Những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu bạn đừng nên bỏ qua

Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu ở mỗi người sẽ không giống nhau, phụ thuộc vào loại bệnh mắc phải và thể trạng của người bệnh. Vậy những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu phổ biến là gì? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu thêm  các biểu hiện này nhé!

XEM THÊM:

1. Bệnh tim là bệnh gì?

Trước khi đi tới những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu thì trước hết chúng ta cần nắm được bệnh tim là bệnh gì?

Bệnh tim hay bệnh tim mạch là những tình trạng liên quan đến sự hoạt động của các mạch máu cũng như sức khỏe của trái tim gây ra sự suy yếu khả năng làm việc của tim.

Có nhiều loại bệnh tim khác nhau, một số bệnh tim mạch phổ biến đó là: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, suy tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, phình cơ tim.

Các bệnh tim mạch gây ra tình trạng xơ cứng, hẹp hay tắc nghẽn mạch máu nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Không những thế, bệnh tim còn làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy cho não và các bộ phận khác của cơ thể. Điều này sẽ gây ngưng trệ các hoạt động của cơ quan, dẫn đến từng bộ phận bị phá hủy và có nguy cơ tử vong cao.

Bất kỳ ai đều có thể mắc phải bệnh tim mạch, không phân biệt độ tuổi tác hay giới tính. Bệnh tim mạch gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn mà đòi hỏi có sự theo dõi và điều trị cẩn thận cũng như tốn kém nhiều chi phí. 

bieu-hien-cua-benh-tim-giai-doan-dau
Có nhiều loại bệnh tim khác nhau

2. Các biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu không nên bỏ qua

Bệnh tim mạch có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong nếu như người bệnh có thể nhận biết các biểu hiện của bệnh tim ngay từ giai đoạn đầu. Các biểu hiện đó là:

2.1. Vùng ngực đau tức, khó chịu

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch, có thể gặp ở phần lớn người bệnh. Đau ngực được dùng để chỉ những cơn đau, đè ép, nghẹt thở, tê hay bất kỳ khó chịu nào ở vùng ngực, cổ hay vùng bụng trên…

Mức độ cũng như tần suất của cơn đau sẽ thay đổi tùy theo mỗi người. Có người sẽ chỉ cảm thấy cơn đau âm ỉ, thoáng qua. Thế nhưng, cũng có người cảm thấy đau đột ngột và rất khó chịu.

Dấu hiệu đau ngực này có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi. Tùy theo nguyên nhân mà cơn đau tức ngực có thể xuất hiện vài giây, vài phút hay thậm chí là vài ngày hoặc vài tuần. Với những cơn đau kéo dài quá lâu thì cần phải đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị bệnh tim mạch đều bị đau tức ngực. Có những trường hợp cho đến khi phát hiện bệnh vẫn không có dấu hiệu nào liên quan đến cơn đau ngực.

bieu-hien-cua-benh-tim-giai-doan-dau-1
Đau tức ngực có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch giai đoạn đầu

2.2. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu- Khó thở

Khó thở có thể dấu hiệu cảnh báo những rối loạn về tim và phổi. Lúc này, người bệnh có thể sẽ cảm nhận được cảm giác khó thở như có vật gì đó đè lên ngực. Tình trạng khó thở thường gặp khi gắng sức hoặc tăng lên và rõ rệt hơn khi nằm xuống. Thậm chí, trong một số trường hợp còn gặp khó khăn khi thực hiện hít sâu.

Người bệnh có thể đột ngột thức dậy vào ban đêm và thở hổn hển vì khi ngủ tim có thể giảm khả năng co bóp một cách đột ngột. Do đó, gây gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi và gây khó thở.

2.3. Chóng mặt

Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như huyết áp thấp, ngủ không đủ giấc, thiếu chất, thay đổi tư thế đột ngột, bệnh tuyến giáp… Nhưng chóng mặt cũng có thể dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề về tim mạch. Đó là do khi bị các bệnh tim mạch, tim không đủ sức để bơm lượng máu cần thiết đến các cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy, nếu có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt kèm theo các triệu chứng đau tức ngực, khó thở thì có nguy cơ cao mắc bệnh tim.

2.4. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu – Ho dai dẳng

Thường khi bị ho kéo dài thì chúng ta sẽ hay nghĩ ngay đến các bệnh ở đường hệ hô hấp chứ rất ít người nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Khi tình trạng ho kéo dài dai dẳng, và có xu hướng xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc khi nằm gối đầu thấp thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch mà người bệnh không nên chủ quan.

Với những trường hợp bị suy tim nguy kịch, có thể xuất hiện tình trạng ho kéo dài có kèm theo bọt hồng hoặc dịch nhầy màu trắng. Nguyên nhân là do tim không đáp ứng đủ được như cầu bơm máu tuần hoàn đi khắp cơ thể. Chính bởi dẫn đến tình trạng phổi bị phù, ứ đọng trong phổi và tổn thương các vi mạch phế nang. Tình trạng này được đánh giá là nguy hiểm và người bệnh có thể sẽ được yêu cầu nhập viện khẩn cấp để được áp dụng các biện pháp kịp thời.

