[Giải đáp] Người bị vi khuẩn HP nên ăn gì là tốt nhất?
Nội dung bài viết
Người bị vi khuẩn HP nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol tìm hiểu bị vi khuẩn HP nên ăn gì và không nên ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Đi tìm sự thật: Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?
- [Giải đáp] Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không? Có tự hết không?
1. Tổng quan về vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori hay H. pylori) là loại vi khuẩn thường xuất hiện và phát triển trong lớp niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân của hơn 90% các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng và trong số đó có một số trường hợp có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP xảy ra khi loại vi khuẩn này lây nhiễm vào dạ dày. Phần lớn mọi người đều không nhận ra bị nhiễm vi khuẩn HP cho đến khi bắt đầu có triệu chứng của loét dạ dày và được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa. Nhiễm vi khuẩn HP có thể điều trị bằng kháng sinh.
Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm vi khuẩn HP
Phần lớn những người bị nhiễm vi khuẩn HP ở thời gian đầu sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Ngoài ra, vẫn có một số người có khả năng chống lại các tác hại do vi khuẩn HP gây ra. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị nhiễm HP, có thể bao gồm:
- Bị đau nhức và nóng rát ở bụng.
- Đau bụng dữ dội hơn khi đói.
- Cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Khi ăn không có cảm giác ngon miệng.
- Thường xuyên bị đầy bụng và ợ hơi.
- Sút cân không rõ lý do.
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn HP
Các nhà khoa học hiện nay chưa tìm thấy bằng chứng nào chứng minh được chính xác nguyên nhân lây nhiễm HP. Tuy nhiên, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hay phân có nhiễm HP. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày di căn có chữa được không?
2. Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày. Chúng được tìm thấy trong dạ dày của những người có cơ thể khỏe mạnh.
Bình thường chúng không gây hại nhưng khi sức đề kháng bị suy giảm, vi khuẩn HP sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh gây ra các vấn đề như viêm loét dạ dày, trào ngược axit hay thậm chí nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư dạ dày.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra, người bị nhiễm vi khuẩn HP cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày cho khoa học từ đó giúp nâng cao sức khỏe, góp phần cải thiện triệu chứng bệnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Khi xây dựng chế độ ăn mỗi ngày cho người bị nhiễm vi khuẩn HP cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:
- Ưu tiên những loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và trung hòa axit tự nhiên.
- Không nên ăn các thực phẩm gây kích thích hoặc làm tăng nguy cơ tiết axit dịch vị dạ dày.
- Cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất trong bữa ăn, không nên kiêng khem quá mức.
- Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ.
- Không ăn quá nhiều trong một bữa hoặc cũng không nên để bị quá đói
- Nên ăn đúng giờ
- Nên được duy trì các bữa ăn vào đúng một khung giờ ở tất cả các ngày
- Uống nhiều nước.
3. Người bị vi khuẩn HP nên ăn gì?
Mặc dù không thể điều trị vi khuẩn HP bằng thực phẩm tuy nhiên vẫn có một số loại rau củ quả và thức ăn có thể giúp ức chế hoạt động của loại vi khuẩn này và giúp giảm thiểu tác hại của nó đến dạ dày. Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để diệt vi khuẩn HP thì không nên bỏ qua danh sách những thực phẩm tốt dưới đây.
Thức ăn bổ sung probiotics
Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP có thể gây ra những xáo trộn lớn trong môi trường dạ dày. Khi nồng độ pH trong dạ dày bị thay đổi sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh.
Probiotics có trong sữa chua, các thức uống lên men tự nhiên có thể giúp thiết lập lại trạng thái cân bằng cho môi trường dạ dày. Probiotics là những vi khuẩn tốt sinh sống trong dạ dày và đường ruột có chức năng giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời kích thích đường ruột sản sinh ra các chất có khả năng chống lại vi khuẩn HP.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm probiotics từ các loại thực phẩm còn là giải pháp tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc dạ dày và cải thiện những bất thường ở trong hệ tiêu hóa khi bị nhiễm vi khuẩn HP như: Táo bón, ăn không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, ợ hơi…
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Việc bổ sung các chất béo lành mạnh nư omega 3, omega 6 tuy không tiêu diệt vi khuẩn HP nhưng nếu một lượng lớn chất béo lành mạnh được hấp thụ sẽ có thể giúp giảm viêm, làm lành các tổn thương trong dạ dày một cách nhanh chóng, đồng thời bảo vệ tế bào khác khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ức chế quá trình biến đổi gene gây ung thư dạ dày.
Hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây vào thực đơn để bổ sung nguồn chất béo tốt cho cơ thể: Cá hồi, Cá trích, Cá thu, Hàu, Đậu nành, Hạt chia…
Quả nam việt quất
Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, uống nước ép nam việt quất mỗi ngày có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và lành các tổn thương viêm trong dạ dày do tác hại của vi khuẩn một cách nhanh chóng. Tác dụng tuyệt vời mà nam việt quất có được là nhờ nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong loại trái cây này.
Ngoài ra, bạn có thể thay thế nam việt quất bằng các loại quả mọng khác cũng giàu chất chống oxy hóa như nho đỏ, mâm xôi hay dâu tằm…
Cách tốt nhất để tận dụng được tối đa những lợi ích mà các loại quả này mang lại là sử dụng chúng trực tiếp dưới dạng tươi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép lấy nước uống, xay sinh tố hoặc ăn cùng với sữa chua để thay đổi khẩu vị.
Xem thêm >>> Chi phí hóa trị ung thư dạ dày là bao nhiêu, có tốn kém không?
Súp lơ xanh, bắp cải
Cả súp lơ xanh và bắp cải đều có chứa nhiều chất sulforaphane – một chất đã được khoa học chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP. Ngoài ra, nguồn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa phong phú có trong loại thực phẩm này còn góp phần thúc đẩy tiêu hóa phát triển khỏe mạnh, giảm axit dư thừa trong dịch vị và làm lành những tổn thương viêm loét ở niêm mạc dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP nhanh chóng.
Thực phẩm giàu chất xơ
Táo, lê, bột yến mạch… là những loại thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào. Theo các chuyên gia, người bị nhiễm vi khuẩn HP nên duy trì chế độ ăn giàu chất xơ vì có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các vết loét bên trong dạ dày và làm giảm các tác hại do các tác nhân khác gây ra.
Khi được tiêu hóa và hấp thu, chất xơ sẽ hoạt động và thấm hút bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ăn không tiêu và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Ăn củ nghệ tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP
Nghệ là vị thuốc dân gian được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm cả bệnh nhiễm vi khuẩn HP. Đối với những người bị nhiễm vi khuẩn HP, sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn sẽ mang đến những tác dụng như:
- Giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm ợ chua, ợ nóng và ngăn ngừa trào ngược thực quản.
- Curcumin có trong nghệ giúp ức chế các phản ứng viêm, từ đó làm nhanh lành vết loét trong dạ dày
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cho các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP trong nhiều năm.
Mẹo dân gian dùng nghệ để chữa nhiễm vi khuẩn HP như sau: Trộn đều 2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong rồi bỏ vào miệng nuốt từ từ. Người bệnh nên ăn vào buổi sáng và buổi tối khi bụng đang trống đói và tốt nhất là nên dùng trước khi ăn khoảng nửa tiếng.
Mật ong
Mật ong là loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều axit amin giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giảm mệt mỏi. Ngoài ra, mật ong còn được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như một phương pháp chữa trị vi khuẩn HP tại nhà.
Nhờ có chứa các thành phần dưỡng chất như vitamin A,C, E và hydrogen peroxide, mật ong còn có thể làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn HP, khiến chúng dần suy yếu. Đồng thời, những chất này cũng hoạt động như một phương thuốc sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên giúp giảm hiện tượng kích ứng, sưng viêm và chữa lành những tổn thương trong dạ dày.
Khoai lang
Khoai lang giúp cung cấp nhiều vitamin A. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung dưỡng chất này ở một mức độ hợp lý có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và thu nhỏ vết loét trong dạ dày.
Cùng với đó, khoai lang còn giúp bổ sung nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hóa. Qua đó giúp cải thiện được đáng kể tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa do vi khuẩn HP gây ra.
Các loại dầu thực vật
- Dầu ô liu: Trong dầu ô liu không chỉ chứa nhiều Omega 3 mà còn cung cấp một lượng chất kháng khuẩn có lợi khác là polyphenol. Chất này có tác dụng chống lại sự phát triển của các chủng HP kháng kháng sinh.
- Dầu Oregano: Với thành phần carvacrol dồi dào, dầu Oregano có tác dụng chống lại vi khuẩn HP và các chủng vi khuẩn khác gây hại cho dạ dày. Cùng với đó thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh có lợi cho đường ruột và tạo điều kiện cho những tổn thương ở niêm mạc dạ dày phục hồi một cách nhanh chóng.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là loại thực phẩm giàu vitamin C, giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP. Sử dụng ớt chuông giúp bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể là rất cần thiết.
