình sử dụng nước ép hoa quả, người bệnh nên tránh những loại nước ép hoa quả có tính axit cao như: cam, quýt, bưởi hoặc cà chua. Bởi trong các loại quả này có chứa Acid citric – có thể dẫn đến thực quản bị tổn thương nghiệm trọng hơn, cũng như khó khăn hơn trong quá trình điều trị và kéo dài thời gian phục hồi.

bi-trao-nguoc-da-day-nen-uong-nuoc-gi-2
Người bị trào ngược dạ dày nên tránh xa các loại nước có tính axit cao từ cam, bưởi…

3.3. Hạn chế uống cà phê

Cà phê có thể kích thích sản sinh ra nhiều acid dạ dày hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những loại đồ chứa nhiều chất cafein khác như soda, socola…

3.4. Các loại nước uống có chứa cồn 

Nước uống có chứa cồn như rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố gây bệnh. Nếu sử dụng các loại đồ uống này kéo dài thì rất có thể niêm mạc sẽ bị vi khuẩn tấn công, rồi một thời gian sau sẽ đến các bệnh lý nguy hiểm về dạ dày. Không những vậy, tình trạng bệnh sẽ trở nặng dần, khó chữa hơn và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hơn. 

4. Lời khuyên để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày

Ngay khi thấy các triệu chứng của bệnh diễn ra với tần suất liên tục thì bạn nên đi thăm khám ngay. Các bác sĩ sẽ xác định và đưa ra được những phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng người. Người bệnh nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh với một số lưu ý như:

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định, không tự ý tăng giảm liều lượng và thời gian dùng thuốc.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thêm loại thuốc khác.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý.
  • Theo dõi cơ thể và kiểm tra định kỳ để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
  • Người bệnh nên giữ cân nặng hợp lý.
  • Thư giãn giúp làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Hy vọng những chia sẻ trên của GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu hơn về bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không uống nước gì, cũng như lời khuyên giúp bạn điều trị dứt điểm được bệnh. Chúng tôi khuyên bạn ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7