2.5. Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ vào ban ngày

Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ thực hiện những hoạt động bình thường hàng ngày. Thậm chí tình trạng này cũng xảy ra ngay cả khi mới ngủ dậy. Giải thích cho hiện tượng này là do lượng máu đến các cơ quan như tim, phổi, não thường xuyên bị thiếu. Dẫn đến các cơ quan này không nhận được đủ lượng oxy cũng như thiếu dinh dưỡng nên chức năng hoạt động bị suy giảm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ vào ban ngày. Đó là do bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, ví dụ như ngưng thở khi ngủ hay đơn giản là mất ngủ. Nhưng điều đáng nói đó là, tất cả các triệu chứng rối loạn giấc ngủ đều thường xuất hiện hơn ở những bệnh nhân tim mạch.

2.6. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu – Buồn nôn, chán ăn

Nguyên nhân gây ra chán ăn, buồn nôn thì rất đa dạng. Nhưng đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý tim mạch.

Tình trạng này xảy ra là do máu bị ứ ở gan và các cơ quan tiêu hóa. Khiến cho chức năng của các cơ quan này bị suy giảm, làm cho người bệnh cảm thấy không muốn ăn và buồn nôn.

2.7. Phù nề ở bàn chân hoặc toàn thân

Hiện tượng phù là một trong những biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu không nên bỏ qua. Tình trạng phù cho thấy cơ thể đang có dấu hiệu bị tích nước. Đặc điểm của triệu chứng này đó là mí mắt nặng, mặt bị căng nặng và to hơn sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, phù có thể biểu hiện ở bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng lên, dùng tay bấm vào thì để lại vết lõm. Nguyên do là bởi vì lượng máu đi ra khỏi tim chậm, máu từ tĩnh mạch trở về tim bị ứ lại, khiến cho dịch tích tụ ở các mô.

2.8. Biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu – Nhịp tim nhanh, mạch không đều

Khả năng bơm máu của tim sẽ bị suy giảm hoặc ảnh hưởng khi chức năng của tim gặp phải các vấn đề bất thường. Điều này khiến cho tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lại chức năng bơm máu bị suy giảm. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch bị hồi hộp, nghe rõ nhịp tim đập nhanh như trống đánh ở ngực.

2.9. Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Bệnh tim mạch như suy tim sẽ khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng thường xuyên tiểu đêm. Đó là do nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận thông qua các mạch máu dịch chuyển đến thận. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên tránh uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.

bieu-hien-cua-benh-tim-giai-doan-dau-2
Bệnh tim mạch có thể biểu hiện thông qua việc bệnh nhân đi tiểu đêm nhiều

2.10. Đau nhức không rõ lý do

Cảm giác đau nhức có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau như quai hàm, vùng bụng trên, vai, cánh tay… Các cơn đau xuất hiện ở những vị trí này và khiến người bệnh không giải thích được nguyên nhân. Nhưng lại rất ít người nghĩ đến là có liên quan đến các bệnh lý tim mạch.

2.11. Một số biểu hiện khác

Ngoài những biểu hiện có thể là của bệnh tim giai đoạn đầu như đã kể trên thì có thể có một số dấu hiệu khác như là:

  • Hay lo lắng.
  • Ngủ ngáy to.
  • Ngất xỉu đột ngột.
  • Đổ mồ hôi tay.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có nguyên nhân rất đa dạng và đặc biệt có mối liên hệ mật thiết với các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Chế độ ăn mặn, nhiều chất béo và cholesterol.
  • Lười vận động hay ít tập thể dục thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Áp lực cao, căng thẳng kéo dài.
  • Bị tăng huyết áp. tiểu đường.
  • Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim cũng cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch

Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá mức độ của các bệnh tim mạch.

Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng thực thể cũng như tiền sử bệnh của gia đình và bản thân. Đồng thời tìm hiểu xem bệnh nhân có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường…

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu như:

  • Chụp CT tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
  • Làm điện tâm đồ (ECG).
  • Siêu âm tim.

Tùy theo tình trạng của mỗi người mà việc chẩn đoán cũng sẽ được thực hiện khác nhau để giúp bác sĩ đưa ra được kết luận chính xác nhất.

5. Cách điều trị bệnh tim

Tùy theo loại bệnh cụ thể và diễn biến của sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để có hiệu quả cao. Một số phương pháp điều trị bệnh tim thường được dùng đó là:

Điều trị bằng thuốc:

Các loại thuốc sẽ được sử dụng phù hợp để kiểm soát, giảm bớt triệu chứng theo mỗi loại bệnh tim. Với trường hợp có nhiễm trùng tim thì thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị.

Phẫu thuật tim, kỹ thuật y tế:

Khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kỹ thuật y tế hay phẫu thuật tim. Loại phẫu thuật sẽ được áp dụng phù hợp với tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Điều chỉnh, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống

Trong quá trình điều trị bằng thuốc hay bằng các biện pháp khác, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống phù hợp để hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh. Chế độ ăn uống ít chất béo và ít natri thường được khuyến cáo cho người bị bệnh tim mạch. Đồng thời kết hợp với tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Tránh xa các chất kích thích, độc hại như rượu bia và thuốc lá.

6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Trừ bệnh tim bẩm sinh thì hầu như không thể phòng ngừa được. Còn lại các bệnh tim khác đều có thể giảm nguy cơ mắc bằng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng cholesterol trong máu.
  • Điều trị, kiểm soát các bệnh huyết áp, tiểu đường.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích gây hại khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh bị béo phì.
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh ngủ muộn sau 11 giờ đêm.
  • Tránh căng thẳng, áp lực cao.
  • Định kỳ đi khám sức khỏe hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được một số biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Từ đó phát hiện và điều trị bệnh sớm, giảm bớt các ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7