Các xét nghiệm ung thư buồng trứng có giá trị?

Ung thư buồng trứng được coi là một bệnh lý nguy hiểm hàng đầu đối với các chị em phụ nữ. Bệnh như một kẻ sát nhân thầm lặng với những triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra được các chỉ số trong xét nghiệm ung thư buồng trứng có giá trị. Vậy các chỉ số xét nghiệm đó là gì? Các bạn hãy cùng GHV KSol tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Định nghĩa bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là bệnh lý xuất hiện tế bào ung thư ác tính ở 1 hay cả 2 bên buồng trứng. Các tế bào này phát triển sinh sôi không ngừng trong cơ thể tạo nên những khối u ác tính. Dựa vào vị trí phát sinh ra tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu đã chia ra làm 3 loại ung thư buồng trứng:

  • Ung thư loại biểu mô: Đây là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất. Tế bào ung thư ác tính khởi phát từ tế bào biểu mô của buồng trứng.
  • Ung thư tế bào mầm: Tế bào ung thư sinh ra bởi sự đột biến của tế bào sản xuất trứng, loại ung thư ít gặp hơn ung thư biểu mô.
  • Ung thư mô đệm: Tế bào ung thư phát sinh ra từ tế bào các tổ chức nâng đỡ buồng trứng, và đây cũng là loại ung thư buồng trứng hiếm gặp nhất.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh thường bị các chị em bỏ qua do chúng khá giống với một số bệnh thông thường khác như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, ợ nóng, táo bón
  • Đau bụng, đầy hơi bất thường sau khi ăn
  • Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều
  • Đau lưng
  • Đau bụng dưới hoặc vùng chậu;
  • Đau khi giao hợp
Nên đi sàng lọc ung thư buồng trứng khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường
Nên đi sàng lọc ung thư buồng trứng khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường

Khi có các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám xét tỉ mỉ và làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán được bệnh từ giai đoạn sớm.

2. Lợi ích của việc xét nghiệm ung thư buồng trứng

Kết quả xét nghiệm ung thư buồng trứng có thể nói lên những điều như sau:

  • Biết được nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác
  • Lựa chọn được liệu pháp điều trị ung thư phù hợp
  • Dự đoán được nguy cơ mắc bệnh của người thân

Xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng phương pháp di truyền được coi là một bước chủ động để đánh giá nguy cơ mắc bệnh và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

3. Các chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng có ý nghĩa

Hiện nay các chuyên gia đã tìm ra được chất chỉ điểm (marker) ung thư buồng trứng là CA125 và HE4 qua xét nghiệm máu:

3.1. CA125 (cancer antigen 125)

CA125 là một chất chỉ điểm ung thư đặc biệt đối với ung thư buồng trứng loại biểu mô. Để phát hiện ra bệnh ung thư buồng trứng, ngoài việc dựa vào biểu hiện trên lâm sàng thì CA125 là một dấu ấn quan trọng để phát hiện bệnh. Chỉ số bình thường của CA125 nằm trong khoảng 0 – 35U/mL. Chỉ số này tăng trong khoảng 80% trường hợp ung thư buồng trứng và sẽ tỉ lệ thuận với sự phát triển của bệnh. Đối với người bình thường khỏe mạnh thì độ đặc hiệu là 99%, những người mắc viêm phần phụ là 83% và người mang khối u buồng trứng lành tính là 92%.

Các bác sĩ chuyên ngành có thể dựa vào chỉ số xét nghiệm ung thư buồng trứng CA125 để ước lượng được kích thước khối u. Khi kích thước khối u khoảng dưới 1cm thì chỉ số này có thể nằm trong mức giới hạn bình thường. Nhưng khi khối u ở buồng trứng phát triển kích thước lớn hơn 2cm thì chỉ số CA125 lúc này có thể lớn hơn 65 U/mL. Trong trường hợp những phụ nữ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh mà sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới, xét nghiệm máu thấy chỉ số CA125 lớn hơn 65 U/mL thì khả năng cao đã mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Bên cạnh đó, trong hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng thì chỉ số này còn mang ý nghĩa quan trọng. Khoảng 3 tuần sau điều trị phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u thì chỉ số này sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Theo dõi trong quá trình điều trị ung thư, chỉ số này giảm dần thể hiện người bệnh đang đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu theo dõi thấy chỉ số này tăng trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị thì có nghĩa là người bệnh đáp ứng kém với phác đồ đưa ra hoặc tái phát bệnh trở lại.

Ngoài ra, chỉ số CA125 còn được dùng để tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng. Tiên lượng xấu khi trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, sau quá trình hóa xạ trị chỉ số này vẫn tăng cao. Người bệnh sẽ sống thêm khoảng 5 năm nữa nếu chỉ số CA125< 10 U/mL sau 3 đợt điều trị và chỉ sống thêm khoảng 6-7 tháng nữa khi chỉ số này lớn hơn 100 U/mL.

Tuy nhiên, CA125 không đặc trưng cho bệnh ung thư buồng trứng. Trong một số trường hợp người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng mà chỉ số này vẫn trong giới hạn bình thường thì CA125 không được dùng.

