Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối không nên bỏ qua

Ung thư phổi giai đoạn cuối đã lan rộng ra hai bên phổi, tim, mạch máu, các cơ quan trong lồng ngực và các bộ phận ở xa như xương, gan, não… Bởi vậy, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối biểu hiện khá rõ ràng. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng này qua nội dung sau đây.

XEM THÊM: 

1. Tìm hiểu về ung thư phổi

1.1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là sự tăng trưởng không thể kiểm soát của các tế bào trong phổi gây đột biến gen và hình thành các khối u ác tính. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác nhưng một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh là thuốc lá, rượu bia, mắc một số bệnh lý phổi mạn tính, nhiễm các chất độc hại, di truyền…

Ung thư phổi là bệnh lý ung thư nguy hiểm thường gặp ở cả 2 giới
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư nguy hiểm thường gặp ở cả 2 giới

1.2. Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có 4 giai đoạn, càng về sau bệnh tiến triển càng nặng và khả năng cứu sống cũng như áp dụng các phương pháp điều trị cũng hạn chế hơn.

Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn tiền ung thư, các khối u rất nhỏ và chưa có bất kỳ sự lây lan nào. Các biểu hiện bệnh trong giai đoạn này rất khó nhận biết bởi gần như người bệnh chưa có bất kỳ sự ảnh hưởng nào.

Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư vẫn ở trong mô phổi và chưa lan ra ngoài hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể. Biểu hiện bệnh của giai đoạn này thường là ho (có thể liên tục hoặc không), thỉnh thoảng có triệu chứng tức ngực. Tỷ lệ sống (trong 5 năm) cho giai đoạn này là 45 – 49%.

Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu lớn dần và lan ra các hạch bạch huyết lân cận. Biểu hiện bệnh trong giai đoạn này rõ ràng kèm nhiều triệu chứng hơn như khó thở, tức ngực, ho dai dẳng kéo dài,… Tiên lượng sống cho bệnh nhân giai đoạn 2 khoảng 30%.

Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư phát triển với kích thước lớn và xâm lấn tới các cơ quan cùng phổi. Lúc này, cơ hội sống cao nhất cho bệnh nhân chỉ còn 14%.

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư phát triển với kích thước không thể kiểm soát và lan ra xa tới các bộ phận của cơ thể. Tỷ lệ sống cho bệnh nhân giai đoạn này gần như không có, chỉ 1%.

2. Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Trong giai đoạn cuối, khối ung thư trong phổi đã phát triển khá to, các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận như xương, gan, lá lách,… Do đó các triệu chứng K phổi giai đoạn cuối không chỉ bao gồm các triệu chứng  giai đoạn đầu, mà còn có nhiều triệu chứng liên quan đến vị trí khối u di căn.

Dưới đây chính là một số triệu chứng thường gặp nhất:

2.1. Triệu chứng ở đường hô hấp

Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư phổi vẫn gặp phải các triệu chứng về đường hô hấp giống như triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu như:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng không khỏi, ho ra đờm kèm máu.
Ho ra đờm kèm máu là một trong những triệu chứng cảnh báo K phổi giai đoạn cuối
  • Đau ngực, tức ngực, khó thở khi leo cầu thang hoặc mang vác vật nặng.

Các triệu chứng này càng ngày càng nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

2.2. Triệu chứng tiêu hóa

Trong giai đoạn cuối của ung thư phổi, người bệnh thường có triệu chứng chán ăn, ăn kém, không buồn ăn uống. Thậm chí chán ăn cả những món mà trước đây mình yêu thích.

2.3. Triệu chứng về thể trọng

Đa số người bệnh đều bị sụt cân, giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này có thể do người bệnh chán ăn hoặc do sự tác động của các tế bào ung thư và khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe, sụt cân nhanh, da vàng vọt, cơ thể yếu ớt.

2.4. Hạch bạch huyết sưng to

Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư phổi sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng to ở khu vực cổ, mặt, nách, bẹn… Thường thì ở các khu vực này vẫn có các hạch bạch huyết, nhưng khi các tế bào ung thư phổi xâm lấn, di căn vào hạch sẽ khiến hạch bị sưng to và người bệnh có thể sờ nắn hạch rất dễ dàng.

2.5. Đau nhức xương

Trong giai đoạn cuối các tế bào ung thư phổi thường di căn vào xương, vì vậy mà người bệnh thường cảm thấy đau nhức xương từ bên trong, xương giòn, dễ gãy, hông, sườn, lưng bị đau nhức.

ung thư phổi giai đoạn cuối
Đau nhức xương là một trong những triệu chứng ung thư phổi di căn vào xương

2.6. Bị vàng da

Khi bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, rất có thể các tế bào ung thư đã di căn đến gan. Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: biến dạng xương ngón tay, đốt ngón tay phình to, da bong tróc, bị mốc da, đau nhức đầu.

3. Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

Điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường rất khó khăn và cho kết quả điều trị bệnh không cao. Mục đích điều trị cho bệnh nhân giai đoạn này là kiểm soát bệnh, tránh để khối u di căn rộng hơn và điều trị triệu chứng, điển hình là đau đớn do khối u gây ra.

Tuy chỉ có tiên lượng sống rất thấp, chỉ khoảng 1% nhưng với sự tiến bộ của y tế trong điều trị ung thư, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài thời gian sống nếu được điều trị với phác đồ tích cực.

Một số phương pháp bổ trợ trong điều trị bệnh ở giai đoạn muộn thường được chỉ định là xạ trị, hóa trị liệu và điều trị nhắm mục tiêu.

Hóa trị là phương pháp phổ biến nhất. Có 3 cách đưa hóa chất điều trị vào cơ thể người bệnh là tiêm hóa chất, truyền hóa chất và uống thuốc. Hóa trị sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng của các tế bào ung thư, làm triệt tiêu các tế bào ung thư. Đặc biệt, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát ung thư di căn toàn thân rất tốt so với phương pháp xạ trị hoặc phẫu thuật. Dùng phương pháp hóa trị có thể kéo dài thêm thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón…

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường phải chịu áp lực tâm lý nặng nề, dễ buông xuôi. Vì vậy, bên cạnh chăm sóc y tế, sự động viên, khích lệ của những người thân trong gia đình rất cần thiết để người bệnh sống lạc quan hơn.

4. Bệnh nhân ung thư phổi nên kiêng gì?

Ung thư phổi phải kiêng gì để bệnh nhanh hồi phục là quan tâm của nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm, thói quen bệnh nhân ung thư phổi cần tránh.

4.1. Thuốc lá

Thuốc lá được nhắc đến như một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, khói thuốc có chứa hàng nghìn chất hóa học và rất nhiều các chất có khả năng gây ung thư như nicotine, hắc ín… Khói thuốc qua họng đi trực tiếp vào phổi phá hủy cấu trúc tế bào phổi làm biến đổi gen và hình thành các khối u ác tính.

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Bệnh nhân ung thư phổi phải nói không với thuốc lá

4.2. Rượu bia

Chất cồn trong rượu bia làm gia tăng tình trạng bệnh và giảm tác dụng điều trị. Không chỉ vậy, bệnh nhân ung thư phổi thường có thể trạng yếu nên việc uống nhiều rượu bia sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong nhanh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 30% so với người bình thường và con số này là 70% ở người nghiện bia.

4.3. Các loại hải sản

Những loại hải sản như hàu, tôm, cua,.. rất tốt cho sức khỏe nhưng bệnh nhân ung thư phổi nên hạn chế ăn. Nguyên nhân được giải thích là do những loại thực phẩm này thường khó tiêu và làm tình trạng ho ở bệnh nhân xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt với những bệnh nhân ho ra máu và có đờm trắng thì nên tránh các loại thực phẩm này.

4.4. Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng chất béo axit no và lượng cholesterol cao nên nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây xơ vữa động mạch, không tốt cho tim mạch và quá trình phục hồi bệnh.

4.5. Đồ hun khói, đồ chế biến sẵn

Đồ hun khói không chỉ không tốt cho sức khỏe người bình thường mà còn có hại với cả bệnh nhân ung thư phổi. Thức ăn hun khói sẽ sinh ra tạp chất PAH – đây là loại chất có thể gây ung thư khi đốt than, củi,…để hun thức ăn.

Đồ ăn chế biến sẵn thường có nhiều chất bảo quản, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc điều trị. Một số chất bảo quản thường được sử dụng là urea, nitrat, hàn the…

4.6. Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn quá cay nóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Do tác dụng phụ và các cơn ho của ung thư phổi gây ra khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn nên nếu ăn các loại thực phẩm cay nóng sẽ rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến thể trạng người bệnh.

5. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì?

5.1. Ngũ cốc nguyên hạt

Trong ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và giúp phòng chống nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư như: vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… Đặc biệt, những loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, gạo lứt, kê, ngô… có chứa lượng lớn Vitamin B, đây chính là loại vitamin quan trọng giúp giảm triệu chứng của bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân ung thư phổi chỉ nên ăn ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến. Tuyệt đối không ăn các loại ngũ cốc đã chế biến có chứa bơ, sữa, đường sẽ không tốt cho sức khỏe.

5.2. Các loại rau cải

Rau cải có rất nhiều loại như: cải xoăn, cải bẹ, cải bắp, cải xanh cải xoong… tất cả các loại rau họ cải này đều có chứa hợp chất indole-3-carbinol và sulforaphane. Đây là những hợp chất có tác dụng chống ung thư hiệu quả và giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, những người chưa mắc ung thư phổi nếu ăn rau cải thường xuyên cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 40%.

Các loại rau cải là những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển khối u và phòng chống ung thư phổi hiệu quả

5.3. Một số thực phẩm khác

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư phổi cũng nên bổ sung các loại thực phẩm như: Đồ ăn chứa nhiều omega 3 (cá hồi, cá thu…); rau củ quả có màu đỏ (cà rốt, đu đủ, cam, ớt đỏ…); đồ ăn giàu chất folate (đậu nành, bơ, trứng…); đồ ăn giàu đạm và canxi (sữa, phô mai, sữa chua…); các loại dầu ăn thực vật tốt cho sức khỏe (dầu vừng, dầu oliu…); ăn các món súp từ thịt nạc (thịt bò, thịt gà…).

Người nhà bệnh nhân nên quan tâm đến các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng trong nâng cao thể trạng bệnh nhân, bổ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7