Một số người có thể cảm thấy ớt chuông khá khó ăn do có mùi hăng đặc trưng. Để dễ dàng ăn ớt chuông mà không bị ngán, bạn có thể dùng ớt chuông xào với thịt hoặc ép chung với các loại trái cây làm nước uống.
Xem thêm >>> Bí quyết vượt qua nỗi lo hóa trị trong ung thư dạ dày
Hành lá, hành tây, lá hẹ
Hành, hành tây và lá hẹ là các loại thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên. Chúng hoạt động mạnh mẽ giúp chống lại vi khuẩn HP nhưng không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho sức khỏe. Cũng theo các chuyên gia, những người thường xuyên ăn hành lá, hành tây hay lá hẹ sẽ có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP thấp hơn.
Tỏi
Tỏi giúp cung cấp nguồn Allicin dồi dào – một chất kháng sinh có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn HP bên trong dạ dày. Hay nói một cách khác, tỏi không chỉ đơn thuần là thực phẩm mà còn là vị thuốc chữa bệnh tự nhiên.
Sử dụng tỏi đều đặn trong các bữa ăn hàng ngày vừa giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể vừa ngăn ngừa ung thư dạ dày. Người bị nhiễm vi khuẩn HP được khuyên nên ăn 2 đến 3 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng tỏi ướp thực phẩm, làm nước chấm.
Thịt và cá nạc
Thịt và cá nạc là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo không bão hòa thấp. Chúng cũng giúp dễ tiêu hóa hơn nên khi được sử dụng sẽ không lưu lại quá lâu trong dạ dày và gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị.
Hình thức chế biến các loại thực phẩm này một cách tốt nhất là hấp, luộc hoặc băm nhỏ để nấu canh. Hạn chế sử dụng thịt hay cá rán vì chúng cần thêm nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, làm tăng nặng các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.
Bị vi khuẩn HP nên ăn gì – Củ gừng
Gừng có tính ấm và giúp tăng cường tưới máu đến những khu vực bị tổn thương trong dạ dày, từ đó làm nhanh lành vết loét. Ngoài ra củ gừng còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạn chế tình trạng tiết axit dịch vị trong dạ dày và chống lại các cơ co thắt trong dạ dày. Các cơn co thắt này chính là nguyên nhân chính gây buồn nôn và đau thượng vị – những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm vi khuẩn HP.
Người bệnh nên sử dụng gừng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng mỗi ngày để làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện các vấn đề ở dạ dày.
Trà xanh
Trà xanh nổi tiếng là thực phẩm chứa nhiều EGCG – một chất chống oxy hóa có tác dụng mạnh mẽ trong việc ức chế vi khuẩn HP gây hại trong dạ dày, đồng thời giảm viêm và tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.
Để đạt được lợi ích tốt nhất từ trà xanh, bạn có thể uống nước được làm từ lá trà tươi mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng bột trà xanh nguyên chất để pha chế đồ uống hoặc làm bánh trong các bữa ăn nhẹ.
4. Bị vi khuẩn HP nên kiêng ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của người bị nhiễm vi khuẩn HP:
Thực phẩm có chứa nhiều axit
Những loại trái cây chứa nhiều axit như cà chua, cam hay quýt nên hạn chế sử dụng. Khi sử dụng những loại trái cây chứa nhiều axit chúng sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và khiến cho tình trạng vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, điều này càng khiến cho vi khuẩn HP có cơ hội phát triển mạnh.
Bên cạnh đó, dưa muối, cà muối hay các món muối chua lâu ngày không chỉ chứa nhiều axit mà còn chứa rất nhiều muối. Do đó, khi ăn quá nhiều sẽ gây kích ứng mạnh ở dạ dày và làm cho vết loét ăn sâu và lan rộng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn HP.
Socola
Trong Socola có chứa nhiều caffein nên có thể gây ra những kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng cảm giác nóng rát và khó chịu khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Không những thế các loại kẹo hay thức uống có socola đều sử dụng rất nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể làm gia tăng phản ứng viêm ở các tổn thương do vi khuẩn HP gây ra.
Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh
Những thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh như thịt mỡ động vật, các món chiên xào và thức ăn nhanh. Cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa những thực phẩm này. Điều này có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của vết loét trong dạ dày.
Ngoài ra, thói quen ăn các loại chất béo không lành mạnh còn có thể khiến bạn bị tăng cân, suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số những căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, ngay cả khi nhiễm vi khuẩn HP đã được điều trị khỏi thì bạn cũng nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.
Gia vị cay
Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt là những thứ mà người bị vi khuẩn HP không nên ăn. Sở thích ăn cay thường xuyên trong một khoảng thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và khiến cho vi khuẩn HP có cơ hội xâm nhập và phát triển mạnh. Việc sử dụng những món ăn cay trong lúc dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP cũng khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị.
Xem thêm >>> Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào
Thực phẩm giàu Carbohydrate
Vi khuẩn HP là một sinh vật sống và chúng đặc biệt rất ưa thích Carbohydrate. Trên thực tế có rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa Carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn hẳn.
Carbohydrate được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc, mỳ ống và nước ngọt. Vì vậy rất khó để có thể loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi thực đơn bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng hạn chế những nhóm thực phẩm này nếu không muốn bị vi khuẩn HP có cơ hội sinh sôi nảy nở mạnh hơn.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP mà tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa muối và các thức ăn mặn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Nguyên nhân được đưa ra là do muối làm rối loạn độ nhớt và tính toàn vẹn của chất nhầy bảo vệ dạ dày, do đó khiến cho vi khuẩn HP dễ dạng tấn công vào trong niêm mạc dạ dày gây biến đổi gen, tạo mầm mống cho bệnh ung thư dạ dày phát triển.
Các món ăn từ nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có thể chứa rất nhiều loại virus và vi khuẩn gây hại cho cơ thể, bao gồm cả vi khuẩn HP. Những món ăn từ nội tạng động vật nếu không được sơ chế sạch sẽ và nấu chín sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt, nếu những món ăn này chứa vi khuẩn HP chúng sẽ kết hợp với loại vi khuẩn HP có sẵn trong dạ dày của người bệnh, từ đó làm gia tăng thêm số lượng vi khuẩn gây hại cho cơ thể, từ đó khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn chiên, giàu chất béo
Người bị nhiễm vi khuẩn HP cũng cần phải hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo gây hại. Những loại thực phẩm chiên xào gây hiện tượng đầy hơi, khó chịu trong đường ruột của người bệnh.
Thức uống có cồn, cafein
Cà phê hay nước chè đặc đều có chứa một lượng lớn cafein gây kích thích và làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thì tốt nhất nên hạn chế sử dụng các thức uống có cồn hoặc nên ngừng sử dụng hoàn toàn. Nếu lạm dụng quá nhiều rượu bia không chỉ gây hại cho đường tiêu hóa mà còn khiến vết loét trong dạ dày lan rộng, thậm chí khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày.
Sữa
Một số người có thể bị đầy bụng, tiêu chảy khi uống sữa do không dung nạp được với thành phần lactose có trong sữa. Cùng với đó, các chế phẩm khác từ sữa như phô mai sẽ rất khó tiêu hóa và có thể làm tăng tiết axit trong dạ dày. Vì vậy, nên giảm bớt sữa và những chế phẩm từ sữa trong thực đơn.
5. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP
Bên cạnh việc nắm được các phương pháp điều trị, người bệnh nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho bản thân cũng như những người xung quanh.
- Ăn chín uống sôi, không ăn các loại thức ăn sống, tái như: tiết canh, rau sống, gỏi… Đồng thời nên uống nước đã đun sôi, không uống nước lã.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh ăn uống tại các hàng quán vỉa hè mất vệ sinh, không nên sử dụng các thực phẩm có dấu hiệu ẩm mốc, ôi thiu, nhiễm khuẩn,…
- Tránh sinh sống ở những nơi ô nhiễm, kém vệ sinh, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và chú ý vệ sinh bát đũa, dụng cụ nhà bếp sạch sẽ…
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng để làm sạch khuẩn nhất là khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn HP, không gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cho trẻ.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo khoa học và lạnh mạnh giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Chủ động thăm khám tiêu hóa định kỳ 6 tháng 1 lần. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm vi khuẩn HP cũng như các mầm mống gây bệnh khác, từ đó phát hiện kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả.
Nắm được kiến thức bị vi khuẩn HP nên ăn gì sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong thời gian điều trị bệnh. Nếu cần tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ tới tổng đài 18006808 (miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng