Các phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
Nội dung bài viết
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, năm 2018 ước tính có khoảng 570.000 ca ung thư tử cung được phát hiện với hơn 300.000 ca tử vong. Đây là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú, chiếm 8% số ca ung thư trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Một trong các phương pháp để phát hiện sớm ung thư là xét nghiệm tế bào. Vậy xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là gì? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- [Giải đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
- Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
1. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung
1.1. Nhiễm virus HPV
Hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều cho thấy sự có mặt của virus HPV (Human Papillomavirus). Loại virus này có khả năng xâm nhập và làm biến đổi tế bào. Theo nghiên cứu có hơn 100 chủng virus HPV nhưng chỉ có 14 chủng có khả năng cao gây ung thư cổ tử cung, trong đó chủ yếu là do HPV-16 và HPV-18.
1.2. Quan hệ tình dục không an toàn
Việc quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ khi còn quá trẻ hay với nhiều bạn tình sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, nguyên nhân của tình trạng này là do nhiễm virus HPV, loại virus lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, trường hợp quan hệ một vợ một chồng cũng có khả năng dẫn đến lây nhiễm HPV.
1.3. Hút thuốc lá nhiều
Ngoài nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, hút thuốc lá còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Các chất có trong thuốc lá khi đưa vào cơ thể sẽ làm tổn thương các tế bào cổ tử cung, gây ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với những phụ nữ không hút thuốc.
1.4. Suy giảm hệ thống miễn dịch
Suy giảm hệ thống miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nguyên nhân của tình trạng này do khi hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
1.5. Di truyền
Yếu tố di truyền đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư cổ tử cung. Những gia đình có bà, mẹ đã mắc ung thư cổ tử cung thì thế hệ con cháu sau cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nhiều hơn người bình thường.
1.6. Sinh đẻ khi tuổi còn trẻ và nhiều lần
Sinh con khi còn quá trẻ nhất là đối với những em nhỏ dưới 17 tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn. Nguyên nhân có thể do kiến thức về sinh sản, tình dục không đủ, vệ sinh không đúng cách dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Ngoài ra đối với phụ nữ sinh đẻ nhiều lần nguy cơ mắc ung thư cổ cung cũng cao hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ sinh từ 3 con trở lên cao gấp hai lần so với phụ nữ sinh ít con hoặc không sinh con.
1.7. Lạm dụng thuốc tránh thai
Lạm dụng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư tử cung. Do đó nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác an toàn hơn như dùng bao cao su, vòng tránh thai…
1.8. Có tiền sử mắc các bệnh khác liên quan đến tử cung
Các bệnh liên quan đến tử cung như: giang mai, lậu… đã được các nhà khoa học chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
2. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung giống với một số bệnh phụ khoa khác do đó thường gây nhầm lẫn. Giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung hầu như không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh chỉ xuất hiện các giai đoạn sau, khi mà các tế bào ác tính tăng sinh nhanh chóng. Một số biểu hiện đó là:
– Chảy máu âm đạo bất thường.
– Đau vùng thắt lưng, chậu.
– Dịch âm đạo có mùi và màu bất thường.
– Khó chịu khi tiểu tiện.
– Đau khi giao hợp.
– Mệt mỏi liên tục.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
3. Các phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
3.1. Tại sao cần phải xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
Xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng các phương pháp phân tích để phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Các tế bào này sẽ được theo dõi và chẩn đoán sớm để bệnh nhân có những can thiệp y khoa kịp thời.
Phải mất thời gian tương đối dài, thường là từ 3 – 7 năm để tế bào có nguy cơ cao phát triển thành tế bào ung thư. Việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung sẽ giúp phát hiện sớm các tế bào có nguy cơ cao, từ đó đưa ra các phương án điều trị để loại bỏ các tế bào đó.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm, việc phát hiện sớm các tế bào ung thư cũng giảm bớt khó khăn và chi phí cho quá trình điều trị.
3.2. Các phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
Khoa học ngày càng phát triển việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung không còn là vấn đề khó khăn, một số phương pháp xét nghiệm tế bào ung thư hiện nay là:
3.2.1. Xét nghiệm Pap smear
Phương pháp Pap smear hay còn gọi là phương pháp phết tế bào âm đạo – cổ tử cung. Đây là phương pháp sàng lọc nhanh và không gây đau đớn cho người bệnh góp phần giúp phát hiện sớm những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một tăm bông hay một dụng cụ y tế thích hợp khác để lấy các tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Sau khi lấy các tế bào sẽ được trải lên một bàn kính hoặc trộn với một dịch lỏng y khoa đặc biệt rồi gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tại các phòng phân tích này bác sĩ sẽ quan sát để phát hiện và chẩn đoán các tế bào bất thường. Với phương pháp Pap smear, các tế bào bất thường hay tế bào ung thư sẽ dễ dàng được phát hiện.
3.2.2. Xét nghiệm virus HPV
Đây là phương pháp giúp đánh giá nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Thông thường xét nghiệm HPV được tiến hành cùng với xét nghiệm Pap. Phương pháp này nhằm kiểm tra sự hiện diện 13 – 14 chủng virus HPV nguy cơ cao.
Phương pháp lấy mẫu để xét nghiệm cũng tương tự như phương pháp Pap, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt có đầu mềm để lấy các tế bào ở bề mặt cổ tử cung. Mẫu sau khi lấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khuếch tán các đoạn gen nhằm phát hiện sự có mặt của virus HPV.
Khi kết quả xét nghiệm dương tính với HPV nghĩa là trong cơ thể có mặt một loại virus HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, điều này không khẳng định chắc chắn bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung, nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có khả năng mắc trong tương lai.
Ngoài hai phương pháp kể trên để phát hiện các tế bào ung thư cổ tử cung còn có các phương pháp khác trong quá trình thăm khám như: soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung, soi tươi dịch âm đạo.
4. Đối tượng nào cần xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
Theo Tổ chức y tế thế giới, tất cả các chị em phụ nữ trong độ tuổi 25 – 49, đã quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để phát hiện một cách kịp thời các chị em nên làm xét nghiệm, sàng lọc sớm hơn khi có những dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Như vậy, ung thư cổ tử cung sẽ không còn là căn bệnh đáng sợ nếu được phát hiện kịp thời. Định kỳ xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là một phương pháp hiệu quả để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng