[Giải đáp] Bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?

Nhiều người thắc mắc rằng bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không? Bởi vì đây bệnh có nguy cơ lây nhiễm và có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy mà vấn đề tiêm phòng viêm gan B đang rất được quan tâm. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu để giải đáp câu hỏi bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không?

XEM THÊM:

1. Tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguyên nhân do virus viêm gan B (HBV – Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh này thường lây truyền qua đường máu hay tuyến dịch tiết, quan hệ tình dục không lành mạnh, lây truyền từ mẹ sang con hay có những tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, máu của người bị nhiễm bệnh.

Hầu hết những người bệnh trưởng thành có thể phục hồi một cách hoàn toàn sau khi bị nhiễm virus viêm gan B, đồng thời không cần phải điều trị các bước tiếp theo. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, virus viêm gan B có thể gây hoại tử tế bào gan, đặc biệt khi người bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có nghĩa là bệnh kéo dài hơn 6 tháng, có thể tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Nhiễm viêm gan B có nguy cơ cao diễn tiến đến viêm gan B mạn tính bởi vì trẻ phơi nhiễm với bệnh lúc còn quá nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

2. Các con đường lây nhiễm của virus viêm gan B

Hiện nay, viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam. Loại virus gây bệnh viêm gan B (HBV) thường được lây truyền qua 3 con đường gần giống với con đường lây truyền của virus HIV: đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-1
Viêm gan B lây nhiễm qua con đường nào?
  • Đường máu và các chế phẩm từ máu bị nhiễm virus: do có thể dùng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân khác dễ gây trầy xước như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng… hay do xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu, các thủ thuật nha khoa… mà các dụng cụ hành nghề này không được xử lý vô trùng, vô khuẩn.
  • Lây truyền qua đường tình dục: Con đường này có thể lây truyền virus qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch tiết khác của cơ thể. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 500-1000 lần so với HIV.
  • Con đường lây truyền từ mẹ sang con: Tỷ lệ lây bệnh của virus viêm gan B từ mẹ có thai sang em bé còn tùy thuộc vào tình trạng nhiễm viêm gan B của mẹ. Tình trạng lây nhiễm này có thể cao hơn nếu mẹ bầu có xét nghiệm HBeAg dương tính và/hoặc nồng độ HBV-DNA trong huyết thanh cao. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B cho mẹ sẽ giúp phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con

Lưu ý, bệnh viêm gan B không lây qua con đường ăn uống và những cư chỉ tiếp xúc thông thường, do vậy bạn không cần thiết phải có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt riêng với những người mắc bệnh. Để phòng tránh bệnh viêm gan B, mọi người nên chủ động tiêm phòng vắc xin càng sớm càng tốt.

3. Tầm quan trọng của tiêm phòng viêm gan B

Hiện nay, viêm gan B chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Chữa bệnh chủ yếu tập trung vào việc kiềm chế virus viêm gan B ở trạng thái không hoạt động, không phát triển, do đó không gây ra các biến chứng viêm gan B nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Cách phòng tránh nhiễm viêm gan B một cách chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Bởi vì cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B nên việc tiêm phòng ngừa vắc-xin được khuyến cáo cho tất cả người dân. Tại Việt Nam, vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo nên tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia hàng năm.

Nếu bạn đang bị nhiễm vi-rút viêm gan B (HBsAg dương tính) hoặc đã bị nhiễm vi-rút viêm gan B và hồi phục trong quá khứ, tiêm vắc-xin viêm gan B sẽ không còn tác dụng. Tuy nhiên, những người sống quanh bệnh nhân bị viêm gan B đã tiêm vắc-xin sẽ được bảo vệ trọn đời.

Vắc-xin không những phòng ngừa virus viêm gan B mà còn hạn chế các biến chứng xơ gan, ung thư gan. Tiêm vắc-xin giúp phòng chống xơ gan, suy gan, ung thư gan: Những người bị viêm gan B mạn tính có thể diễn biến thành các bệnh lý nghiêm trọng về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Ngoài ra, phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B còn là phòng ngừa một con đường mắc các bệnh gan. Bởi vậy vắc-xin viêm gan B còn được gọi là vắc-xin phòng chống ung thư vì nó giúp ngăn ngừa viêm gan B – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan trên toàn thế giới.

XEM THÊM >>> Ung thư gan có nên phẫu thuật không? Khi nào nên phẫu thuật

4. Người bệnh đã bị nhiễm virus viêm gan B có tiêm phòng được không?

Rát nhiều người thắc mắc rằng bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Thực tế, nếu kết quả xét nghiệm bạn có HBsAg dương tính thì đồng nghĩa với việc bạn đã nhiễm virus viêm gan B và việc tiêm ngừa bằng vắc-xin sẽ không còn hiệu quả.

Vắc-xin tiêm phòng viêm gan B chỉ có tác dụng với những người chưa từng bị mắc viêm gan B. Nếu người bệnh xét nghiệm máu và phát hiện đang nhiễm virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì phải thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu hơn để theo dõi tình trạng cũng như diễn biến của bệnh, hơn hết không cần tiêm phòng vắc-xin.

5. Tác dụng phụ khi tiêm phòng ngừa vắc xin viêm gan B

Theo khảo sát, hơn 1 tỷ liều vắc-xin viêm gan B đã được cung cấp và được sử dụng trên toàn thế giới và nó được coi là một trong những loại vắc-xin an toàn và được đánh giá có hiệu quả nhất đã từng được thực hiện.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về sự an toàn của vắc-xin và đã được Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cùng nhiều tổ chức xã hội y tế khác nhau thực hiện. Kết quả cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh vắc-xin viêm gan B gây ra tình trạng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDs), tự kỷ, bệnh đa xơ cứng hoặc các bệnh lý rối loạn thần kinh khác.

Các tác dụng phụ thường hay gặp của vắc-xin viêm gan B có thể bao gồm các triệu chứng như: đau nhức, sưng và đỏ tại chỗ tiêm. Vắc-xin này cũng có thể không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị dị ứng nấm men hoặc có tiền sử bị phản ứng bất lợi với vắc-xin. Một số người khác lại có phản ứng nặng hơn như: gây tụt huyết áp, khó thở kèm sốt cao…nhưng tình trạng này khá hiếm khi xảy ra. Nếu gặp phải những dấu hiệu triệu chứng phản ứng nặng như trên, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể và điều trị kịp thời.

Việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B sẽ không giúp đảm bảo rằng 100% không mắc bệnh mà chỉ giúp hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm bệnh. Nếu người bệnh thực hiện theo đúng phác đồ tiêm viêm gan B đầy đủ và đúng lịch, vắc-xin phòng ngừa sẽ đạt được hiệu quả bảo vệ khoảng 90-97%, trong đó vẫn có khoảng 2,5-5% người sau khi tiêm chủng vẫn sẽ bị nhiễm viêm gan B.

XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Người bệnh ung thư gan có nên ăn sữa chua hay không?

6. Lưu ý về việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo sử dụng cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 18 tuổi bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lẫn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). CDC cũng khuyến nghị cho người lớn trong các nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh nên được tiêm phòng sớm.

bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B trong suốt cuộc đời của mình, vì vậy mà việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là rất cần thiết cho tất cả mọi người. Trong đó, có những nhóm người mà CDC khuyến nghị nên  tiêm vắc-xin viêm gan B dưới đây:

  • Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng.
  • Đối tác tình dục có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B và những người đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông cũng nên tiêm vắc-xin.
  • Người tiêm chích ma túy. Hơn nữa, người sống gần, có quan hệ gần gũi với người đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Nhân viên y tế có nguy cơ cao tiếp xúc với máu, những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối bao gồm các trường hợp như: Lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hay bệnh nhân chạy thận tại nhà.
  • Người dân và những khách du lịch đến các quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao như: Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, khu vực quần đảo Thái Bình Dương, Đông Âu và Trung Đông.
  • Những người mắc các bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như: xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ,…Hoặc người bị viêm gan C, nhiễm HIV, người lớn mắc bệnh tiểu đường từ 19 – 59 tuổi hoặc những người có nguy cơ khác…

7. Thời gian vắc xin tiêm phòng viêm gan B có tác dụng

Qua các nghiên cứu đã khảo sát, vắc xin tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp tạo ra lượng kháng thể giúp phòng bệnh kéo dài từ 10-20 năm. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ bắt đầu giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo lượng kháng thể phòng viêm gan B luôn đủ cao để chống lại virus gây bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng mỗi người nên tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin sau 5-10 năm kể từ đợt tiêm chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ chuẩn theo quy định trước đó. Những người đã từng tiêm vắc xin nhưng lại không đủ liều theo lịch tiêm chủng cần phải được kiểm tra xét nghiệm nồng độ kháng thể anti HBs và tiêm mũi vắc xin theo lịch bổ sung hoặc thậm chí khi không tạo được kháng thể thì cần phải tiêm vắc xin lại từ đầu theo đúng phác đồ chuẩn.

8. Sau khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B có bị lây nữa không?

Nếu tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B cho những người chưa từng mắc bệnh sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa cao nhưng không thể đạt được tỉ lệ tuyệt đối 100%. Theo các thống kê, sẽ vẫn có khoảng 2,5 – 5% người sau khi đã tiêm phòng viêm gan B vẫn bị mắc bệnh. Những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng vắc xin không đạt được hiệu quả như mong muốn bao gồm:

  • Người bệnh không tuân thủ đúng theo phác đồ tiêm phòng vắc xin: tiêm thiếu mũi, tiêm không đúng lịch cũng như không tiêm mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Khả năng đáp ứng miễn dịch của người bệnh kém, đặc biệt là các đối tượng như: người già yếu, người bị suy giảm hệ miễn dịch…
  • Vắc xin không thể đạt chất lượng do hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng quy định (bởi theo quy định phải bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ 2 – 8 độ C và không được để đóng băng).
  • Quy trình tiêm chủng vắc-xin không chặt chẽ theo đúng Bộ Y tế quy định như sau: Phải khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm…

9. Các cách phòng tránh viêm gan B

Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh viêm gan B, mọi người cần phải tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầy đủ và đúng lịch theo quy định là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu, đồng thời người dân cũng cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả như sau:

  • Không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân hàng ngày như bàn chải, khăn mặt, dao cạo râu…vì chúng có thể khiến bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ trong và sau khi quan hệ.
  • Không được dùng chung bơm kim tiêm, hạn chế tiếp xúc với máu của người khác khi không có đầy đủ dụng cụ bảo vệ.
  • Không tiêm, xăm mình, xỏ khuyên hoặc làm móng ở những nơi không đảm bảo an toàn y tế.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bị viêm gan B rồi có tiêm phòng được không? Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình để phòng tránh bệnh viêm gan B bằng cách tiêm phòng vắc xin đúng cách cũng như bằng những thói quen, hoạt động hàng ngày.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL de khang
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7