[Hỏi đáp] Người bị viêm phế quản có cần nhập viện không?

Nếu bị bệnh viêm phế quản có cần nhập viện không? Căn bệnh này nguy hiểm như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây viêm phế quản là gì? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu trong bài viết này với chủ đề bị viêm phế quản có cần nhập viện không?

XEM THÊM:

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Phế có nghĩa là phổi và quản là ống. Do đó, phế quản có nghĩa là cách gọi của ống dẫn khí đi vào bên trong phổi. Hệ thống phế quản có cấu tạo tương tự với một cái cây, chia ra thành các cành và nhánh khác nhau từ lớn cho đến nhỏ. Trong hệ thống này bao gồm hai nhánh lớn đó là phế quản gốc phải và trái. 

Nếu như những phế quản này bị viêm có thể khiến cho lớp tế bào ở bên trong của phế quản bị tổn thương. Đồng thời, các tổ chức ở phía dưới niêm mạc cũng sẽ bị phù nề, các lớp cơ trơn ở dưới lớp mô này cũng sẽ bị co thắt, gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Lòng của ống phế quản cũng sẽ xuất hiện các chất dịch khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như là bị ho khan, ho có đờm hay khò khè,…

Thông thường, những người có hệ thống miễn dịch kém thì thường rất dễ bị bệnh viêm phế quản cấp. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất như khói thuốc lá cũng có tỷ lệ mắc căn bệnh này tương đối cao. Bên cạnh đó, nếu như người sống ở một môi trường bị ô nhiễm không khí thì nguy cơ mắc viêm phế quản cấp cũng rất cao.

2. Bệnh viêm phế quản do những nguyên nhân nào gây nên?

Những bệnh nhân mắc phải bệnh viêm phế quản cấp có thể là do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Do virus: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phế quản cấp. Một số loại virus thường gặp phải điển hình như là virus herpes, virus SARS -CoV-2, hoặc virus cúm A B,…
  • Do vi khuẩn: Một số nhóm vi khuẩn gây ra căn bệnh này như là các vi khuẩn Haemophilus influenzae, vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn liên cầu hoặc vi khuẩn E. coli,…
  • Do một số bệnh lý: Các căn bệnh như là trào ngược dạ dày hay bị dị ứng đường hô hấp trên cũng có thể khiến cho người bệnh bị viêm phế quản cấp. 
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi sức đề kháng yếu dần, mắc một số loại bệnh nền mạn tính hoặc bị cảm lạnh thì cũng có thể khiến cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng phế quản. 
  • Giao mùa: Khi thời tiết thay đổi cũng có thể khiến cho vùng niêm mạc hô hấp dễ dàng bị kích ứng, có thể gây ra những tình trạng như là sưng và viêm. 
  • Khói thuốc lá: Dù là trực tiếp hay là gián tiếp thì khói thuốc lá cũng sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với niêm mạc của đường hô hấp. Bởi vì trong khói thuốc lá có chứa Nicotin là một hợp chất có hại đối với đường hô hấp. 
  • Hóa chất: Một vài loại hóa chất bay hơi độc hại với đường hô hấp như là clo, amoniac,… cũng có khả năng gia tăng kích ứng với phổi nếu như tiếp xúc với các loại hóa chất này thường xuyên. 
bi-viem-phe-quan-co-can-nhap-vien-khong
Bị viêm phế quản có cần nhập viện không?

3. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm phế quản

Khi mắc bệnh, có thể nhận ra được bệnh viêm phế quản bằng nhiều biểu hiện khác nhau của cơ thể. Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh thường tương đối mờ nhạt nên khiến cho rất nhiều người bệnh chủ quan. Chính vì sự chủ quan này có thể khiến cho tình trạng bệnh của một số trường hợp dần trở nặng hơn. Một số dấu hiệu điển hình có thể giúp người bệnh nhận ra được đó là:

  • Ho: Một triệu chứng phổ biến và kéo dài của bệnh viêm phế quản đó là những cơn ho khan hay ho có đờm. Đi kèm với những cơn ho là các triệu chứng như tức ngực hay bị chảy nước mũi. Khi xuất hiện những cơn ho này thì đó là dấu hiệu cảnh báo có thể khu vực từ mũi họng xuống đến phổi đã bị viêm ở một vị trí nào đó. 
  • Đau rát họng: Phần cổ họng có thể sẽ bị sưng to gây ra cảm giác ngứa rát và rất đau khi nuốt thức ăn, đồ uống. 
  • Sốt: Sốt có thể xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài từ mức độ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh. Tuy nhiên cũng sẽ có một số ít trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng sốt. 
  • Có đờm: Các phản ứng viêm xảy ra có thể làm xuất hiện đờm với các màu như là xanh, trắng hoặc vàng. Đây cũng là một trong những biểu hiện có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân là do vi khuẩn hay là do virus. 
  • Khò khè: Khi thành ống phế quản bị viêm sẽ gây sưng và phù nề, dẫn đến làm hẹp diện tích. Vì vậy, khi thở, luồng không khí đi qua ống phế quản bị hẹp lại và phát ra các tiếng khò khè. 
  • Mệt mỏi: Một số dấu hiệu như là chán ăn, cơ thể xanh xao và uể oải là bởi vì sức đề kháng suy yếu khi mắc bệnh viêm phế quản. 
  • Thở gấp hoặc khó thở.

4. Bị viêm phế quản có cần nhập viện không?

Nếu như có những biểu hiện sau đây thì bệnh nhân viêm phế quản nên nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đó là:

  • Người bệnh bị ho kéo dài không cải thiện sau 7 ngày hoặc có thể kéo dài hơn 20 ngày.
  • Tình trạng ho trở nên nặng hơn, kèm theo các cơn sốt mới, đờm có sự đổi màu (có thể từ màu trắng đục sang đờm xanh, đờm có máu,… Đây là dấu hiệu của viêm phổi đang tiến triển).
  • Người bệnh bị đau ngực khi ho, khó thở hoặc là ho ra máu.
  • Người bệnh bị ho kèm theo tình trạng giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh có các bệnh lý nền như bệnh tim, phổi mạn tính.
  • Bệnh nhân cao tuổi trên 75 tuổi và bị ho dai dẳng.
  • Người bệnh bị sốt dai dẳng hoặc xuất hiện sốt cao.

5. Một số biến chứng của bệnh viêm phế quản

Tương tự như rất nhiều căn bệnh khác, viêm phế quản nếu như mà không được điều trị kịp thời thì có thể để lại rất nhiều biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu như để bệnh tái phát nhiều lần thì có thể khiến cho các ổ viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Thậm chí, bệnh có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, viêm giãn phế quản và thậm chí là tiến triển thành suy hô hấp cấp. 

Với những trường hợp có các triệu chứng phổ biến như là bị ho, có đờm, thở khò khè hoặc khó thở kéo dài trên 5 ngày vẫn chưa giảm thì người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra được các phương án điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị bệnh kịp thời, dứt điểm sẽ làm giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư.

6. Những phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả

Bên cạnh việc có các phương pháp điều trị thì người bệnh và cả những người đang khỏe mạnh cũng cần phải lưu ý đến những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh nếu như không may mắc phải. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả có thể áp dụng như là:

bi-viem-phe-quan-co-can-nhap-vien-khong-1
Tiêm phòng để phòng ngừa bệnh viêm phế quản
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, các loại hóa chất gây hại. Đồng thời, cũng nên hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi mặc dù ở trong hay ngoài nhà. 
  • Đảm bảo cho cơ thể luôn được giữ ấm và không bị nhiễm lạnh.
  • Duy trì thói quen đeo khẩu trang khi không ở trong nhà và đặc biệt là ở những nơi đông người. Đặc biệt, đối với những môi trường bị ô nhiễm không khí, những người phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên thì cần phải trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ kỹ càng. 
  • Tăng sức đề kháng của cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý và lành mạnh. 
  • Thường xuyên rèn luyện sức khỏe để có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ thể tốt hơn. 
  • Luôn giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho răng miệng và vùng cổ họng.
  • Đối với những người đang bị nhiễm trùng tai, mũi, họng hoặc các bệnh lý ở răng hàm mặt, đặc biệt là những bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch thì cần phải tích cực hơn điều trị các bệnh lý này, nhằm tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. 
  • Nếu có điều kiện hãy tiêm các loại vacxin phòng cúm và vacxin phế cầu. Đặc biệt khuyến khích đối với những người đang bị các bệnh suy tim, bị viêm phổi mạn tính. Những người trên 65 tuổi thì nên tiêm các loại vacxin này mỗi năm để tăng cường bảo vệ sức khỏe. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi bị viêm phế quản có cần nhập viện không? Điều này sẽ tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ diễn biến của bệnh để đưa ra được câu trả lời phù hợp. 

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7