Biểu hiện của khối u ác tính như thế nào? Điều trị khối u ác tính
Nội dung bài viết
Các khối u ác tính rất nguy hiểm, có thể gây suy giảm sức khỏe cũng như đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy thì biểu hiện của khối u ác tính như thế nào? Bài viết dưới đây của GHV Ksol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những biểu hiện của khối u ác tính để có biện pháp can thiệp thích hợp.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- U não ác tính có chữa được không?
- Các biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn cho phái mạnh
1. Tìm hiểu về khối u ác tính
Sự hình thành khối u ác tính là tình trạng các tế bào phát triển bất thường và nhân lên một cách không kiểm soát. Các tế bào này sau đó còn theo đường máu lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể và hình thành nên các khối u ở các cơ quan đó, đây được gọi là khối u ác tính di căn.
Các khối u ác tính này sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động không theo đúng cơ chế ban đầu, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
2. Khối u ác tính và khối u lành tính phân biệt như thế nào?
Dựa vào một số đặc điểm sau để phân biệt giữa khối u ác tính và khối u lành tính:
- Di căn: Đây là đặc điểm đặc trưng giúp phân biệt u ác tính với u lành tính. Vì khối u lành tính sẽ chỉ nằm yên ở vị trí mà nó xuất hiện ban đầu, còn khối u ác tính thì sau một thời gian phát triển sẽ di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.
- Hình dạng khối u ác tính: Các khối u ác tính thường sẽ bám chặt vào da, nó không giống như u lành tính có thể di chuyển xung quanh. Các khối u lành tính thường mềm trong khi đó các khối u ác thì thường rất cứng.
- Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có thể khởi phát ở những cơ quan khác nhau và tùy vào từng loại khối u mà tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm khác nhau. Tuy nhiên, khối u lành tính thì thường phát triển chậm hơn.
- Khả năng tái phát: Các khối u lành tính nếu được chữa trị thì rất ít khi tái phát. Tuy nhiên, u ác tính thì có thể phát triển lại tại bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể mà không nhất thiết là cơ quan phát hiện u ban đầu.
3. Bị khối u ác tính thì có đau không?
Khi hỏi bị khối u ác tính có đau không thì câu trả lời sẽ là có. Cảm giác đau có thể coi là dấu hiệu rất điển hình trong ung thư.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tế bào khối u ác tính dù đã được sinh ra và phát triển với thể tích tương đối lớn nhưng bệnh nhân vẫn không hề có cảm giác đau.
Đặc điểm của các cơn đau này khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của tế bào u ác tính cũng như mức độ và các giai đoạn phát triển của khối u.
Đau trong ung thư được phân thành 3 loại. Cụ thể là:
- Đau do tổn thương: Những cơn đau dạng này sẽ xảy ra khi có một kích thích gây ra những tổn thương ở vùng ngoại vi. Kiểu đau này rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Các cơn đau thường khu trú ở vị trí có khối u và bệnh nhân sẽ thường bị đau nặng hơn khi khối u lớn lên.
- Đau do nguyên nhân thần kinh: Khi khối u phát triển lớn hơn, các cơn đau có thể thâm nhiễm hoặc chèn ép vào thân, vào rễ hay một bó các sợi thần kinh. Cơn đau dạng này xuất phát từ nguyên nhân các dây thần kinh đảm nhiệm việc dẫn truyền cảm giác bị tổn thương. Đau do dây thần kinh thường là hậu quả của các quá trình điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
- Đau do nguyên nhân tâm lý: Bệnh nhân ung thư thường có tâm lý lo lắng sợ các cơn đau xuất hiện chính vì tâm lý đó có thể càng khiến người bệnh nhân cảm thấy đau hơn. Do đó, đối với những bệnh nhân ung thư, để giảm các cơn đau hiệu quả thì sự chia sẻ, động viên của những người xung quanh vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đi gặp chuyên gia tâm lý để giúp bệnh nhân tìm cách vượt qua cú sốc này, chấp nhận và hợp tác hơn trong quá trình điều trị ung thư, từ đó góp phần làm giảm đau.