3.2. HE4 (Human epididymal protein 4)

HE4 là một loại glycoprotein chiết xuất từ mào tinh người với trọng lượng phân tử là 11kD. So với CA125 thì HE4 là một chất chỉ điểm chính xác hơn. Trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng thì HE4 tăng trước CA125 và có độ nhạy cao hơn.

Tương tự như CA125, HE4 cũng được dùng để theo dõi đáp ứng điều trị cũng như tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng. Giới hạn bình thường của HE4 phụ thuộc vào độ tuổi của phụ nữ. Ở những người phụ nữ khỏe mạnh HE4 sẽ nhỏ hơn 70 pmol/L, hiện nay giá trị thường dùng là nhỏ hơn 150 pmol/L.

HE4 có độ nhạy khác nhau trong mỗi loại ung thư buồng trứng. Độ nhạy HE4 sẽ cao nhất ở loại ung thư buồng trứng biểu mô, thấp hơn trong ung thư buồng trứng tế bào mầm và mô đệm.

Khi kết hợp CA125 và HE4 chúng ta sẽ có được độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với việc theo dõi đơn lẻ từng chỉ số.

Xét nghiệm ung thư buồng trứng HE4 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
Xét nghiệm ung thư buồng trứng HE4 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

4. Các chẩn đoán hình ảnh

4.1. Siêu âm qua âm đạo (TVUS)

Đây là một loại xét nghiệm hình ảnh có sử dụng sóng âm để phát hiện các khối u tại cơ quan sinh sản trong đó có buồng trứng. Tuy nhiên, kết quả siêu âm qua đường âm đạo chỉ giúp bác sĩ phát hiện ra các khối u mà chưa thể kết luận đó có phải là ung thư hay không.

Siêu âm giúp sàng lọc ung thư buồng trứng
Siêu âm giúp sàng lọc ung thư buồng trứng

4.2. Các phương pháp chụp chiếu

Chụp CT vùng bụng và hố chậu (trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nhuộm có thể bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm MRI hoặc chụp X-quang thay thế).

5. Sinh thiết

Hiện nay phương pháp duy nhất để biết chắc chắn bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không là kiểm tra sinh thiết. Kiểm tra này sẽ được các bác sĩ phụ khoa thực hiện bởi chúng liên quan tới phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện lấy một số mẫu ở khu vực nghi ngờ ung thư, sau đó nó được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ thực hiện xem xét các mô được lấy này dưới kính hiển vi và kiểm tra xem nó có bị ung thư hay không.

6. Ai nên thực hiện xét nghiệm ung thư buồng trứng?

6.1. Nhóm đối tượng nguy cơ cao

Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ sau thì bạn nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng. 

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư buồng trứng: Nếu trong những người họ hàng gần với bạn mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường. Và nguy cơ mắc sẽ cao hơn nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột. Không chỉ vậy, nếu trong tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư vú, tử cung thì khả năng bạn mắc ung thư buồng trứng cũng sẽ cao hơn.
  • Khi mang trong mình những bất lợi về thai sản: Đối với những phụ nữ hiếm muộn hoặc vô sinh thì sẽ có khả năng mắc ung thư buồng trứng và sẽ cao hơn khi phải điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Bạn nên chủ động yêu cầu được làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng để loại trừ khả năng mắc bệnh.
  • Khi mắc những bệnh lý liên quan đến buồng trứng như chửa trứng, buồng trứng đa nang, u xơ…
Cần yêu cầu được làm xét nghiệm ung thư buồng trứng khi mắc bệnh lý về buồng trứng
Cần yêu cầu được làm xét nghiệm ung thư buồng trứng khi mắc bệnh lý về buồng trứng
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ung thư buồng trứng.
  • Làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm. Đối với những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại ( thuốc sâu, hóa chất nhuộm…) thì nên chủ động tầm soát ung thư.

6.2. Mắc bệnh ung thư buồng trứng đã điều trị ổn định

Bạn nên làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng định kỳ để theo dõi nguy cơ tái phát bệnh sau khi đã điều trị ổn định. Nếu các chỉ số HE4 và CA125 tăng so với giới hạn bình thường thì có thể bệnh đã tái phát. Bên cạnh đó, khi làm các xét nghiệm khám định kỳ ở những phụ nữ có nguy cơ cao, bạn nên yêu cầu được làm thêm các xét nghiệm đặc hiệu.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện xét nghiệm này để thông qua đó đánh giá sự đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh.

7. Lưu ý trước khi xét nghiệm ung thư buồng trứng

  • Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng trong thời gian 14 ngày kể từ thời điểm kết thúc kỳ kinh gần nhất.
  • Không thực hiện các xét nghiệm ung thư buồng trứng nếu bạn bệnh nhân đang điều trị các bệnh liên quan tới phụ khoa.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian từ 24 – 58 tiếng trước khi tiến hành các xét nghiệm ung thư. Điều này giúp cổ tử cung tránh bị tổn thương và tránh làm ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng kem bôi trơn âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm vì chúng khiến những tế bào bất thường bị khuất trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu sẽ mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Tiếc rằng hầu hết các trường hợp bệnh được phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều trở ngại và vô cùng tốn kém. Vì vậy bạn nên chủ động tầm soát ung thư để có những biện pháp dự phòng sớm nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7