Cách chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Có lẽ khi chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thì chúng ta mới thấu hiểu được tận cùng của sự đau đớn mà họ đang phải trải qua. Bên cạnh nỗi đau về thể xác, những người bệnh đó còn phải chịu sự tổn thương về tinh thần, sự ảnh hưởng về tâm lý. Trong bài viết hôm nay, GHV KSol sẽ đề cập đến một số nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

XEM THÊM:

1. Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối tại nhà

Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chăm sóc về thể chất và tinh thần.
Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chăm sóc về thể chất và tinh thần.

Khi bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối được chăm sóc tại nhà cũng là lúc họ tạm dừng sự điều trị tại bệnh viện, trung tâm u bướu (do sức khỏe quá yếu, việc điều trị không mang lại kết quả…) hoặc cũng có thể đây là mong muốn, nguyện vọng của chính bản thân.

Quãng thời gian được chăm sóc tại nhà có lẽ lúc người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. Do vậy sự chăm sóc đúng cách của người thân trong gia đình chính là nguồn động viên lớn giúp họ vượt qua những ảnh hưởng nặng nề của ung thư phổi giai đoạn cuối.

1.1. Cải thiện, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của ung thư phổi cũng là lúc cơ thể người bệnh diễn ra nhiều sự biến đổi phức tạp do khối u đã di căn nhiều nơi. Lúc này, sức khỏe người bệnh rất yếu và xuất hiện thêm nhiều biểu hiện, triệu chứng rất đáng lo ngại. Do vậy, các bạn nên hiểu biết rõ về các triệu chứng này để có cách chăm sóc phù hợp.

– Rối loạn về hô hấp: ho, khó thở

Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể ho không ngừng, khó thở do khối u ung thư phổi di căn và chèn ép tới các bộ phận xung quanh.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có các triệu chứng thở nhanh, thở gấp, khạc ra máu. Khi rơi vào tình trạng này, bạn và người nhà có thể áp dụng các biện pháp sau như:

  • Đối với bệnh nhân ho mãi không dứt thì bạn cần đưa bệnh nhân tới khám bác sĩ và tuân thủ phương pháp điều trị ho theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng của triệu chứng này tới sức khỏe người bệnh. Các thuốc có thể được bác sĩ sử dụng là thuốc giảm ho long đờm, thuốc kháng sinh.
  • Nhắc nhở bệnh nhân uống đủ nước.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân (đầu kê gối cao) giúp họ cảm thấy dễ chịu, đỡ khó thở, tránh bị sặc.
  • Nếu bệnh nhân quá khó thở, gia đình có thể nhờ tới các dịch vụ lắp đặt bình thở oxy sử dụng tại nhà để giúp quá trình hô hấp của bệnh nhân không bị gián đoạn.
  • Với những bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế để bác sĩ xử lý kịp thời.

– Giảm đau cho người bệnh

Những cơn đau có thể xuất hiện liên tục với cường độ mạnh và kéo dài với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Sự đau đớn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân, nên cần thiết phải có các biện pháp giảm cơn đau cho người bệnh.

 Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thường đau đớn
 Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thường đau đớn

Có nhiều phương pháp có thể giúp người bệnh có thể giảm đau trong trường hợp này như: hóa trị, xạ trị, các thuốc giảm đau… Trong các phương pháp thì sử dụng các loại thuốc giảm đau sẽ là lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối điều trị tại nhà.

Do vậy, trước khi đưa bệnh nhân về gia đình, bạn cần trao đổi với bác sĩ về cách giảm đau cho bệnh nhân để bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý. Một số thuốc có thể được sử dụng khi bị đau như:

  • Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: paracetamol, ibuprofen, aspirin,… khi người bệnh bị đau nhẹ.
  • Các loại thuốc giảm đau trung ương mạnh như: morphin và các dẫn xuất của morphin khi bệnh nhân bị đau nghiêm trọng.
  • Một số thuốc hỗ trợ giảm đau khác như: thuốc chống trầm cảm (elavil, pamelor, norpramin), corticosteroid…

Những loại thuốc này, người nhà và bệnh nhân không nên tùy ý sử dụng mà phải theo sự chỉ định của bác sỹ. Trong quá trình sử dụng, người thân cần đặc biệt theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra và cần thông báo kịp thời cho bác sỹ được biết.

Giảm đau cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là rất quan trọng

1.2. Hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt, ăn uống

Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi giai đoạn cuối cần rất nhiều năng lượng để chống lại sự di căn của các khối u cũng như là để tăng sức chịu đựng của người bệnh trong thời kỳ nguy hiểm này.

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là chìa khóa giúp người bệnh tăng cường sức khỏe của bản thân hơn:

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh: 4 nhóm cần thiết trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh vẫn là:

  • Tinh bột: các loại gạo, ngũ cốc.
  • Protein, chất béo: sữa, thịt, trứng, cá.
  • Vitamin và khoáng chất: rau xanh, hoa quả, trái cây tươi.

– Cách nấu các món ăn nên ninh nhừ cho mềm, đun sôi kỹ giúp người bệnh dễ nhai, nuốt. Bên cạnh đó, có thể cho thêm một số loại gia vị để tăng độ hấp dẫn, hợp khẩu vị của người bệnh.

Bên cạnh sự khó khăn trong vấn đề ăn uống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thì chuyện sinh hoạt hàng ngày cũng bị rất nhiều ảnh hưởng.

Người bệnh có thể không tự chăm sóc hay làm vệ sinh cá nhân, tắm giặt được, do đó thì sự giúp đỡ của người thân là cực kỳ cần thiết. Chỉ cần bằng những sự quan tâm, chăm sóc ân cần hàng ngày là bạn đã có thể giúp họ vượt qua được sự khó khăn trong sinh hoạt đời thường đấy.

Không những vậy, bạn có thể giúp người thân của mình vận động nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, tránh nằm lâu một chỗ gây bí bách, khó chịu cho người bệnh.

1.3. Chăm sóc, động viên tinh thần cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Khó khăn chồng chất khó khăn là điều dễ dàng nhận thấy ở những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, khi mà thời gian sống của họ không còn nhiều nữa.

Bên cạnh sự đau đớn, mệt mỏi về thể xác thì người bệnh có thể sẽ dằn vặt, tiếc nuối nhiều thứ trong cuộc sống. Tất cả những yếu tố này càng làm cho tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Do vậy, sự động viên đối với người bệnh lúc này là rất quan trọng, có thể là “liều thuốc tinh thần” giúp tăng cường hiệu quả điều trị ung thư phổi.

Những câu nói khích lệ tinh thần, truyền cảm hứng dường như có thể tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh, giúp họ dũng cảm hơn để đối diện với thử thách cam go này.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối tại bệnh viện

Tại bệnh viện, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ được các bác sĩ và các nhân viên y tế chăm sóc đầy đủ về cải thiện triệu chứng hơn là so với tại nhà. Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối tại bệnh viện có thể là:

  • Xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
  • Sử dụng các trang thiết bị, máy móc để giúp bệnh nhân thở tốt hơn.
  • Tiến hành hút dịch ở phổi, dẫn lưu màng phổi trong các trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi.
  • Giảm đau cho bệnh nhân bằng các phương pháp như: hóa trị, xạ trị, kê đơn các loại thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng bệnh nhân…
  • Đặt ống sonde giúp đưa thức ăn vào đường tiêu hóa trong trường hợp bệnh nhân không ăn uống được.
  • Sẵn sàng cấp cứu trong những trường hợp nghiêm trọng.
  • Chăm sóc tâm lý, động viên tinh thần cho người bệnh.

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về cách chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Để tìm hiểu thêm thông tin về ung thư phổi hoặc tư vấn giải pháp nâng cao thể trạng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư phổi vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn để được tư vấn kỹ lưỡng.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7