4. Sự phát triển của khối u ác tính
Khối u ác tính có thể bắt đầu phát sinh trong cơ thể do rất nhiều nguyên nhân như các tác nhân hóa học như thuốc lá, các chất hóa học độc hại, tác nhân sinh học do vi khuẩn, virus, ngoài ra còn phải kể đến các tác nhân vật lý như các tia phóng xạ độc hại.
Trong quá trình phát triển bình thường, cơ thể sẽ có sự nhân lên của các tế bào và trong đó có cả tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư. Các tế bào ung thư sẽ từ một tế bào mẹ sản sinh ra rất nhiều tế bào con. Do đó từ một tế bào mẹ bị lỗi sẽ nhân lên nhiều tế bào con bị lỗi giống nhau.
Sau một thời gian dài, các tế bào bị lỗi cứ thế nhân lên và sẽ phát triển thành các khối u tại các cơ quan trong cơ thể. Các khối u cứ thế phát triển đồng thời các tế bào của khối u sẽ theo đường máu đến các cơ quan khác trong cơ thể tình trạng này gọi là ung thư di căn.
5. Những biểu hiện của khối u ác tính?
5.1. Sưng hạch bạch huyết
Nếu thấy hạch bạch huyết của bạn có biểu hiện sưng to thì bạn phải đến ngay bệnh viện để thăm khám xem có khối u ác tính nào hay không. Vì hạch bạch huyết sẽ là nơi đầu tiên mà tế bào lympho phát hiện ra những bất thường và tham gia vào quá trình tiêu diệt tác nhân gây ra khối u.
5.2. Giảm cân
Ở những người bình thường thì rất ít khi cân nặng bị giảm một cách bất thường trừ khi đang trong chế độ ăn kiêng. Do đó, giảm cân sẽ là có thể là dấu hiệu của việc bạn đang mắc một căn bệnh nào đó và có thể là do u ác tính gây ra.
5.3. Phân có máu
Các khối u ác tính ở đường tiêu hóa, hay từ cơ quan khác xâm nhập sang đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân của việc đường tiêu hoá bất thường và xuất hiện tình trạng phân có máu.
Vì vậy nếu như đường tiêu hóa của bạn có những dấu hiệu bất thường mà không rõ nguyên nhân bạn nên đi kiểm tra ngay.
5.4. Sắc tố da thay đổi
Sự thay đổi bất thường về sắc tố màu da hay việc mọc lên các nốt ruồi và thậm chí là tình trạng vết thương hở mãi không lành đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
Bên cạnh đó, những bất thường dù nhỏ xuất hiện trên móng tay, móng chân cũng có thể là triệu chứng của bệnh.
5.5. Mệt mỏi kéo dài
Khi các cơ quan bị ung thư thì sẽ dẫn đến tình trạng các cơ quan không thể thực hiện đầy đủ chức năng vốn có của nó.
Hậu quả là cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi. Do đó, khi bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài mặc dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ đây có thể là một dấu hiệu của khối u ác tính.
5.6, Sốt không rõ nguyên nhân
Nếu như bạn bị sốt mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù đã uống thuốc những vẫn không khỏi thì đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư máu hay khối u bạch huyết.
Do đó, khi gặp tình trạng này bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.
5.7. Những vết loét mãi không lành
Khi cơ thể bạn xuất hiện các vết lở loét mà không xác định được nguyên nhân. Dù đã có sử dụng thuốc nhưng tình trạng vẫn không cải thiện thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc ung thư máu.
5.8. Thay đổi về mắt
Các khối u ác tính có thể gây ra các vấn đề về mắt điển hình như cảm thấy đau mắt, thị lực bị suy giảm, sắc tố mắt cũng trở nên bất thường hay là bị sưng ở vùng mí mắt.
5.9. Thay đổi trong nước tiểu
Sự thay đổi trong nước tiểu bài tiết ra hàng ngày có thể là biểu hiện của ung thư thận hoặc ung thư bàng quang nếu ở phụ nữ.
Ở nam giới thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
Các biểu hiện có thể gặp như buồn tiểu gấp gáp mà không kiểm soát được, màu sắc nước tiểu thay đổi và có thể có máu, dòng chảy nước tiểu bị yếu đi.
6. Khối u ác tính có nguy hiểm như thế nào?
Các khối u ác tính nếu được phát hiện ở giai đoạn thì sẽ có thể được điều trị khỏi thông qua biện pháp phẫu thuật và xạ trị.
Nếu như khối u không được phát hiện sớm thì sẽ rất nguy hiểm bởi vì việc điều trị lúc này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì khi đó khối u đã lan ra các cơ quan khác trong cơ thể nên không thể chỉ tiến hành phẫu thuật mà người bệnh nhân sẽ phải trải qua các giai đoạn xạ trị đầy khó khăn và tốn nhiều tiền bạc.
7. Chẩn đoán khối u ác tính
Các khối u ác tính có thể được phát hiện dựa trên nhiều dấu hiệu lâm sàng như:
- Các triệu chứng cục bộ như: khối u bị sưng, xuất huyết và các cơn đau cấp tính có thể xuất hiện ở những trường hợp mà khối u vẫn chưa di căn.
- Các triệu chứng di căn như: các hạch bạch huyết bị phì đại cùng với đó là u gan hay u phổi.
- Triệu chứng toàn thân: những triệu chứng như đổ mồ hôi quá nhiều (đặc biệt vào ban đêm), giảm cân do ăn uống kém, mệt mỏi,… có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, bao gồm cả khối u ác tính.
Dựa trên những dấu hiệu trên nếu như nghi ngờ bạn có khối u, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán ung thư, bao gồm:
- Xét nghiệm: Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết sẽ có thể được thực hiện để tiến hành phát hiện các dấu hiệu ung thư.
- Chẩn đoán hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT, quét xương,… có thể được tiến hành để quan sát hình ảnh của khối u.
8. Khối u ác tính điều trị như thế nào?
8.1. Phẫu thuật
Khi khối u ác tính được phát hiện ở giai đoạn sớm khi chưa di căn, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật để cắt toàn bộ khối u ra khỏi cơ thể. Đây là phương pháp được xem là có thể chữa hoàn toàn ung thư nếu như bệnh được phát hiện sớm.
8.2. Xạ trị và hóa trị
Tùy theo các giai đoạn của bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ có thể xem xét dùng phương pháp hóa trị hay xạ trị hay có thể kết hợp cả hai phương pháp hoặc phẫu thuật kết hợp cả với xạ trị và hóa trị.
Với phương pháp hóa trị thì sẽ có thể giúp làm giảm tình trạng khối u tái phát nhiều lần.
Còn đối với phương pháp xạ trị thì sẽ giúp làm giảm đi kích thước khối u mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
8.3. Điều trị mục tiêu
Việc sử dụng thuốc uống sẽ được chỉ định khác nhau đối với từng loại ung thư khác nhau để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư. Việc điều trị bằng thuốc uống sẽ không gây tác dụng trên các tế bào bình thường mà chỉ tác động đến các tế bào ung thư.
Điều trị mục tiêu được xem là phương pháp mới trong điều trị ung thư có thể khắc phục được một số các tác dụng phụ do điều trị hoá trị hay xạ trị gây ra.
9. Chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa sự hình thành của các khối u ác tính
Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh như:
- Bỏ hút thuốc lá
- Ăn uống lành mạnh
- Giữ sức khỏe
- Tích cực vận động
- Bảo vệ da
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Quan hệ tình dục an toàn
- Khám sức khỏe định kỳ
- Tiêm vắc xin HPV
- Tránh tiếp xúc với các độc tố
Những thông tin ở bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những biểu hiện của khối u ác tính. Chúng tôi mong rằng nhờ đó mà bạn sẽ có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho bản thân.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL